Tắm gội – Việc làm thường ngày nhưng lại có ý nghĩa sâu xa

08/09/15, 16:09 Cuộc sống

Tắm gội là một việc làm quen thuộc với mỗi chúng ta, từ khi mới lọt lòng ai ai cũng đều được vệ sinh sạch sẽ cơ thể theo phương thức này. Tuy nhiên, ý nghĩa của tắm gội của người xưa lại rất sâu xa, nó không chỉ dừng lại ở việc đơn giản là làm sạch và thoải mái thân thể.

Tắm gội – Việc làm thường ngày nhưng lại có ý nghĩa sâu xa.1
Người hiện đại giờ đây hầu như chỉ hiểu tắm gội đơn giản là cách để làm sạch thân thể và giúp thư giãn. (Ảnh từ Internet)

Người ta tắm nhiều nhất là vào hè, khi thời tiết nóng nực gây nhiều mồ hôi và mùi cơ thể không mấy dễ chịu. Tắm sẽ giúp cơ thể sạch sẽ và mát mẻ.

Người hiện đại khi tắm sử dụng nhiều loại dầu gội và sữa tắm, nằm trong những chiếc bồn composite chất lượng cao để thư giãn tinh thần nếu có điều kiện. Những lúc như vậy chúng ta có thể tự hỏi cách đây hàng ngàn năm, người cổ đại họ vệ sinh thân thể lúc trời nắng nóng như thế nào?

Người Trung Hoa cổ đại gọi hành động tắm là 沐浴 (Mộc dục) hay tắm gội. Theo chữ viết tượng hình này, Mộc (沐) chỉ hành động ngẩng đầu khi ngồi trong một chiếc bồn, còn Dục (浴) chỉ phần thân thể nằm trong bồn tắm. Do đó theo nghĩa chữ tượng hình, Mộc chỉ hành động gội sạch đầu, còn Dục sẽ là làm sạch phần thân thể.

Xã hội cổ đại tuân thủ nghiêm ngặt những lời dạy của Khổng Tử, và hành động tắm gội cũng không là ngoại lệ. Việc tắm rửa cũng mang ý nghĩa rất sâu sắc về mặt văn hóa và giáo dưỡng đạo đức, đúng như câu giáo huấn của hoàng đế Thành Thang, minh quân sáng lập nhà Thương Trung Quốc ở thế kỷ thứ 18 TCN, “cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân”, nghĩa là “Gột rửa cáu bẩn, trở thành con người mới, ngày ngày đổi mới, lại càng phải mới nữa”.

Tắm đối với người xưa không đơn thuần nhằm làm sạch cho cơ thể thoải mái, mát mẻ mà còn được gắn với ý nghĩa quan trọng hơn là loại bỏ những thứ dơ bẩn trên cả cơ thể và trong tâm hồn để đổi mới bản thân.

Người xưa thường tắm bồn chứ không đứng tắm vòi hoa sen như chúng ta ngày nay. Bồn tắm thường làm bằng gỗ và được gọi là vu (bồn đựng nước). Họ thường sử dụng hai chiếc khăn khi tắm. Khăn mỏng và nhỏ hơn dùng để gột rửa phần trên, khăn dày và lớn hơn dùng để làm sạch phần dưới cơ thể. Sau đó ngâm lại trong nước ấm và làm sạch cơ thể lần nữa rồi choàng áo rộng, đi hài, uống cốc nước ấm thanh lọc cơ thể. Quy trình này về mặt khoa học rất hợp lý để giúp cơ thể thư giãn và sảng khoái sau khi đã loại bỏ mọi chất bẩn ra ngoài.

Khách quý đến nhà thường được mời gội đầu trong ba ngày đầu, năm ngày sau mời tắm bồn để thể hiện sự trân trọng.

Người hiện đại dùng nhiều loại sữa tắm, dầu gội đủ mùi hương để dưỡng thể cho sạch sẽ. Tuy nhiên, người cổ đại họ toàn dùng nguyên liệu tự nhiên, giúp làm sạch cơ thể hiệu quả, thư giãn sảng khoái tinh thần mà không độc hại. Những nguyên liệu thiên nhiên mà người xưa dùng để tắm rửa bao gồm nước gạo, đậu chuyên dùng để tắm, bồ kết, phì chu tử, một số hương liệu tự nhiên khác … rất đa dạng.

Ngày nay cũng có thể thấy một số nơi, người dân vẫn dùng nước gạo tinh khiết để tắm rửa. Đậu dùng để tắm là hỗn hợp giữa bột đậu nành và thảo mộc có tác dụng làm da mềm mịn, trơn láng. Tuy nhiên, loại “sữa tắm” này thường chỉ xuất hiện ở tầng lớp quý phái và giàu có. Ngày nay chúng ta có loại sữa tắm hiện đại mỗi khi muốn làm sạch cơ thể, đó chính là sự thừa hưởng của những nguyên liệu tắm gội cổ đại mà ra. Mục đích đều nhằm gột rửa sạch sẽ cơ thể và thư giãn.

Tắm rửa thời cổ đại được coi là một hoạt động quan trọng đầy ý nghĩa. Vì xưa kia cả nam lẫn nữ đều để tóc dài nên mỗi khi gặp Thiên tử phải tắm rửa sạch sẽ để thể hiện sự tôn kính. Vào triều nhà Hán, triều đình cũng đặt ra quy định sau năm ngày các quan viên phải về nhà tắm rửa sạch sẽ. Đến triều đại Đường, 5 ngày đổi thành 10 ngày, gọi là hưu hoan (tạm nghỉ để tắm rửa).

Như vậy người xưa chắc chắn vào hè sẽ càng chú ý tới việc tắm rửa nhiều hơn so với bây giờ.

Theo minhbao.net

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?