Thăng hoa trong nghệ thuật: Nghệ thuật và đạo đức (P.1)
Trong nghệ thuật hiện đại tồn tại một loại quan niệm: “Nghệ thuật là chủ quan, không có tiêu chuẩn tuyệt đối tốt và xấu”, gắn liền cùng với nó là hệ tư tưởng: “Sáng tác nghệ thuật là tự do, không nên chịu ước thúc bởi điều gì”. Điều đó liệu có đúng?
Quả thật, trong trào lưu của nghệ thuật đương đại, bất luận là từ nội dung, phương thức biểu diễn, có thể nói là không có gì kiêng dè, rất nhiều là xu thế “ngôn ngữ không khỏi giật mình”. Bất kỳ vấn đề gì gây tranh cãi, một khi nhuốm màu nghệ thuật, liền được nhìn với con mắt khác, liền được bao che; bất kỳ những gì kỳ quái, cũng có thể ‘canh tân’, ‘đột phá’ dưới danh nghĩa “lý giải” và ra sức tôn sùng.
Mọi người chính vì xem mà không hiểu loại nghệ thuật “bí hiểm” này, không thể không tò mò, cố gắng tìm hiểu và thể ngộ một chút. Nhà phê bình nghệ thuật có thể càng vắt óc tìm mưu kế, tìm ra một số chi tiết phù hợp với lối suy nghĩ logic hiện đại, phối hợp với truyền thông tuyên tuyền, từ đó về sau tạo nên một trường phái mới.
Tuy rằng trong nghệ thuật hiện đại cũng có kỹ xảo, thẩm mỹ hoặc tác phẩm có ý nghĩa chính diện, nhưng mà xu thế phát triển của nghệ thuật quả thật đi theo hướng không có tiêu chuẩn, trong trạng thái lẫn lộn mờ mịt về giá trị.
Đối diện với nghệ thuật hiện đại, rất nhiều người cũng không phải thật sự yêu thích và cảm động xuất ra từ nội tâm. Nhưng trào lưu như thế, nên cũng thuận theo mà tiếp nhận vậy. Hơn nữa cho dù là nghiên cứu học thuật hay là sáng tác nghệ thuật, nếu không đọc lướt một ít lý luận hoặc thủ pháp hiện đại, thì e ngại bị coi là phái cố chấp bảo thủ.
Khi tôi học ở Pháp từng làm việc cùng một vị giáo sư giảng dạy về âm nhạc và hội họa, khi ông thư giãn thường bật nhạc Mozart, thì tôi liền nghĩ đến việc ông ở trên lớp thao thao bất tuyệt về âm nhạc hiện đại, bèn hỏi ông: “Thưa giáo sư, sao ngài không nghe âm nhạc hiện đại?”. Câu trả lời của ông là: “Ôi, ta chịu đủ âm nhạc hiện đại rồi”.
Ví dụ chân thật kia có thể chứng minh mọi người đối với “nghệ thuật” đã hoàn toàn mất đi khả năng đánh giá. Thời tôi đảm nhiệm dạy trung học, trong phòng học mỹ thuật từng có một con chuột phá hoại, lúc ấy trường học cấp cho một miếng dính chuột, tôi đặt ở trước đó một ít bánh ngọt làm mồi nhử.
Một học sinh mới vừa bước vào lớp, nhìn thấy trên bục giảng để bản keo dính chuột, liền hỏi: “Thưa thầy, tác phẩm này của ai vậy?”. Tôi không nhịn được cười to, “thưởng thức” một chút tác phẩm tấm keo dính chuột, thật là có chút hương vị nghệ thuật hiện đại.
Như vậy nghệ thuật rốt cuộc có hay không tiêu chuẩn hoặc giá trị phổ quát?
