Sưu tập quý giá: 10 câu châm ngôn kinh điển thể hiện trí tuệ nhân sinh

12/11/18, 09:01 Đọc & Suy ngẫm

Lời nói có ý nghĩa sẽ khiến nhiều người muốn nghe, có thể khơi dậy đạo lý thế gian thì càng nhiều người nhớ, nếu có thể truyền thụ đời đời thì thật là tốt, nói không chừng còn có thể trở thành gia huấn của chính mình.

Sưu tập quý giá: 10 câu châm ngôn kinh điển thể hiện trí tuệ nhân sinh - H1
10 câu châm ngôn kinh điển thể hiện trí tuệ nhân sinh.

Còn nhớ rõ khi bé thường được nghe bậc trưởng bối nhắc nhở rằng: “Con cái có tai không miệng”, ý tứ là con cái còn nhỏ đứng bên cạnh nghe là tốt rồi, không cần nói nhiều. Những lời này có chút cưỡng ép ngăn cản trẻ con nói chuyện, nhưng dường như lại chính là nhắc nhở trẻ nhỏ cần cẩn trọng lời nói, không nên phát ngôn bừa bãi.

Trong cuộc đời của chúng ta, nghe qua những phép tắc ứng xử, những lời khuyên nhủ vàng ngọc thì rất tốt, nhưng nếu không biết lưu lại trong tâm, chỉ sợ cũng là lời nói qua đường rồi lại nhạt nhòa theo mây khói.

Thế nên, lời nói có ý nghĩa có thể nhiều người nghe, khơi dậy đạo lý thế gian thì càng nhiều người nhớ, nếu có thể truyền thụ đời đời thì thật là tốt. Nói không chừng còn có thể trở thành gia huấn của mình nữa. Bây giờ chúng cùng xem thử 10 câu nói kinh điển tràn đầy trí tuệ nhân sinh của cổ nhân nhé!

Một, nhìn nhỏ thấy lớn, xem lúc ba tuổi thấy lúc già

Ý tứ của những lời này là, tư cách một đời người tốt hay xấu thì chỉ cần nhìn người đó lúc lên ba tuổi là đã thấy rồi. Bởi vì chúng ta có thể thông qua bộ dạng một người lúc nhỏ để đoán ra được bộ dạng người đó khi lớn.

Hai, trong thôn không có cây lớn thì cỏ dại cũng có thể làm rừng

Trong thôn không có cây lớn, thì cỏ dại cũng có thể làm thành rừng. Người ta hay dùng những lời này để ví von nếu không có nhân tài trác tuyệt, thì nhân sĩ tầm thường cũng có thể thêm vào cho đủ số.

Ba, đọc sách phải dụng ý, một chữ giá ngàn vàng

Những lời này nói về thái độ đọc sách: Đọc sách nhất định phải hiểu rõ nội hàm trong câu chữ, từng chữ hợp thành ý nghĩa, chứ không phải đọc qua loa cho xong chuyện.

Bốn, xưa nay việc tốt thường không lâu bền, áng mây sẽ tản đi, ngọc lưu ly dễ vỡ

Từ xưa đến nay mọi việc đều là như thế: Việc tốt sẽ không vững vàng, bền chắc, tựa như là áng mây dễ dàng phân tán, tựa như ngọc lưu ly rất dễ vỡ bể.

Năm, ít gặp nhau là tốt, ở lâu lại sinh chuyện

Những lời này là kinh nghiệm ứng xử giữa người với người: Người với người lần đầu gặp nhau, đều không hiểu rõ nhau lắm, luôn khách khí cung kính, dùng lễ đối đãi, như vậy tương đối dễ dàng để đối phương lưu lại ấn tượng tốt. Nhưng khi làm khách lâu rồi, một bên lưu luyến không rời đi, chủ nhân cũng khó mà giữ được sắc mặt cũng như lời nói cho tốt, cái ấn tượng tốt đẹp lúc đầu khi mới quen biết nhau thật khó mà duy trì được.

Sáu, hai người cùng một tâm, không tiền cũng có thể mua vàng; mỗi người một tâm, có tiền cũng khó mà mua được cây kim

Lời này chính là nói về kinh nghiệm hợp tác: Hai người đoàn kết hợp tác hoặc là sống chung, nếu có thể đồng tâm hiệp lực, dù cho gặp khó khăn trùng trùng điệp điệp, cũng có thể thông qua cố gắng mà vượt qua để đạt được thành công; nếu như mà chia bè phái, mỗi người đều có mục đích riêng phải đạt được, cho dù là sự việc đơn giản dễ dàng giải quyết, cũng bởi vì không thể hợp tác với nhau, không thể đoàn kết đồng tâm, cuối cùng sẽ dẫn đến thất bại.

Bảy, răng không xỉa cũng không thưa, tai không ngoáy cũng không điếc

Những lời này có ý bề ngoài là: Răng không xỉa cũng sẽ không bị thưa; không ngoáy lỗ tai, lỗ tai vẫn cứ nghe được. Một tầng ý khác là: Xử sự làm người nên có chừng mực, không nên làm quá, chỉ có giữ được chừng mực, mới có thể thành công mỹ mãn.

Tám, trời có mưa gió bất ngờ, người có họa phúc sớm tối

Những lời này chủ yếu dùng để ví von: Thế sự họa phúc cát hung thật sự là khó có thể dự đoán trước được.

Chín, đọc sách như kết giao bằng hữu, nên cầu ít mà tinh tường

Đọc sách tựa như là kết giao bằng hữu, chỉ nên có ít mà chất lượng. Mặc dù có người kết giao rất đông bằng hữu, nhìn như quan hệ rất rộng, nhân duyên rất tốt, nhưng bằng hữu mà anh ta kết giao chưa chắc đã là người tốt.

Mười, nồi đồng nồi đất đã rơi, quay lại mà nhìn hỏi có ích chi? Nước đã đổ đi sao mà lấy lại

Đồ để nấu ăn, dụng cụ nấu nướng mà đã rơi hư mất, có quay đầu lại xem cũng không làm được gì. Nước đã đổ đi rồi mà còn muốn thu lại, thật sự là vô cùng khó khăn vậy.

>>> 18 con cáo ăn nho, 18 tâm thái dẫn đến 18 kết quả khác biệt

>>> 8 câu nói kinh điển của cổ nhân, mỗi ngày đọc một lần, cả đời sẽ hưởng lợi

Chân Chân, theo Secret China

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi