SeHoon Kim: ĐCSTQ đã lừa dối cả thế giới bằng kế hoạch có hệ thống, thủ đoạn rất tinh vi

17/02/21, 09:26 Thế giới

Với những tuyên truyền giả dối, ĐCSTQ đã đầu độc không những người dân Đại lục, mà còn lan rộng trên toàn thế giới. Sau đây là cái nhìn sâu sắc của một nghiên cứu sinh người Mỹ gốc Hàn, giúp chúng ta nhận ra bản chất tàn ác, và chiêu thức lừa người của ĐCSTQ.

SeHoon Kim
SeHoon Kim. (Ảnh qua ET)

SeHoon Kim từng là một nghiên cứu sinh tại trường Đại học Rochester của New York, Hoa Kỳ

Anh sinh ra ở Hàn Quốc và nhập cư vào Hoa Kỳ từ khi còn nhỏ. Trong vài năm qua, anh vẫn luôn nỗ lực nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc. SeHoon Kim nói với NTD rằng, anh đã từ chỗ tin vào những tuyên truyền giả dối của ĐCSTQ, đến phát hiện ra những sự thật về ĐCSTQ như thế nào, từ đó mà trở thành một nhà hoạt động quan tâm đến nhân quyền của đất nước này, muốn thức tỉnh người dân nơi đó, và những người khác trên thế giới bị đầu độc như anh đã từng.

SeHoon Kim đến Hoa Kỳ từ năm 9 tuổi, anh đã từng học đại học nghiên cứu sinh tại trường Đại học Rochester. Hiện tại, anh đang là thành viên của “Ủy ban về mối nguy hiện tại của Trung Quốc” – The Committee on the Present Danger: China, và là người đứng đầu “Liên minh các dân tộc chịu nô lệ” trực thuộc ủy ban này.

Anh bày tỏ rằng, từ khi còn bé đến khi vào đại học, những gì anh tin và những gì anh cho là sự thật hoàn toàn khác với những gì anh biết sau này. “Tôi tự hào vì có thể làm được những gì tôi đang làm bây giờ. Tôi hy vọng sau này có thể thực hiện tốt hơn”, anh nói.

Tin vào những tuyên truyền của CCTV – Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc của ĐCSTQ

Nói về kinh nghiệm trưởng thành của bản thân, SeHoon Kim nói với Phương Phi, người dẫn chương trình của NTD rằng, mỗi đứa trẻ đều có một lĩnh vực khiến chúng say mê. Anh nói: “Rất nhiều bạn bè của tôi thời đó quan tâm đến khoa học, toán học và các môn học khác. Còn tôi thì bị cuốn hút bởi lịch sử. Trong đó, tôi đặc biệt say mê lịch sử Trung Quốc. Tôi nhớ khi tôi còn nhỏ, cha tôi đã mua cho tôi một cuốn sách lịch sử Đông Á, ấn bản dành cho nhi đồng.

“Vào thời điểm đó, tôi nhận thấy rằng nền văn minh Trung Quốc quá rộng lớn. Tôi nghĩ sở thích của tôi đối với Trung Quốc bắt đầu từ đó. Tôi rất may mắn vì có thể hiểu được tư tưởng Nho giáo và Phật giáo, hai tư tưởng này đã khởi tác dụng cho việc xây dựng toàn bộ văn minh khu vực Đông Á, điều này đã kích thích sự quan tâm của tôi. Sau này, khi lớn lên, tôi ngày càng quan tâm hơn đến chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ)”.

Bởi vì có hứng thú với lịch sử Trung Quốc từ khi còn nhỏ, nên SeHoon Kim chú ý đến cả những tuyên truyền của ĐCSTQ. Anh nói rằng, anh bắt đầu chú ý đến cách nhìn nhận của dư luận về Trung Quốc ngày nay, mà những ý kiến ​​và quan điểm này lại vừa khớp với phạm vi mà ĐCSTQ cho người dân biết.