Trong quá khứ, mỗi người cũng biết nghệ thuật theo đuổi chính là “Chân, thiện, mỹ”. Từ nguyên nghĩa của thuật ngữ “mỹ thuật tạo hình”, tiêu chuẩn cũng hết sức minh xác. “Mỹ thuật tạo hình” tiếng Anh gọi là Fine Arts (tiếng Pháp là Beaux Arts), trong đó ‘art’ có nguồn gốc từ ‘ars’ trong tiếng Latin, có nghĩa là “kỹ xảo”, “tay nghề”. ‘Fine’ có hàm ý là tốt đẹp, tinh xảo, thiện. Vậy nên mỹ thuật tạo hình hẳn là “tạo ra một kỹ nghệ tinh xảo, tốt đẹp”. Mà tài nghệ (art) là khó khăn, cũng chính là có yêu cầu “kiến thức cơ bản”. Còn nghệ thuật biểu diễn tốt đẹp, biểu hiện thiện, biểu hiện chân thật hoặc chân lý, khiến người khác vui mừng thăng hoa, cho nên có tác dụng giáo hóa.
Từ quy luật vũ trụ mà nhìn, bất luận là cái gì thuận theo quy luật vũ trụ, tự nhiên, thì mới có thể lâu dài. Chính là điều gọi là người thuận lòng trời thì hưng, người chống lại trời thì vong. Nghệ thuật là một sản phẩm của văn hóa nhân loại trong vũ trụ, cũng có thể phù hợp với tự nhiên, phù hợp với nhân tính (bao gồm sinh lý và tâm lý cảm thụ), mới có thể lâu dài, mới có thể vượt qua thời không cảm động con người ở các thời đại khác nhau.
Nguyên tắc mỹ học cổ đại (cân đối, hài hòa, tỉ lệ, tiết tấu…) đều là phù hợp với quy luật tự nhiên. Có thể trào lưu nghệ thuật hiện đại không ngừng đổi mới, nhưng lại có thọ mệnh ngắn ngủi. Hiện nay, ở đâu có được một tác phẩm có thể nói là bất hủ đây?
Một lần nữa nhìn lại các tác phẩm kinh điển trong quá khứ, cho dù là điêu khắc Hy Lạp cổ, các tác phẩm văn hóa phục hưng… cho đến các tác phẩm nghệ thuật truyền thống Trung Quốc, chúng ta đều có thể tìm thấy những phẩm chất nhất định. Ví dụ:
– Chặt chẽ cẩn thận, chuẩn xác hoặc lý tính, logic;
– Phù hợp nhân tính, tình cảm biểu đạt vừa phải, vui mà không thái quá, đau mà không thương.
– Phù hợp quy luật tự nhiên (hài hòa, thống nhất, tiết tấu, cân đối, đối xứng, tỉ lệ…)
– Lý tưởng hóa; thái vu tồn tinh (bỏ rườm rà còn lại tinh tế), thể hiện “Chân, thiện, mỹ” .
– Giàu nội hàm, thể hiện ra sự tu dưỡng của văn nghệ sĩ.
– Sang hèn cùng hưởng, ngay cả phụ nữ và trẻ em cũng đều được nói đến, như những bài thơ của Lý Bạch, âm nhạc Mozart.
Những phẩm chất này thể hiện ra không chỉ là người có khả năng thưởng thức cái đẹp cảm nhận thấy, mà nó giống như sức hút của người có mỹ đức, khiến người khác khâm phục và gần gũi, thậm chí khiến người khác thăng hoa, đây cũng chính là giá trị nghệ thuật chân chính.
Các mức độ khác nhau của nghệ thuật
Nhìn từ biểu hiện nội hàm của các tác phẩm nghệ thuật, cũng có cảnh giới phân chia cao thấp. Tuy rằng “cảnh giới”, “đẹp xấu” hoặc “bức tranh đẳng cấp” không thể định lượng đánh giá, nhưng mà tồn tại nhận thức phổ quát cơ bản mà không có chút tiêu chuẩn nào; mà phân chia “cảnh giới” cũng là cùng một nhịp thở với giá trị đạo đức.
Cảnh giới cao nhất: Theo đuổi vĩnh hằng
Cho dù là ở Đông phương hay Tây phương, cảnh giới nghệ thuật cao nhất chính là theo đuổi vĩnh hằng. Loại chân lý vĩnh hằng này có thể được cụ thể hóa thành Thần Phật và Thiên đường; hoặc cách gọi trừu tượng hóa là “Đạo” hoặc “Pháp”. Vậy nên người phương Đông coi trọng “Thiên nhân hợp nhất”, cầu Pháp tìm Đạo.
“Đạo” hoặc “Pháp” tựa như căn bản của vận hành sinh diệt của vũ trụ, vô tư không tỳ vết, mênh mông cuồn cuộn khôn cùng, bao dung hết thảy. Nó siêu việt vượt xa tình cảm của nhân loại, nhưng bởi vì con người cũng ở trong đó, cho nên người ta cũng có thể cảm giác thấy. Bởi vậy trong hội họa Đông phương cho dù không trực tiếp biểu hiện Thần Phật, cũng thường xuyên ẩn hàm những triết lý tu luyện.
Ở phương Tây, triết gia Hi Lạp cổ đại Plotinus (khoảng 205-270) cho rằng: Chân thiện mỹ hợp nhất nơi Thần, mà Thần chính là khởi nguồn. Cho nên văn nghệ sĩ phương Tây trực tiếp lấy thủ pháp để biểu hiện giống như Thần hoặc thế giới thiên đường, đại biểu cho sự vĩnh hằng, tối cao, hoàn hảo. Tác phẩm nghệ thuật Tây phương vĩ đại nhất, gần như đều xuất từ cung điện của Thần.
Nhà triết học Hy Lạp Plato từng nói rằng: “Linh hồn của mỗi người từng nhìn thấy sự chiếu rọi của thế giới vĩnh hằng, có người nhìn thấy trần thế đẹp, liền nhớ lại thượng giới đẹp… Một số người mỗi khi nhìn thấy sự vật thượng giới tại hạ giới, liền kinh ngạc vui mừng không thể tự kiềm chế…”.
Plato cho rằng linh hồn đều là đến từ “thế giới vĩnh hằng chân thực” (thế giới của thần). Còn sự vật nhân gian tốt đẹp, là ở thiên đường đã sớm tồn tại nhân gian “mô phỏng”. Bởi vậy theo nghĩa rộng, nếu nghệ thuật nhân gian có thể khiến con người nhớ lại hoặc cảm nhận được vẻ đẹp của thượng giới, tức là có thể khơi dậy Thần tính, dẫn dắt người ta trở về lúc ban đầu, với bản tính hồn nhiên thuần tịnh nhất, khiến người ta tịnh hóa hồi thăng, nghệ thuật như vậy chính là cảnh giới nghệ thuật cao nhất.
Đạt tới loại cảnh giới nghệ thuật này cũng hiếm thấy, trong nghệ thuật đương đại lại càng hiếm. Mấy năm gần đây có “đoàn nghệ thuật Shen Yun” lưu diễn khắp nơi trên thế giới, đây là nghệ thuật đương đại hiếm thấy mà có thể diễn xuất đạt tới cảnh giới nghệ thuật như vậy. Ngoại trừ những cảm thụ bởi thính giác, thị giác bên ngoài, rất nhiều người cảm nhận được tịnh hóa bởi những tín tức Thần thánh, cảm giác rung động sâu sắc. Chính là giống như nhà làm phim điển ảnh, N. Kahn nói: “Nếu đây là thiên đường, xin vui lòng hãy đưa tôi đi”.
Tầng mức tiếp theo: Tinh thần cao thượng
Thời kỳ văn hóa phục hưng Châu Âu nhận thức cơ thể người, con người tuy là do Thượng Đế tạo ra, nhưng cũng là chủ thể của thế gian, con người lấy tư tưởng tình cảm của mình đi nhận thức Thần và tự nhiên, trong trần gian vui buồn ly hợp mà tôi luyện sinh mệnh, tích lũy kinh nghiệm đáng quý.
Bởi vậy nghệ thuật liền từ ca tụng Thần và Thiên đường kéo dài đến trần gian tốt đẹp, chính là nhân sinh tôn quý quang vinh, tình cảm cao thượng, lại thêm phẩm chất đạo đức, công lý và các giá trị phổ quát.
Nhưng giống như hí kịch, nội dung thuận buồm xuôi gió thì vở kịch sẽ không hấp dẫn người ta, thông thường trong nhiều khó khăn và nghịch cảnh trải qua bao gian khổ và khảo nghiệm, kính động năng lượng sinh mệnh mới rung động lòng người.
Cho nên rất nhiều tác phẩm nghệ thuật dựa theo các sự tích về anh hùng, vĩ nhân lấy trong tài liệu, biểu hiện nhân tính thiện, giao chiến cùng cái ác, trong nghịch cảnh nhân tính cao thượng sáng chói, xung đột trong quá trình thăng hoa tư tưởng mà biến mất, trở thành ngọn đèn mãi mãi khích lệ lòng người.
Bởi vì phẩm chất đạo đức, trí tuệ và dũng khí giao cho nhân loại càng thêm tôn nghiêm và vinh hiển, khiến nhân loại từ bình thường tăng tới siêu phàm. Mà thông qua rèn luyện nghệ thuật, tính mệnh cùng giá trị con người càng được kéo dài tới bất hủ.
Ngoài ra, thiên nhiên tráng lệ, vô hạn, thần bí và không thể nắm giữ cũng là một lực lượng cao nhã khiến con người thăng hoa, người ở trong đó từ cảm thụ nhỏ bé, bất chợt dâng trào một niềm kính sợ và lòng khiếm tốn, vượt qua bản thân đồng thời mở rộng tâm tình cùng nhãn giới. Cho nên, thiên nhiên vĩnh viễn là bản mẫu nghệ thuất tốt nhất của nhân loại.
Mức thứ ba: Biểu hiện bản thân
Văn nghệ sĩ trong từng tác phẩm, tất nhiên có chứa thông tin về bản thân. Từ trải nghiệm nhân sinh của tác giả, tư tưởng, cảm thụ, đến thái độ và thói quen sáng tác, đều là nhân tố trọng yếu giúp hình thành nên phong cách cá nhân cho tác phẩm. Nói cách khác, “bản thân” tác giả sớm đã ở trong tác phẩm. Theo lời cổ nhân thì chính là “Họa như kỳ nhân”, “Tự như kỳ nhân”.
Văn nghệ sĩ khi sáng tác thể hiện tài hoa, tư tưởng hoặc tình cảm, và câu thông với khán giả, cũng là đạo lý hiển nhiên. Nhưng mà tâm thái và động cơ khác nhau sẽ tạo thành hiệu quả khác nhau. Ví như lập dị quái đản, mị thái, chắc chắn sẽ không cảm động bằng sự biểu lộ tự nhiên chân thật.
Cái gọi là “biểu hiện bản thân”, ở trong nghệ thuật sáng tác còn cường điệu “sáng tạo tính độc đáo”, cũng là chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa lãng mạn ra đời và phát triển sau đó. Đặc biệt nếu vứt bỏ đi phái ấn tượng tả thực khách quan, “phong cách cá nhân” càng ngày càng được cường điệu, cuối cùng trở thành tiêu chuẩn bình luận giá trị tác phẩm.
Trong các tác phẩm sau thế kỷ 20, rất nhiều văn nghệ sĩ cố ý vứt bỏ truyền thống, vì cách tân mà cách tân, vì biểu hiện mà biểu hiện, vắt óc tìm mưu kế lập dị. Biểu hiện bản thân dưới tình huống như thế, liền dễ dàng khiến cá nhân rơi vào mê hoặc, hoặc đi theo cực đoan, đến nỗi khó có thể đồng cảm.
Cái gọi là “Bản thân” cũng phải xem là dạng bản thân gì, là bệnh trạng suy sút gì? Lòng dạ hẹp hòi? Cuồng vọng kiêu căng? Hay là quang minh lỗi lạc, thân thiện giúp người? Giống như người có phẩm đức, nếu nghệ thuật sáng tác là vì cầu danh cầu lợi, lấy lòng mọi người, sao có thể cao thượng đây? Làm sao có thể thực sự cảm động lòng người đây?
- Xem tiếp phần 2: Nghệ thuật và đạo đức là cùng một nhịp thở
Bảo An, theo epochtimes.com