Sự kiện Thiên An Môn 1989: Vì đâu quân giới nghiêm máu lạnh giết người?

Vì sao quân giới nghiêm đàn áp đẫm máu những người dân thường kháng nghị trong sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6/1989? Có phải do họ bị cho dùng thuốc kích thích hay nhiều binh lính mới tham gia chiến tranh biên giới Trung-Việt, còn chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh biên giới?

Nhiều người không lý giải được tại sao quân giới nghiêm lại máu lạnh vô tình tàn sát dân thường kháng nghị trong sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6/1989. Hình ảnh chụp vào sáng sớm ngày 4/6 tại đại lộ Trường An dẫn tới Thiên An Môn. (Ảnh: internet)

Không phải vì chất kích thích

Quan điểm đầu tiên mang đậm chất truyền thuyết, ngay từ tháng 5/1990 tác giả bài này đã viết cuốn “Nội tình đàn áp đẫm máu tại Thiên An Môn”, và đã không đồng tình quan điểm này. Một mặt quan điểm này thiếu chứng cứ, mặt khác không phù hợp với trải nghiệm cá nhân của tác giả. Lúc 4:30 – 5:20 ngày 4/6/1989, tôi ngồi trên bậc thềm mức cao nhất của tượng đài kỷ niệm, thấy rõ thái độ của quân đội giới nghiêm lao đến chân đài kỷ niệm, đó không phải thần thái của những kẻ bị thuốc kích thích mà là thái độ căm phẫn đối với “phần tử côn đồ phản cách mạng”, căm đến không thể kìm nén được. Điều này liên quan đến tuyên truyền dối trá và động viên tư tưởng chính trị của chính quyền cộng sản Trung Quốc, không phải vì họ dùng chất kích thích.

Lý giải thứ hai có phần nào cơ sở. Trong số quân xông vào khu chân đài kỷ niệm gồm cả phân đội đặc biệt của Quân đoàn 27 Lục quân, trong đó có nhiều binh sĩ mới tham gia chiến tranh biên giới Trung-Việt tại vùng Vân Nam. Những tên lính này rất lỗ mãng, hung hăng, nổi tiếng trong quân ngũ khó quản lý, không chỉ thường xuyên chiến đấu ở khu vực biên giới Trung-Việt tại tỉnh Vân Nam, còn thường xuyên công khai gây rắc rối đánh nhau tại thành phố Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam, ngay cả giới cảnh sát cũng không dám can thiệp. Còn Quân đoàn 67 Lục quân trong thời gian tham gia chiến dịch Lão Sơn (Laoshan) với Việt Nam (giai đoạn từ 1984 – 1990), thậm chí từng xảy ra sự cố một người lính xả súng vào cơ quan chỉ huy quân đoàn làm chỉ huy là Thiếu tướng Trương chí Kiên (Zhang Zhijian) bị trọng thương, Tham mưu trưởng là Thiếu tướng Túc Nhung Sinh (Su Rongsheng) kịp thời ẩn dưới gầm bàn, thoát chết.

Từ năm 1984 – 1989, theo chỉ thị của Quân ủy Trung ương, tổng cộng 7 đại quân khu đã cử quân tham gia chiến dịch Lão Sơn, trong đó có Quân đoàn 47 Lục quân thuộc Quân khu Lan Châu, Quân đoàn 16 và Quân đoàn 23 Lục quân thuộc Quân khu Thẩm Dương, Quân đoàn 27 Lục quân thuộc Quân khu Bắc Kinh…

Việc mới tham gia vào chiến dịch biên giới Lão Sơn có thể nói là một trong những nguyên nhân khiến quân lính man rợ đàn áp đẫm máu trong sự kiện trấn áp Thiên An Môn, nhưng không phải nguyên nhân chính, vì dù sao trong chiến dịch biên giới Lão Sơn phải đứng trước cảnh một mất một còn, trong khi ở Thiên An Môn Bắc Kinh thì những người họ đối diện là thường dân tay không tấc sắt.

Nhà cầm quyền Trung Quốc lừa dối, kích động hận thù

Quân đội Cộng sản Trung Quốc đàn áp đẫm máu người dân Trung Quốc ngay tại Thiên An Môn Bắc Kinh vào ngày 4/6/1989. (Ảnh: internet)

Sau khi tôi đọc rất nhiều tài liệu, bao gồm cả tài liệu của quân đội Trung Quốc, đã phát hiện hai nguyên nhân chính khiến những người lính giới nghiêm Trung Quốc giết người tàn bạo: một là bị kích động thù hận, hai là háo hức lập công danh.

Trước tiên nói về việc bị kích động hận thù. Một mặt, vì phong trào sinh viên đi vào lòng người, nói chung người dân Bắc Kinh phản đối các biện pháp thiết quân luật, gần như tất cả các lực lượng đặc nhiệm thực hiện nhiệm vụ thiết quân luật ở Bắc Kinh đã gặp phải phản đối mạnh mẽ của dân chúng, ít nhiều thì giữa người dân và quân nhân đã xảy ra va chạm mâu thuẫn, lấy Sư 113 Quân đoàn 38 ví dụ, ngày 20/5/1989 họ đã va chạm và xung đột đẫm máu với người dân Bắc Kinh tại cầu Lục Lý quận Phong Đài của Bắc Kinh, hai bên đều có rất nhiều người bị thương. Trong bối cảnh toàn dân Bắc Kinh “chặn đường” binh lính, nhiều người lính làm nhiệm vụ cảm giác họ đã bị đối xử tồi tệ, khiếm tâm lý đang vô cùng bức xúc. Sau đó là sự kiện Sư đoàn 113 đi đầu xả súng vào dân chúng, thời gian là khoảng 10 giờ đêm ngày 3/6/1989, tại giao lộ Ngũ Khỏa Tùng (Wukesong) phía tây đại lộ Trường An.

Mặt khác, nhà chức trách Trung Quốc không cho phép các binh sĩ quân giới nghiêm tiếp xúc với người dân, nhằm tránh để cho họ hiểu về sự thật phong trào sinh viên mà sinh đồng cảm, tất cả quân nhân đến Bắc Kinh đều bị quản lý kiểu phong tỏa, quy định nghiêm ngặt không cho quân nhân tự ý ra khỏi nơi đóng quân. Trong khi đó, một mặt, những người lính quân đội giới nghiêm thường xuyên bị nhồi nhét cái gọi là giáo dục tư tưởng chính trị “phong trào sinh viên là một hoạt động làm loạn”, mặt khác những người lính quân giới nghiêm bị tuyên truyền lừa đảo cái gọi là những kẻ “côn đồ” đã đánh đập tàn nhẫn binh lính làm nhiệm vụ giới nghiêm, qua đó kích động thù hận trong lòng họ. Để làm nổi bật cái gọi là “gây rối loạn”, “nổi loạn”, nhà chức trách cộng sản Trung Quốc đã nỗ lực kích động mâu thuẫn giữa quân và dân, chẳng hạn như đáng lẽ những người lính tham gia xử lý tình hình tại quảng trường Thiên An Môn có thể sử dụng các đường ngầm dự phòng chiến tranh ở Bắc Kinh để đến Đại lễ đường Bắc Kinh một cách an toàn, nhưng Quân đoàn Lục quân 65 lại cố tình cho phép một số binh lính tay không vũ khí rời bỏ đoạn ngầm đi bộ tiến vào Đại lễ đường Nhân dân, dẫn đến họ bị những người dân chặn lại, khiến quân và dân xung đột, gây tâm lý thù hận giữa quân và dân.

Xem người dân như kẻ thù không đội trời chung

Người dân Bắc Kinh bị thương phải đưa cấp cứu trong sự kiện Thiên An Môn 4/6/1989. (Ảnh: internet)

Phải thừa nhận, việc sử dụng chiến thuật này của chính quyền cộng sản Trung Quốc đã rất thành công. Trong cuộc đàn áp đẫm máu ngày 4/6/1989, thực sự có rất nhiều quân nhân quân giới nghiêm xem người dân như kẻ thù không đội trời chung, vì vậy mà họ sẵn sang hạ thủ không thương tiếc.

Ví dụ, tại Đại lộ Trường An Tây, một người lính quân giới nghiêm đứng đối diện với sinh viên Đại học Thanh Hoa Đoàn Xương Long (Duan Changlong), anh ta không nói tiếng nào mà giơ sung nhắm bắn thẳng vào ngực giết chết sinh viên. Khi đó sinh viên Đoàn Xương Long tay không tấc sắt, không có hành vi bạo lực nào, chỉ đang muốn khuyên giải giữa hai bên binh sĩ và thường dân đang đối diện nhau.

Ví dụ, tại Đại lộ Tây Trường An, một người lính quân giới nghiêm dùng lưỡi lê đâm thẳng vào bụng sinh viên Ngô Quốc Phong (Wu Guofeng) Đại học Nhân dân Trung Quốc, trong khi đang bị trọng thương với vết thương dài cả chục centimet, một người lính khác lại bổ thêm một báng súng vào gáy cậu ta…

Ví dụ, ở cổng nam đường Nam Trường phía tây Thiên An Môn, binh sĩ giới nghiêm không cho cấp cứu học sinh 19 tuổi tên Vương Nam (Wang Nan) thuộc trường trung học Nguyệt Đàm (Yuetan) Bắc Kinh bị trọng thương nằm trên mặt đất, một bà cụ quỳ khóc cầu xin bị tên lính chĩa súng hăm dọa; xe cứu thương chạy đến thì bị đuổi đi, cuối cùng học sinh Vương Nam không được cấp cứu kịp thời đã qua đời.

Trọng thưởng cho kẻ giết người

Bên cạnh đó là nguyên nhân muốn nóng lòng lập công. Trong thực tế, đây mới là nguyên nhân chính khiến những quân lính giới nghiêm giết người tàn nhẫn. Trước khi lệnh nổ súng được đưa ra, nhà cầm quyền Trung Quốc đã xem phong trào thỉnh nguyện ôn hòa của sinh viên và thị dân Bắc Kinh là “nổi loạn phản cách mạng”, gọi cuộc đàn áp đẫm máu như là “để dập tắt nổi loạn phản cách mạng”, là cái cớ biện hộ cho hành động nổ súng giết người của quân giới nghiêm, đồng thời cũng tạo cơ hội cho quân giới nghiêm lập công lĩnh thưởng.

Nhà cầm quyền Trung Quốc có văn bản quy định về đãi ngộ quân nhân tham chiến, và việc “dập tắt cuộc nổi dậy phản cách mạng” thuộc về tính chất chiến tranh, vì thế quân nhân tham gia dẹp nổi loạn phản cách mạng tương đương với hành động tham gia chiến tranh, ai lập được công thì sẽ được thưởng, ai bị thương tật được hưởng chế độ ưu đãi của người lính tham gia chiến tranh. Trường hợp người lập công được khen thưởng thì Nhà nước có trách nhiệm ưu tiên bố trí công việc, hộ khẩu gia đình nông thôn có thể được chuyển đổi sang hộ khẩu cư dân thành thị. Quy định này đối với những người lính từ các khu vực nông thôn là đặc biệt có sức hấp dẫn, trong khi hầu hết những người lính giới nghiêm này xuất thân từ các vùng nông thôn. Ví dụ Quân đoàn Lục quân 38, trong hơn 10.000 binh sĩ thực hiện nhiệm vụ thiết quân luật tại Bắc Kinh, có 8 chiến sĩ được Quân ủy Trung ương trao danh hiệu “Vệ sĩ nước Cộng hòa”, có 4 người lính được Quân khu Bắc Kinh trao danh hiệu “Dũng sĩ Vệ quốc”, có 27 người lính được trao công hạng nhất, có 131 người lính được trao công hạng hai, có 1311 người lính được trao công hạng ba, nhìn chung là có đến hơn 1/10 số quân nhân lập được chiến công. Điều này cho thấy các nhà chức trách Trung Quốc đã khen thưởng hào phóng như thế nào đối với quân nhân tham gia quân giới nghiêm.

Có thể nói, hầu hết các binh sĩ tham gia quân giới nghiêm sau khi nhận được lệnh cho tiến quân ra ngoài là họ rất phấn khích, nhanh chóng rời khỏi nơi đóng quân tạm trú đã lâu. Sau khi có lệnh cho đi giải tỏa Quảng trường Thiên An Môn, hầu hết quân giới nghiêm tại các căn cứ trú tạm đều vỗ tay như sấm, tâm lý chung của những người lính là: cuối cùng cũng có cơ hội để trả thù và lập công. Nhiều nhân chứng cho biết, buổi tối 03/6/1989, Quân đoàn Lục quân 38 và Quân đoàn Lục quân 63 đã tổ chức đại hội tuyên thệ trước khi xuất quân tại đại viện Bộ binh Thông tin Bộ Tổng tham mưu, toàn thể binh lính đều hô vang thề tiêu diệt “phản loạn”, thật khiến người ta không lạnh mà phải run.

Theo Trithucvn

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

Ad will display in 09 seconds

Nhớ Tết quê 20 năm trước

Ad will display in 09 seconds

TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Hạt giống

  • Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

    Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

  • Nhớ Tết quê 20 năm trước

    Nhớ Tết quê 20 năm trước

  • TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

    TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

    Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

    Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Hạt giống

    Hạt giống