Tập Cận Bình lo ngại Giang Trạch Dân sẽ chết trong lễ duyệt binh mừng Quốc khánh 1/10

23/09/19, 14:37 Trung Quốc
Cuộc duyệt binh diễn ra vào tháng 9/ 2015 tại quảng trường Thiên An Môn, một số nguyên lão đã đến để "cổ động".
Cuộc duyệt binh diễn ra vào tháng 9/ 2015 tại quảng trường Thiên An Môn, một số nguyên lão đã đến để "cổ động". (Ảnh: Getty Images)

Để chuẩn bị cho ngày quốc khánh 1/10 sắp tới, Tập Cận Bình dự định mời các nguyên lão đến tham dự lễ duyệt binh tại quảng trường Thiên An môn, nhưng lại lo sợ tình trạng sức khỏe của Giang Trạch Dân không đảm bảo, trong tình huống xấu có thể chết ngay tại hội trường.

Đài phát thanh Pháp RFI ngày 17/9 đã đưa tin, trong dịp tết Trung thu, Tập Cận Bình đã đến nhà thăm hỏi các cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tặng bánh trung thu đồng thời xem xét tình trạng sức khỏe để mời họ tham gia lễ duyệt binh vào ngày 1/10 và một loạt các hoạt động khác.

Cuộc duyệt binh diễn ra vào tháng 9/ 2015 tại quảng trường Thiên An Môn, một số nguyên lão đã đến để "cổ động".
Cuộc duyệt binh diễn ra vào tháng 9/ 2015 tại quảng trường Thiên An Môn, một số nguyên lão đã đến để “cổ động”. (Ảnh: Getty Images)

Lễ duyệt binh của ĐCSTQ thường được cho là thể hiện sự trung thành của quân đội ĐCSTQ đối với Chủ tịch Quân ủy, nâng cao uy tín cá nhân, và sự kiện lần này cũng không ngoại lệ. 

Theo thông tin của RFI, Tập Cận Bình muốn mời các cựu lãnh đạo ĐCSTQ đến quảng trường Thiên An Môn để quan sát lễ duyệt binh, nhưng bởi vì tình trạng sức khỏe của Giang Trạch Dân và Tống Bình không được tốt, đến lúc đó chưa chắc đã có thể lên sân khấu.

Tống Bình năm nay 102 tuổi, ông là cựu lãnh đạo của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, cũng là thành viên cao tuổi nhất của ĐCSTQ. Tống Bình được cho là kẻ thù nguy hiểm của Giang Trạch Dân.

Năm nay Giang Trạch Dân đã 93 tuổi, kể từ lần duyệt binh năm 2015, ông đã không xuất hiện trong vòng 2 năm. Mãi cho đến khi khai mạc đại hội 19 của ĐCSTQ, Giang Trạch Dân mới xuất hiện trở lại. 

Vào thời điểm đó, truyền thông của Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đưa tin, nói trong đại hội 19, Tập Cận Bình đã đặc biệt chuẩn bị một “phương án tử vong” cho Giang Trạch Dân, nếu Giang đột nhiên chết ở hội trường, thì mọi người cũng đã có sự chuẩn bị từ trước.

Cảnh ông Giang Trạch Dân được đỡ vào hội trường Đại hội 19.
Cảnh ông Giang Trạch Dân được đỡ vào hội trường Đại hội 19. (Ảnh: SunStar)

Tin đồn “chết đi sống lại” của Giang Trạch Dân không ngừng được truyền ra

Kể từ khi đài Á Châu TV (ATV) của Hồng Kông đưa tin về “cái chết” của Giang Trạch Dân năm 2011, tin tức về việc “chết đi sống lại” của Giang Trạch Dân không ngừng được truyền ra.

Các phương tiện truyền thông Hồng Kông đã từng công bố một văn bản có chữ ký, trước thềm hội nghị Bắc Đới Hà diễn ra vào cuối tháng 7/2018, Giang Trạch Dân đột nhiên rơi vào trạng thái chết não.

Vào ngày 16/10 cùng năm, có người từ Thượng Hải đã tiết lộ tình huống bất thường của Giang, có thể bệnh tình của Giang Trạch Dân đang nguy kịch hoặc còn tệ hơn. Có những tin tức khác còn công bố, cơ thể Giang Trạch Dân không ngừng run rẩy.

Mãi cho đến ngày 29/7/2019, trong tang lễ của Lý Bằng được cử hành tại nghĩa trang Bát Bảo Sơn ở Bắc Kinh, Giang Trạch Dân mới được các nhân viên đưa vào chỗ để linh cữu. Lý Bằng là cựu thủ tướng của ĐCSTQ, một người bạn của Giang Trạch Dân.

Ông Giang Trạch Dân bắt tay một thân nhân của ông Lý Bằng trong đám tang.
Ông Giang Trạch Dân bắt tay một thân nhân của ông Lý Bằng trong đám tang. (Ảnh: Kyodo)

Vào thời điểm đó, có người phân tích rằng, Giang Trạch Dân, người đã leo lên đến đỉnh cao quyền lực sau sự kiện thảm sát sinh viên ở Thiên An Môn vào ngày 4/6/1989, cùng với Lý Bằng là cùng tiến cùng lùi, có lẽ cáo chết thì thỏ cũng bi thương, có thể là cảm thấy tội ác đã quá nghiêm trọng, không dám chết, sợ chết rồi sẽ bị trừng phạt, sợ rằng vấn đề thảm sát Thiên An Môn và bức hại Pháp Luân Công sẽ bị lật lại, vì vậy tận dụng mọi cơ hội để xuất đầu lộ diện.

Có phân tích cho rằng, theo lý thuyết thì Giang Trạch Dân cũng hơn 90 tuổi rồi, dù có xảy ra chuyện gì thì cũng là bình thường. Sở dĩ sự sống chết của Giang Trạch Dân được chú ý, là bởi vì nợ máu mà Giang mang trên thân là quá lớn, đồng thời cũng liên quan đến kẻ thù chính trị số một là Tập Cận Bình. Cái chết của Giang có thể làm ảnh hưởng lớn đến sự tồn vong của toàn bộ tay chân của Giang như Tăng Khánh Hồng, Lưu Vân Sơn…

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?