Tiêm chủng cúm và thảo mộc Trung Hoa, phương pháp nào đáng tin cậy hơn?
Tiến sĩ Jefferson nói rằng ông “không thấy có bất cứ lý do gì” để chủng ngừa cảm cúm cho bất kỳ ai và rằng hầu hết các nghiên cứu vắc-xin cúm chỉ là ‘lãng phí’.
Tôi lái xe quanh thị trấn và bắt gặp rất nhiều thông báo tiêm ngừa cúm gần như ở mọi hiệu thuốc trong thời gian gần đây. Tôi tự hỏi tại sao tiêm phòng cúm lại trở nên cần thiết? Nếu là ở Đài Loan hay Trung Quốc, tôi sẽ thấy những biển hiệu ghi rằng: “Bán thảo mộc trị cảm cúm”. Tôi đã bỏ lỡ điều gì chăng hay là tiêm thuốc chống cảm cúm cần được quan tâm nhiều hơn việc tập luyện cho sức khỏe tốt? Tôi quyết định làm một số nghiên cứu.
Tôi đã tìm thấy thông điệp này từ Tiến sĩ Tom Jefferson, nhà dịch tễ học người Anh, người đứng đầu nghiên cứu vắc-xin cho Cochrane Collaboration. Tiến sĩ Jefferson nói rằng ông “không thấy có bất cứ lý do gì” để chủng ngừa cảm cúm cho bất kỳ ai. Ông lập luận rằng tiêm chủng không thể cứu lấy cuộc sống, và rằng hầu hết các nghiên cứu vắc-xin cúm chỉ là ‘lãng phí’.
Các loại thảo mộc Trung Hoa được dùng cho cả nam và nữ. Hàng trăm ngàn người cũng đã sống sót sau bệnh cúm trong nhiều thế kỷ, trên khắp Trung Quốc nhờ sử dụng các loại thảo mộc như loại thuốc chính. Tuy nhiên, tôi muốn tìm một số dữ liệu khách quan về chích ngừa cúm. Hay chính xác hơn là các nghiên cứu mà không được thực hiện bởi các công ty tài trợ nhằm kiếm lời từ vắc-xin cúm.
Tổ chức quốc tế Cochrane Foundation là một trong những cơ quan cung cấp dữ liệu đáng tin cậy. Họ xem xét hàng ngàn nghiên cứu có liên quan từ khắp nơi trên thế giới và đối chiếu kết quả. Trong trường hợp này, Tiến sĩ Tom Jefferson là nhà dịch tễ học và nhà nghiên cứu hàng đầu về vắc-xin cúm. Kết luận của ông được xuất bản trên tạp chí Lancet ngày 26/2/2005.
“Chúng tôi ghi nhận, không có bằng chứng thuyết phục cho thấy vắc-xin có thể làm giảm tỷ lệ tử vong, nhập viện, các biến chứng nghiêm trọng và việc lây truyền cộng đồng của bệnh cúm. Trái với hiệu quả của điều trị y tế thông thường, vắc-xin dường như không làm giảm nguy cơ tử vong liên quan đến cúm ở người cao tuổi.”
Các đánh giá viên tốt nhất của Cochrane có đồng thuận điều này: “Vắc xin hiệu quả trong việc giảm…nghỉ học”.
Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) khuyên dùng vắc-xin cúm cho trẻ 6 – 23 tháng tuổi bởi vì chúng có xu hướng bị nhiều biến chứng hơn trong một lần cúm. Tuy nhiên, cũng không có bằng chứng hỗ trợ khuyến nghị này.
Những nhà phê bình tại Cochrane thấy rằng vắc-xin ít ảnh hưởng đến viêm phế quản, nhiễm trùng tai và nhập viện so với những đứa trẻ tiêm vắc-xin giả dược. Có vẻ như, các khuyến nghị của CDC là vô trách nhiệm. Vì thực tế là chỉ có hai nghiên cứu liên quan đến trẻ nhỏ, kết quả không tìm thấy lợi ích nào và tác dụng phụ của các loại vắc-xin lên trẻ sơ sinh cũng chưa rõ rệt.
Bởi vì dưới 10% trường hợp tử vong trong mùa đông là có thể liên quan đến bệnh cúm vào mỗi năm trong suốt ba thập kỷ của nghiên cứu này, các tác giả kết luận rằng lợi ích của việc tiêm chủng cho người cao tuổi đã được đánh giá quá cao.
Riêng tôi, tôi sẽ gắn bó với các loại thảo mộc Trung Hoa và cũng không cần tiêm chủng cúm.
An Nhiên – Theo Epoch times