“Đặc biệt là khi học trung học, tôi bắt đầu đi sâu vào tìm hiểu Trung Quốc. Nhưng vào thời điểm đó thứ mà tôi gọi là ‘Trung Quốc’ trên thực tế lại là thứ của ĐCSTQ làm ra. Bởi vì tôi cũng như rất nhiều người trên thế giới chấp nhận rằng: ĐCSTQ là Trung Quốc và ĐCSTQ làm cho Trung Quốc lớn mạnh. Lúc đó tôi đã tin tưởng vào những gì được bày ra trước mắt mình”, anh nói.

Trung Quốc và ĐCSTQ
Rất nhiều người trên thế giới nhầm lẫn giữa Trung Quốc và ĐCSTQ. (Ảnh tổng hợp)

SeHoon Kim chia sẻ rằng, một phần lớn thông tin về Trung Quốc mà anh có được vào thời điểm đó chủ yếu đến từ đài truyền trung ương của ĐCSTQ – CCTV, và nhiều thành tựu mà các giới truyền thông nhìn thấy về Trung Quốc cũng đến từ CCTV.

“Tôi nhớ … lúc đó tôi thuộc loại người mù quáng nghe theo luận điệu của ĐCSTQ. Mà tôi cũng bắt đầu dùng phương thức đó của ĐCSTQ để suy nghĩ và lập luận vấn đề. Bây giờ nghĩ lại, tôi vẫn còn cảm thấy sợ”, anh nói.

SeHoon Kim đưa ra một ví dụ. Anh kể lại: “Tôi nhớ khi còn học trung học, một lần trong tiết học lịch sử, chúng tôi đang tìm hiểu về các cuộc xung đột đương đại và mối quan hệ giữa nó với các cuộc xung đột cổ đại. Sau đó, chúng tôi phải viết báo cáo về một cuộc xung đột đang xảy ra trên thế giới ngày nay, và đem so sánh với cuộc xung đột thời cổ đại. Có một bạn học trong lớp của chúng tôi. Cô ấy hẳn là đã tham gia một cuộc diễu hành Pháp Luân Công ở tiểu bang New Jersey. Vì vậy cô đã đề cập trong báo cáo rằng, những người tham gia cuộc diễu hành đã nói về sự việc này, cô nói rằng đây không chỉ là một cuộc xung đột, đây xác thực là một nhóm người đang bị bức hại”.

“Tôi nhớ tôi đã trực tiếp chất vấn cô ấy, câu hỏi đầu tiên của tôi là: Làm thế nào để chứng minh rằng những người này sẽ không tổ chức chống lại Trung Quốc (ĐCSTQ), và phá hủy kế hoạch hiện đại hóa của Trung Quốc? Lúc đó tôi còn nói rằng, chính phủ Trung Quốc đàn áp những người này là có lý do chính đáng, bởi vì họ tạo thành mối đe dọa cho xã hội. Tôi thậm chí còn trích dẫn rất nhiều quan điểm từ chính phủ Trung Quốc ĐCSTQ”. 

SeHoon Kim phân tích tâm lý của mình tại thời điểm đó rồi nói tiếp: “Tôi đã đem tất cả các tuyên bố của ĐCSTQ về những người tu luyện Pháp Luân Công nói ra. Nhưng kỳ lạ là trong lòng tôi cảm thấy không thực sự tiếp nhận lời giải đáp này. Đó chỉ là vì mỗi ngày tôi đều nghe chúng (những tuyên truyền của ĐCSTQ), do đó tôi cho rằng đó là sự thật”.

Sau khi nói chuyện với các học viên Pháp Luân Công ở Flushing – một khu phố ở New York, tôi mới biết được, và tường tận sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công

Giờ đây, SeHoon Kim đang dồn hết sức vào việc nâng cao nhận thức của mọi người về tình hình nhân quyền ở Trung Quốc, đặc biệt là cuộc đàn áp các nhóm tôn giáo của ĐCSTQ. Vậy điều gì đã khiến anh có được sự thay đổi này?

SeHoon Kim tiết lộ rằng, khi anh chuẩn bị vào đại học, anh đã đọc một cuốn sách về Thảm sát Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4/6/1989, sau đó đọc hồi ký của một số người tại hiện trường.

Và khi anh đọc những câu chuyện mà họ muốn kể cho cả thế giới, thì trong đầu chợt lóe lên một câu hỏi đơn giản: Đây có thật là Trung Quốc mà tôi biết không? Nếu không phải, thì còn điều gì tôi không biết nữa? Vì vậy, ít nhất điều này đã khiến tôi bắt đầu hiểu được tình hình về vấn đề này và thúc đẩy tôi đi đến chỗ những người đó (các học viên Pháp Luân Công) để tìm hiểu.

Anh nói tiếp, khi anh tiếp xúc nhiều hơn với những người này, quan điểm của anh bắt đầu dần dần thay đổi, sau đó anh đã gặp một học viên Pháp Luân Đại Pháp, và cuộc nói chuyện đó đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc với anh.

SeHoon Kim kể về trải nghiệm trò chuyện với người học viên này ở khu phố Flushing, quận Queens, thành phố New York đồng thời nhấn mạnh rằng trải nghiệm này rất quan trọng đối với anh.

Anh nói: “Điều khiến tôi bất ngờ là, đó là một trải nghiệm đáng kinh ngạc. Bởi vì khi đó trong trái tim tôi có một âm thanh mách bảo rằng: Hãy nói chuyện với người này, đừng ôm giữ bất kỳ định kiến ​​nào. Vì vậy, tôi liền nghĩ, có gì mà không được nhỉ? Với mình cũng chẳng tổn thất gì cả? Do đó tôi đã bắt chuyện với cô ấy, tôi hỏi: Gia đình dì ổn chứ? Đã có chuyện gì đã xảy ra với họ vậy? v.v… Sau đó, Cô kể cho tôi nghe những gì đã xảy ra với em gái mình. Cô ấy nói rằng, vài năm trước em gái cô đã bị ĐCSTQ bắt đi rồi”.

“Lúc đó, tôi có thể cảm nhận được từ ánh mắt của cô ấy rằng cô rất chân thành. Đồng thời, tôi cũng thấy rằng cô ấy đang rất đau đớn, hơn nữa tôi còn cảm thấy cô ấy đã phải chịu đựng nỗi đau này từ rất lâu rồi. Đây là điều tôi đã cảm nhận được. Ngay lập tức tôi nghĩ, nếu đổi lại là gia đình của tôi thì tôi sẽ thế nào? Nhưng đồng thời, tôi cũng băn khoăn không biết sự việc này có thật hay không, vì ở đâu cũng có những thông tin giả, khiến cho người ta không có cách nào biết được đâu mới là thật. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng, tiếng nói vừa rồi trong trái tim tôi đã nói trước với tôi nên làm thế nào. Đó là: những gì bạn biết không phải là tất cả, đây là cơ hội để liễu giải sự thật. Tôi nghĩ cuộc gặp gỡ quan trọng này có thể cho phép tôi nhìn rõ sự thật, đồng thời cũng giúp tôi trở thành tôi của ngày hôm nay”, anh bày tỏ.

Nói về cảm nhận lúc đó, SeHoon Kim cho biết anh cảm thấy mình khiêm nhường hơn, thậm chí còn cảm thấy vô cùng xấu hổ, “Bởi vì trước đây tôi đã từng nói, điều đơn giản nhất thường chính là câu trả lời. Mà tôi đã bỏ qua điều đơn giản nhất, đó là trò chuyện với những người có những lập trường khác với tôi”.

SeHoon Kim nói rằng, bản thân anh không phải là một học viên Pháp Luân Công, nhưng anh có cơ hội nói chuyện với các học viên Pháp Luân Công, và dùng một phương thức đơn giản để trò chuyện với họ. Trước giờ anh chưa từng làm như vậy, vì anh tin những gì ĐCSTQ tuyên truyền.

“Do đó, tôi thực sự cảm thấy rằng mình đã bị lừa dối. Hơn nữa tôi không biết rằng có rất nhiều điều khủng khiếp ẩn sau cái gọi là “tốt đẹp” trong tuyên truyền của ĐCSTQ. Vì vậy, chỉ cần nghĩ về những điều ngu ngốc mà tôi đã làm trước đây, tôi cảm thấy thật hổ thẹn”, anh cho biết.

videoPlayerId=15594013f

Ad will display in 09 seconds

Giúp những người khác hiểu sự thật về việc ĐCSTQ bức hại người Trung Quốc

Sau khi nhận ra rằng mình đã bị lừa dối bởi sự tuyên truyền của ĐCSTQ, SeHoon Kim nảy ra ý tưởng cung cấp cơ hội liễu giải sự thật cho những người bạn cùng lớp của mình, những người cũng tin vào luận điệu của ĐCSTQ như mình trước đây.

“Tôi muốn cung cấp cho các bạn cùng lớp của mình ít nhất một cơ hội, để họ tự đưa ra nghi vấn về một số sự tình nào đó. Đồng thời, cho phép họ đối thoại với những người bị bức hại và cũng cho những người này – Những người bị bức hại có cơ hội lên tiếng và nói chuyện với thế hệ trẻ. Bởi vì khi bạn sống trong một xã hội tự do, bạn phải đảm bảo rằng thế hệ sau cũng có thể thừa hưởng những cơ hội như bạn có, thậm chí là những cơ hội tốt hơn. Cho nên tôi nghĩ, bởi vì nguyên nhân của tất cả các yếu tố này, khiến tôi bắt đầu thực hiện các hoạt động nhân quyền trong khuôn viên trường”, anh nói.

Nói đến các hoạt động của mình trong khuôn viên trường, để phơi bày sự thật về nhân quyền ở Trung Quốc, SeHoon Kim cho biết: “Mỗi học kỳ tôi đều cố gắng hết sức tổ chức các hoạt động theo những hình thức khác nhau. Tôi đã triển khai hoạt động đối thoại và hoạt động nhóm chuyên gia được một lần. Tôi cũng từng tổ chức Hoạt động văn hóa Tây Tạng và Himalaya. Gần đây, tôi đã mời một số khách từ cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ, một trong số họ đã may mắn sống sót trong trại tập trung gần đây. Vâng, đây là điều tôi đã làm suốt thời gian qua”.

Sau khi dịch bệnh bùng phát, cũng không ngăn được các hoạt động nhân quyền của SeHoon Kim, anh chia sẻ rằng: Trong tháng ăn chay Ramadan (tháng nhịn ăn ban ngày của người theo đạo Ít-xlam) vừa qua, anh đã tặng một số lương thực cho một số bạn bè trong cộng đồng Hồi giáo và để lại lời nhắn trên đồ ăn rằng: ‘Xin đừng quên những gì đã xảy ra với người Duy Ngô Nhĩ’. Tôi nhớ cách làm này đã kết nối mọi người lại với nhau. Lần đó, tất cả những người tiếp xúc được với cách tiếp cận này, đều bắt đầu hiểu được ĐCSTQ đáng sợ như thế nào”, anh nói.

SeHoon Kim nói tiếp, “Rất nhiều người trong số họ đã gọi cho tôi và nói: Trước đây chúng tôi không biết gì về Pháp Luân Công, cũng không biết chuyện gì đã xảy ra ở Tây Tạng. Bạn có thể nói cho chúng tôi biết thêm được không? Từ đó, kiểu đối thoại này bắt đầu trong nhiều cộng đồng. Điều này cũng cho tôi cơ hội để thiết lập tình bạn với rất nhiều người, và để chúng tôi không chỉ đối mặt với mối đe dọa do ĐCSTQ gây ra, mà còn để ĐCSTQ thấy rằng, những người bên ngoài chúng ta sẽ đoàn kết với nhau và không bao giờ quên những gì ĐCSTQ đã làm”.

Việt Anh

Theo epochtimes.com

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng