Thắp nến tại Washington DC nhớ ngày 20/7: Pháp chính thiên địa
Ngày 14/7/2016, khi màn đêm buông xuống, mọi ồn ào tan biến, trời và đất như hòa làm một khi hơn 1.000 học viên Pháp Luân Công tề tụ ở thủ đô Washington DC, Mỹ để thắp lên ngọn nến tưởng niệm những con người vì giữ vững lương tâm và niềm tin, duy hộ chân lý vũ trụ “Chân Thiện Nhẫn” mà bị bức hại cho đến chết.
Âm nhạc và lời ca đẹp đẽ, sâu lắng đã kể lại quãng đường chông gai mà các học viên Pháp Luân Công đã đi qua suốt 24 năm, từ lúc mới đầu tu luyện, hồng truyền Đại Pháp cho đến khi bước đến quảng trường Thiên An Môn phản bức hại, giảng rõ chân tướng, thức tỉnh con người thế gian bị những lời dối trá của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lừa gạt. Hơn hàng nghìn ngọn nến xếp thành 4 chữ lớn “Pháp Chính Thiên Địa”, tạo thành khung cảnh trang nghiêm thần thánh ở trước đài tưởng niệm Lincoln trắng như bạch ngọc, được tạc theo kiểu Thần điện Hy Lạp cổ.
Cát Mẫn, người phụ trách hoạt động thắp nến tưởng niệm trong đêm nói, “Ngày 20/7/1999, Giang Trạch Dân, độc tài ĐCSTQ đã sử dụng bộ máy và giới truyền thông trong tay, lợi dụng cảnh sát vũ trang, đặc vụ, nhà tù, trại lao động cải tạo, thậm chí cả bệnh viện tâm thần để bắt đầu cuộc bức hại xưa nay chưa từng có đối hơn hàng trăm triệu học viên Pháp Luân Công tu luyện ‘Chân Thiện Nhẫn’. Đối diện với trường bức hại tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại này, các học viên Pháp Luân Công đã không dao động, cũng không khuất phục, trước sau ôm giữ tấm lòng đại thiện đại nhẫn mà giảng rõ sự thật với con người thế gian một cách hòa bình lý trí, kiên định và giữ vững niềm tin vào ‘Chân Thiện Nhẫn'”.
“17 năm nay, mọi người ban đầu từ không hiểu Pháp Luân Công bởi những bịa đặt một chiều mà giới truyền thông Trung Quốc lan truyền rộng rãi cho các hãng thông tấn nước ngoài. Đến nay, họ đã nhận thức được Pháp Luân Công là một đoàn thể tu luyện hòa bình, giới truyền thông chủ lưu phương Tây cũng đã đưa tin hàng loạt về việc chính quyền Trung Cộng mổ cắp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công. Sự chuyển biến tích cực này đến từ việc vô số học viên Pháp Luân Công trong nhiều năm qua đã vượt qua bao gian khổ cùng cực, cũng như đã hy sinh bản thân mình, tạo dựng uy đức của đệ tử Đại Pháp, kiến lập tấm gương đạo đức to lớn soi sáng nghìn cổ cho nhân loại. Từ năm 2000 cho đến nay, hoạt động thắp nến tưởng niệm được tổ chức hàng năm ở Washington DC đều ghi lại thiên sử cảm động trời đất mà các đệ tử Đại Pháp dùng sinh mệnh để viết nên này”.
Trong lúc diễn ra hoạt động thắp nến tưởng niệm, Doãn Lệ Bình và Triệu Tố Hoàn, đều là học viên Pháp Luân Công đến từ tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc đã lần đầu gặp lại nhau sau 15 năm xa cách. Tháng 10/2000, hai người lần lượt bị bắt và giam giữ phi pháp tại trại lao động cải tạo Mã Tam Gia, do vậy mà họ quen biết nhau. Ngay thời khắc gặp lại, Triệu Tố Hoàn chỉ có thể từ giọng nói của Doãn Lệ Bình mà nhận ra người bạn cùng chung hoạn nạn năm xưa.
“Doãn Lệ Bình mà tôi quen biết, thân hình cao ráo mảnh mai, rất xinh đẹp. Hôm nay, nhìn thấy hình dáng của cô ấy, quả thật tôi không tài nào nhận ra được. Tôi có thể hình dung được rằng cô ấy từng phải trải qua ma nạn lớn như thế nào”.
“Trong đêm tối bị bức hại thảm khốc nhất đó, cô ấy (Triệu Tố Hoàn) bị bọn tay sai đánh đập trong phòng vệ sinh, ép buộc từ bỏ tu luyện. Sáng hôm sau, khi tôi nhìn thấy cô ấy, tôi không dám tin vào mắt của mình nữa, phần đầu của người ta sao lại có thể bị đánh sưng to đến như vậy, dường như lớn thêm một cỡ, con mắt bầm tím giống như con gấu trúc, khắp người đều sưng phù. Cai ngục còn không cho phép bất kỳ ai giúp đỡ cô ấy. Một chiếc khăn lông của cô ấy đã trở thành vật dụng “nhiều công năng”, vừa dùng để băng bó bắp đùi bị bọn tay sai đánh bị thương và dùng chân đá nát, khi rửa mặt, khi đến thời kỳ kinh nguyệt, cô ấy cũng là dùng chiếc khăn đó”.
Doãn Lệ Bình nói, “có thể may mắn sống sót giống như 2 người chúng tôi đây, có thể từ trong thập tử nhất sinh mà bước ra, quả thật sự không có được mấy người”. Năm đó, cô đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân” còn chưa đến 4 lần, đã bị cuốn vào trong cuộc bức hại tàn khốc, rợp trời dậy đất này. Bản thân cô giống như vô số học viên Pháp Luân Công lương thiện khác. Trong trải lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, các học viện Pháp Luân Công là Trâu Quế Vinh, Tô Cúc Trân, Vương Kiệt bị nhốt chung với Doãn Lệ Bình và Triệu Tố Hoàn đều bị tra tấn đánh đập cho đến chết. Trong đó, Vương Kiệt đã chết trong vòng tay của Doãn Lệ Bình.
Vương Xuân Ngạn, học viên Pháp Luân Công đến từ Đại Liên, lần đầu tiên than giam đêm thắp nến tưởng niệm lớn như vậy, tâm cô xúc động, không giữ nổi bình tĩnh. Trong lúc trò chuyện, cô nghẹn ngào rơi nước mắt, đưa lên di ảnh của một học viên Pháp Luân Công trên tay, nói: “Người này là Tôn Liên Hà đồng tu bên cạnh tôi, cô ấy là một bác sĩ, cũng là hàng xóm của tôi. Cô ấy là học viên Pháp Luân Công đầu tiên ở thành phố Đại Liên bị bức hại đến chết”.
“Bản thân tôi đã 2 lần bị giam trong nhà tù, bị bỏ tù oan suốt 7 năm, chồng của tôi đã chết trong cuộc bức hại này, bên cạnh tôi có 19 học viên Pháp Luân Công đều bị bức hại đến chết. Bởi vì họ làm người tốt nhưng lại gặp phải nạn diệt chủng này, nên đây là sự sỉ nhục đối với ‘Chân Thiện Nhẫn’ và đạo đức nhân loại”.
Những gian khổ bao năm qua mà các học viên Pháp Luân Công thuật lại kể từ khi bắt đầu cuộc bức hại vào ngày 20/7/1999, được gói gọn trong lời khai mạc của đêm thắp nến tưởng niệm, “17 năm, trong dòng sông dài của lịch sử nhân loại, ngắn ngủi như hoa quỳnh sớm nở tối tàn. 17 năm, ngày hè nóng bức cũng như trời đông rét lạnh, trong hành trình nhân sinh bao la, lại là thời gian của một đời người. Trong vũ trụ bao la, ánh sáng mà sinh mệnh đang khao khát, hy vọng đã được gieo rải trong vũ trụ. Mỗi một ánh nến đều tựa như từng giọt từng giọt nước mắt tuôn rơi, kể lại cuộc bức hại tàn khốc nhất đối với chính tín, tà ác nhất đối với thiện lương trong lịch sử nhân loại. Mỗi một ánh nến đều là ánh sáng dùng sinh mệnh thắp nên, rực rỡ trơ trọi xua đi màn đêm đen tối”.
Khung cảnh thần thánh cảm động lòng người của đêm thắp nến tưởng niệm đã thu hút lượng lớn du khách đến trước đài tưởng niệm Lincoln quan sát, chụp ảnh, tìm hiểu chân tướng Pháp Luân Công.
“Đây là một cuộc tụ họp quy mô lớn, khung cảnh vô cùng mỹ diệu và rung động lòng người”. Ada là du khách đến từ Ba Lan, cô và người nhà ngồi trên thềm đá, lặng lẽ theo dõi, và chăm chú đọc thông tin trên tài liệu chân tướng.
Cô nói: “Mỗi người đều cần được có tự do tín ngưỡng, nhưng ở Trung Quốc, chính phủ không cho phép mọi người tự do sở hữu và chia sẻ tín ngưỡng của họ, điều này thật là quá đáng. Họ thậm chí còn mổ sống người dân để cướp nội tạng, tôi thật sự không biết phải dùng ngôn ngữ gì để hình dung sự tàn bạo của chính phủ này”.
Greg, kỹ sư vi tính đến từ bang Utah, đi ccùng người nhà đến du lịch ở Washington DC, buổi tối hôm đó cả nhà tản bộ đến đài tưởng niệm Lincoln, khung cảnh trước mắt khiến họ ngừng chân lại. “Khung cảnh này thật sự khiến người ta cảm động, có một thứ gì đó chạm đến nơi sâu thẳm trong tâm hồn, tôi có thể cảm nhận được tâm thái hòa bình và dũng khí của họ (các học viên Pháp Luân Công). Họ tận dụng buổi gặp gỡ này để chia sẻ trải nghiệm và tín ngưỡng của mình, để giúp mọi người biết rõ được cuộc bức hại khủng bố đang xảy ra ở Trung Quốc, điều này thật sự rất tốt”.
“Mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công, điều này quả thật quá kinh khủng, quá tồi tệ! Tôi trước đây tôi từng nghe nói qua, chính quyền Trung Cộng đều sẽ tiến hành trấn áp đối với bất cứ dân chúng có tinh thần tín ngưỡng nào”. Cameron Hubneke đến từ Florida chia sẻ, “mọi người trên toàn thế giới đều cần phải biết được cuộc bức hại này để cùng cất lên một tiếng nói chung ủng hộ các học viên Pháp Luân Công, mau chóng kết thúc cuộc bức hại tàn bạo này“.
Theo zhengjian.org