Hàng loạt tín hiệu cho thấy nội bộ ĐCSTQ đang đấu đá kịch liệt

24/09/19, 12:37 Trung Quốc
Tập Cận Bình đang phải đối mặt với hai mối nguy hiểm là thương chiến Mỹ - Trung và vấn đề ở Hồng Kông
Tập Cận Bình đang phải đối mặt với hai mối nguy hiểm là thương chiến Mỹ - Trung và vấn đề ở Hồng Kông. (Ảnh: National Review)

Những chuyện cũ dường như ‘không liên quan’ đến tình hình chính trị hiện tại đang lần lượt xuất hiện trên các phương tiện truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đây có thể là dấu hiệu cho thấy sự chia rẽ nghiêm trọng trong nội bộ đảng.

Trong lúc cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung vẫn đang căng thẳng, người dân Hồng Kông vẫn tiếp tục phản đối dự luật dẫn độ, chính quyền Bắc Kinh đang gặp khó khăn cả trong lẫn ngoài, thì ông Tập Cận Bình lại phát biểu “diễn thuyết chiến tranh”. Giới quan sát cho rằng, nội bộ Trung Nam Hải đang đấu đá lẫn nhau dữ dội.

Tập Cận Bình đang phải đối mặt với hai mối nguy hiểm là thương chiến Mỹ - Trung và vấn đề ở Hồng Kông
Tập Cận Bình đang phải đối mặt với hai mối nguy hiểm là thương chiến Mỹ – Trung và vấn đề ở Hồng Kông. (Ảnh: National Review)

Cái chết của Lâm Bưu

Trong lúc nhạy cảm này, trên mạng xã hội Wechat của Trung Quốc xuất hiện một câu chuyện kỳ lạ về “Cái chết của Lâm Bưu”. Bài viết nói về lịch sử đen tối của cuộc đấu tranh nội bộ trong giới cao tầng của ĐCSTQ, tuy nhiều lần bị xóa đi nhưng vẫn được lưu truyền, dường như có một mưu đồ gì khác.

Gần đây, có một bài viết với tựa đề “Vì sao Lâm Bưu chết? Chu Ân Lai vì sao lại khóc lớn?” đã được lưu truyền ở trên mạng xã hội Wechat của Trung Quốc. Bài viết nói, Lâm Bưu là chiến hữu thân cận của Mao Trạch Đông, nhưng sau khi đoạn tuyệt với Mao Trạch Đông thì chết một cách bất thường, và Trung Quốc đã hồi tỉnh bắt đầu từ cái chết của Lâm Bưu.

Mặc dù bài viết này thường bị xóa với lý do “Nội dung vi phạm”, nhưng vẫn có người tiếp tục đăng cái này lên. Blog của một người tên là Vũ Tần Lĩnh cho rằng, bài viết này nói về những bí mật đen tối trong giới cao tầng của ĐCSTQ, từ Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai cho đến 10 đại nguyên soái, 10 viên đại tướng, dường như không chừa một ai.

Bài viết dường như không phải là nói về hiện tại, nhưng đột nhiên bây giờ lại xuất hiện, có thể là một một âm mưu gì đó khác, người đọc sẽ có cảm giác là liên quan đến tình hình chính trị đương thời.

Đấu đá giữa các phe cánh trong đảng

Gần đây, Trung Nam Hải bị chỉ trích là đã gây ra một cuộc đấu đá nội bộ nghiêm trọng. Truyền thông Đài Loan mấy ngày trước đã dẫn lời một vị quan chức Trung Nam Hải, nói rằng cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung dây dưa chưa quyết được, là bởi vì giới cao tầng ĐCSTQ đang có chia rẽ nghiêm trọng.

Bản tin còn nói, “Phe đế sư” (Vương Hỗ Ninh) và “Phe nguyên lão” (Giang Trạch Dân và những cựu lãnh đạo về hưu) đã nói rằng, ký tên vào thỏa thuận thương mại là “nhục nước mất chủ quyền”, cũng làm tổn hại đến sự thống trị của ĐCSTQ.

