Tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn

20/03/20, 14:17 Sức khỏe

Nhiễm trùng (còn gọi là nhiễm khuẩn) là tình trạng tấn công và tăng sinh các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… vốn thường không tồn tại trong cơ thể. Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh hiện nay, chúng ta nên có các biện pháp thích hợp giúp tăng cường khả năng miễn dịch trong cơ thể để có một sức khỏe tốt và kháng được các mầm bệnh. 

Bạch cầu trung tính, giữ vai trò quan trọng trong việc chống nhiễm trùng cơ thể

Có 3 loại tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Trong số đó, các tế bào bạch cầu giữ vai trò quan trọng trong việc phòng chống sự xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể hay còn gọi là chống nhiễm trùng. 

Cụ thể, khi một số vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch như một tuyến phòng thủ đầu tiên kích hoạt các kháng nguyên chống lại mầm bệnh, đây được gọi là phản ứng miễn dịch tự nhiên. 

Tuy nhiên, chỉ với phản ứng miễn dịch tự nhiên vẫn chưa đủ để đối phó với các mầm bệnh gây hại cho cơ thể. 

Giáo sư vi sinh học và miễn dịch học, ông Lưu Hải Yến nói trên tờ Today: “Chúng ta cần kích hoạt phản ứng miễn dịch thích ứng, điều này sẽ mất khoảng 3 ngày (sau khi phản ứng sớm được bắt đầu). Tế bào Lympho (một trong những loại tế bào bạch cầu) là loại tế bào chính có phản ứng trong giai đoạn này. Một số tế bào Lympho có thể tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus và có thể tạo ra các kháng thể chống lại các virus lây nhiễm.” 

Cơn sốt được xem là một phần của phản ứng miễn dịch tự nhiên trong cơ thể
Cơn sốt được xem là một phần của phản ứng miễn dịch tự nhiên trong cơ thể. (Ảnh qua

Ngoài ra, bạch cầu trung tính là loại chiếm số lượng nhiều nhất trong tổng số bạch cầu của cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong việc chống nhiễm trùng. Ví dụ, khi một người mắc bệnh ung thư, số lượng bạch cầu hạt trung tính của họ sẽ xuống thấp, do đó sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng. Trong đó, Monocytes là các tế bào bạch cầu hỗ trợ tế bào lympho trong việc phát hiện ra các vi trùng xâm nhập vào cơ thể. Những bạch cầu Monocytes có tác dụng bảo vệ cơ thể và có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh, đặc biệt là chống lại tình trạng nhiễm trùng. 

“Nếu cơ thể của bạn lần đầu tiếp xúc với một loại vi trùng nào đó, thì phản ứng miễn dịch có khi phải mất một lúc mới kích hoạt, có thể khoảng vài ngày để thích ứng và điều hành tất cả các cơ quan nội tạng trong cơ thể chống lại các vi trùng gây bệnh. Đồng thời hệ miễn dịch cũng phải mất một thời gian để hack mật mã của vi khuẩn, thay đổi chức năng của chúng và tiêu diệt chúng. Từ đó nếu sau này, bạn bị nhiễm lại loại vi trùng đó, cơ thể của bạn sẽ ghi nhớ và tiêu diệt loại vi trùng này nhanh hơn, vì vậy bệnh nhiễm trùng sẽ sớm biến mất và cơ thể của bạn sẽ mau chóng khỏe lại”, theo trang WebMD.

Do đó cách duy nhất để giải phóng cơ thể khỏi các bệnh tật là phải tăng cường hệ miễn dịch, từ đó cơ thể mới thật sự có khả năng chống chọi lại sự xâm nhập của vi khuẩn.

Tăng cường hệ miễn dịch chính là cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất

Dưới đây là một số phương pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể:

Ăn nhiều rau xanh

Có rất nhiều biện pháp để tăng cường hệ thống miễn dịch. Đầu tiên, hãy thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh như ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt, và đậu.

Một nghiên cứu thí nghiệm với một nhóm người cao tuổi cho thấy tăng cường ăn nhiều trái cây và rau quả sẽ thúc đẩy hiệu quả loại vắc-xin Pneumovax được dùng để ngăn ngừa một chủng vi khuẩn mang tên Streptococcus pneumonia.

Bổ sung Vitamin D 

ánh nắng mặt trời sẽ giúp bạn tăng cường khả năng sản xuất vitamin D
Ánh nắng mặt trời sẽ giúp bạn tăng cường khả năng sản xuất vitamin D. (Ảnh qua Afamily)

Theo tờ Everyday Health: “Để tăng cường hệ miễn dịch, bạn nên thường xuyên ra ngoài để hấp thụ nhiều ánh nắng mặt trời. Bởi ánh nắng mặt trời sẽ giúp bạn tăng cường khả năng sản xuất vitamin D của da. Vào mùa hè, tốt nhất là nên hấp thụ ánh nắng mặt trời khoảng 10 – 15 phút. Nếu nồng độ vitamin D thấp, bạn sẽ có nguy cơ dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.” 

Một nghiên cứu trên trẻ em phát hiện rằng, trẻ em được cung cấp bổ sung Vitamin D mỗi ngày có thể làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cúm A/ H1N1. 

Hấp thụ men vi sinh

Hấp thụ men vi sinh cũng là một cách để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc bổ sung men vi sinh làm giảm các nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột và đường hô hấp.

Không nên căng thẳng, lo lắng, stress quá lâu 

Tinh thần căng thẳng, lo lắng, stress cũng ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch trong cơ thể. Một phân tích tổng hợp trên 293 nghiên cứu cho thấy khi bị căng thẳng trong khoảng thời gian ngắn có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch tuy nhiên nếu thần kinh căng thẳng trong một thời gian dài sẽ làm hỏng khả năng miễn dịch trong cơ thể và khiến bạn rất dễ mắc bệnh.

Thực hành thiền định và khí công 

Thực hành thiền định và khí công có thể tăng cường hệ miễn dịch.
Thực hành thiền định và khí công có thể tăng cường hệ miễn dịch. (Ảnh: Pinterest)

Trong một nghiên cứu kéo dài 8 tuần, các nhà nghiên cứu tại Đại học California tại Los Angeles (UCLA) đã thực hành thí nghiệm với 50 người đàn ông dương tính với HIV ngồi thiền hàng ngày trong 30-45 phút. 

Các bác sĩ nhận thấy, những người tham gia càng nhiều buổi luyện thiền thì số lượng tế bào CD-4 càng cao sau khi kết thúc nghiên cứu (tế bào CD-4 là tế bào trợ giúp của hệ thống miễn dịch). Điều này cho thấy thiền định thật sự có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch và khả năng phòng chống nhiễm trùng và bệnh tật.

Không chỉ thế, để thiền định đạt được mức độ cao nhất tác dụng đối với sức khỏe, người Đông phương còn xem trọng cả việc kết hợp với nâng cao tâm tính và đạo đức, tập trung vào những cảm xúc tình yêu và lòng tốt. Bởi khi tâm trí một người thuần khiết và tĩnh lặng, thân và tâm sẽ đạt được sự hòa quyện vào với nhau ở mức độ cao nhất. Và điều này đã được tìm thấy ở những người luyện tập khí công.

Trong một nghiên cứu của Tiến sĩ Lili Feng thuộc Phòng Y tế của Trường Đại học Y Baylor ở Houston, đã phát hiện ra sự khác biệt tới hơn 10 lần trong biểu thức gene ở các bạch cầu trung tính giữa những người tu luyện Pháp Luân Công và những người không tu luyện. Đây là một việc hy hữu trong ngành nghiên cứu sinh học tế bào.

Ngoài ra, tuổi thọ của bạch cầu trung tính của người khỏe mạnh thường chỉ có từ 2-3 tiếng, nhưng ở người tu luyện Pháp Luân Công lại kéo dài 60 tiếng. Do đó những người tu luyện có khả năng ngăn ngừa sự lây nhiễm từ bên ngoài hiệu quả hơn.

An Nhiên biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!