Lý Khắc Cường, Uông Dương, Lưu Hạc là đại biểu cho “phe đối ngoại” thực dụng, cho rằng tiếp tục cuộc chiến thương mại thì hậu quả sẽ không thể lường được. Tập Cận Bình không muốn phải một mình chịu trách nhiệm về thương chiến Trung – Mỹ, đối mặt với sự tranh đấu của hai phe, hiện tại cũng không biết nên chọn lựa như thế nào.

Nguồn tin cũng nói rằng, Vương Hỗ Ninh như là thái giám lộng quyền vào triều đại nhà Minh, đối với những quyết sách của ĐCSTQ gần như là có quyền lực khuynh đảo. Ông ta đối với hình thế quốc tế và thực lực của Trung Quốc thì hoàn toàn không biết gì, cứ mãi hoang đường vào “chiến thuật kéo dài”, cứ mãi đợi Donald Trump rớt đài. Những quan chức tuyên truyền và thủ hạ của ông ta cũng chỉ biết xu nịnh cấp trên, coi việc phản đối phe đối ngoại là nhiệm vụ hàng đầu.

Vương Hỗ Ninh xuất thân từ “hang ổ Thượng Hải” của Giang Trạch Dân, được đại lão Tăng Khánh Hồng của phe Giang Trạch Dân đề bạt, cũng là người đứng đằng sau “Thuyết ba đại diện” của Giang Trạch Dân, hiện nay lại được Tập Cận Bình trọng dụng. Giới quan sát cho rằng, Vương Hỗ Ninh và Giang Trạch Dân là trong ứng ngoại hợp, đang từng bước để đưa Tập Cận bình vào tử huyệt.

Gần đây, Tập Cận Bình đã công khai đến thăm nơi ở cũ của Mao Trạch Đông ở Hương Sơn và một lần nữa nói về “đấu tranh”, bài phát biểu của ông được coi là từ Vương Hỗ Ninh mà ra.

Giới quan sát cho rằng, Vương Hỗ Ninh và Giang Trạch Dân là trong ứng ngoại hợp, đang từng bước để đưa Tập Cận bình vào tử huyệt.
Giới quan sát cho rằng, Vương Hỗ Ninh và Giang Trạch Dân là trong ứng ngoại hợp, đang từng bước để đưa Tập Cận bình vào tử huyệt. (Ảnh: Money Maven)

Tập Cận Bình hô hào ‘đấu tranh’

Theo truyền thông chính thức của ĐCSTQ, Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại lễ khai giảng Trường đảng Trung ương vào ngày 3/9, ông đã nhắc đến từ “đấu tranh” ít nhất là 58 lần, nhấn mạnh rằng các quan chức của ĐCSTQ phải dám “đấu tranh”, giỏi “đấu tranh”, và các cuộc “đấu tranh” phải đối diện sẽ là lâu dài.

Theo thống kê của giới truyền thông, người đứng đầu ĐCSTQ mà có tần suất sử dụng từ “đấu tranh” nhiều như thế, trong gần 40 năm qua là rất hiếm thấy. Mà trong hơn 10 năm trở lại đây, mang “đấu tranh” làm nội dung chính để nói với các quan chức cấp cao của đảng cũng là điều rất hiếm hoi.

Một quan chức giấu tên đã nói với đài Á Châu Tự Do, rằng Tập Cận Bình đang muốn dùng biện pháp tập trung quyền lực của Mao Trạch Đông, từ bỏ con đường cải cách mở cửa của Đặng Tiểu Bình, đả kích những ý kiến bất đồng của cả hai phe, duy trì sự ổn định chung.

Trần Phá Không, nhà phê bình chính trị Trung Quốc tại Hoa Kỳ, đã nói với đài tiếng nói Hoa Kỳ rằng, trong bài phát biểu của Tập Cận Bình, có gần 60 từ “đấu tranh”, còn nhắc lại “4 ý thức, 2 giữ gìn”, sau đó dẫn đầu một đám quan chức phe cực tả, thể hiện thái độ phách lối, tất cả đều là quân của Tập Cận Bình, giống như cuộc đấu tranh của Mao Trạch Đông vào những năm đó, biểu hiện ra là chống Mỹ nhưng thực ra là đấu tranh chính trị.

Trần Phá Không nói, hội nghị Bắc Đới Hà và hội nghị Bộ Chính trị đều bất lợi cho Tập Cận Bình. Hội nghị Bộ Chính trị thậm chí còn không đề cập đến “4 ý thức” và “2 giữ gìn”, càng không cần phải nói đến việc bảo vệ cho địa vị của Tập Cận Bình.

Trong hoàn cảnh này, lại nói đến từ “đấu tranh” nhiều như vậy, mục tiêu cuối cùng chính là muốn phát động đấu tranh trong nội bộ đảng, vẫn là nhắm vào kẻ thù chính trị trong nội bộ đảng, nói cách khác, đây là cuộc chiến bảo vệ quyền lực của Tập Cận Bình.

Dương Kiến Lợi, người sáng lập tổ chức nhân quyền “Sáng kiến Lực lượng Công dân” cho rằng, Tập Cận Bình đang phải đối mặt với hai mối nguy hiểm là thương chiến Mỹ – Trung và vấn đề ở Hồng Kông, mà Tập Cận Bình lại nói về “đấu tranh”, lộ ra là ông ta đang muốn gây chiến ở trong nội bộ đảng, quyền lực cá nhân của ông đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Đầu tháng 9, trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga sau 3 tháng cứng rắn, đột nhiên đổi ý rút lại hoàn toàn dự luật dẫn độ. Có tin nói rằng, Lâm Trịnh làm vậy là nghe theo chỉ lệnh của Tập Cận Bình. Ông Tập không thông qua văn phòng Hồng Kông – Ma Cao và văn phòng liên lạc Trung Quốc do phe của Giang Trạch Dân kiểm soát, mà trực tiếp ra lệnh cho Lâm Trịnh. Sau đó, văn phòng Hồng Kông – Ma Cao, văn phòng liên lạc Trung Quốc trở nên im lặng một cách khác thường, dường như đã chứng minh cho tính xác thực của tin đồn này.

Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga sau 3 tháng cứng rắn, đột nhiên đổi ý rút lại hoàn toàn dự luật dẫn độ.
Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga sau 3 tháng cứng rắn, đột nhiên đổi ý rút lại hoàn toàn dự luật dẫn độ. (Ảnh: SCMP)

Giới quan sát cho rằng, sự hỗn loạn ở Hồng Kông là một cuộc đảo chính do phe của Giang Trạch Dân phát động để chống lại Tập Cận Bình, xung đột ngày càng gay gắt ở Hồng Kông đã dẫn tới sự đàn áp đẫm máu, làm cho Tập Cận Bình tiến thoái lưỡng nan, đi đâu cũng bị chỉ trích, bức bách ông phải rớt đài.

Sau hội nghị Bắc Đới Hà, Tập Cận Bình đã đến Cam Túc để kiểm tra, cũng đi bái tế quân tây lộ hồng quân bị tiêu diệt tại Cam Túc cuối năm 1936. Thời báo Epoch Times đã đưa ra phân tích, chuyến đi lần này của Tập Cận Bình có thể là để chọn một địa điểm ở bên ngoài Bắc Kinh, và đi gặp những thân tín của ông ta, thảo luận để tìm đối sách. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, Mao Trạch Đông cũng từng dùng phương pháp tương tự.

Xóa bỏ chế độ lãnh đạo trọn đời

Ngày 22/8, khi cuộc điều tra của Tập Cận Bình kết thúc và quay trở lại Bắc Kinh, 2 tài khoản Wechat của tờ “Nhân dân Nhật báo” đã đăng lên một bài báo hiếm có với tựa đề “Đặng Tiểu Bình xóa bỏ chế độ chức vụ lãnh đạo trọn đời”, nhưng rất nhanh chóng đã bị xóa bỏ.

Ngày 15/9, Tạp chí Cầu thị của ĐCSTQ đăng bài phát biểu của ông Tập Cận Bình cách đây 5 năm nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, nói về việc xoá bỏ chế độ nhiệm kỳ trọn đời, bài viết này được cho là “mũi tên ngầm” nhắm vào ông Tập Cận Bình.

Đây là tín hiệu cho thấy sự bất mãn trong nội bộ ĐCSTQ đối với Tập Cận Bình, cũng biểu hiện ra là cuộc đấu tranh quyền lực trong giới cao tầng của ĐCSTQ đã không thể ‘nhẫn nhịn’ thêm được nữa.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới