Sâu trong sa mạc Tatacoa có một đài quan sát thiên văn không giống bất kỳ nơi đâu

02/11/18, 09:28 Cuộc sống

Sâu trong sa mạc TatacoaRestrepo không phải là đài thiên văn duy nhất, cũng không phải lớn nhất hay hiện đại nhất. Nhưng nó cung cấp một cái gì đó rất khác. Nhất là khi đài quan sát của Restrepo cho thấy được sự hào phóng của các nhà khoa học trên khắp thế giới này.

Đài quan sát ở sa mạc Tatacoa. (Ảnh: JAVIER RESTREPO)

Tại cơ sở tự dựng ở Colombia, Javier Fernando Rua Restrepo quan sát các ngôi sao.

Chỉ cần hỏi tên Javier Fernando Rua Restrepo cùng căn nhà của ông nằm trong làng Villavieja của người da đỏ ở Colombia, người dân địa phương sẽ ngay lập tức chỉ cho bạn đường đến căn phòng có diện tích khiêm tốn của ông.

Hầu hết mọi người xung quanh đây đều quen thuộc với Restrepo. Ông chính là nhà thiên văn học xây dựng đài quan sát cùng tên cho riêng mình trong sa mạc Tatacoa cách đó không xa.

Thực tế Restrepo không phải là đài thiên văn duy nhất ở Tatacoa, một khu vực được biết đến trên toàn thế giới là địa điểm lý tưởng ngắm nhìn các vì sao. Nó cũng không phải là đài thiên văn lớn nhất hay hiện đại nhất, theo lời khẳng định của Văn phòng chính phủ Observatorio Astronómico de la Tatacoa.

Tuy nhiên, Tatacoa Astronomia (Thiên văn học Tatacoa) cung cấp một cái gì đó rất khác. Nhất là khi đài quan sát của Restrepo cho thấy được sự hào phóng của các nhà khoa học trên khắp thế giới này.

Restrepo. (Ảnh: LUCY SHERRIFF)

Tại đây lưu trữ rất nhiều loại kính viễn vọng tầm cỡ so với đài quan sát thiên văn của chính phủ.

Đài quan sát chỉ mở cửa vào những đêm đầy sao hoặc mỗi khi ông Restrepo muốn theo dõi thiên văn. Bởi vì ông là nhân viên duy nhất ở đây.

Nhìn từ bên ngoài, công trình trông giống như một căn trại tạm thời. Nhưng khi bước vào bên trong nó trở nên vô cùng ấn tượng nhờ vào lòng nhiệt huyết, và tình yêu mà ông Restrepo dành cho những ngôi sao.

Một điều rất đặc biệt đối với dân làng Villavieja đó chính là sự xuất hiện của ông Restrepo, một người không được sinh ra trong ngôi làng người da đỏ, thay vào đó ông sinh ra và lớn lên ở thành phố Cali, cách làng 368km.

Khi còn là một đứa trẻ, ông Restrepo đã có tình yêu mãnh liệt với thiên văn học. Tình yêu này bắt nguồn từ gia đình của ông và lớn dần lên theo từng ngày.

Ông nói: “Cha tôi là một độc giả trung thành của các loại sách thiên văn và sách khoa học. Ông có rất nhiều sách của tác giả Carl Sagan và Isaac Asimov”.

“Khi lớn lên tôi cảm thấy nền giáo dục khoa học tại trường không được tốt cho lắm. Đặc biệt là ở các thành phố như Cali, nơi tôi được sinh ra không hề tồn tại một khoảng không gian nào dành cho sự tương tác với khoa học”.

Vì vậy khi ông lớn lên, ông quyết định tìm hiểu nhiều hơn về những cuốn sách trong nhà của mình.

Ông nói thêm: “Tôi bắt đầu làm quen với những người có chung chí hướng ở Cali và tôi đã  tìm hiểu một Hiệp Hội Thiên văn Học trong thành phố. Cuối cùng tôi đã đăng ký tham gia hiệp hội này”.

Tatacoa đã được so sánh với sao Hỏa, nhưng trên thực tế nó là một khu rừng nhiệt đới khô. (Ảnh: LUCY SHERRIFF)

Một ngày sau khi hội nghị nhỏ tại trường đại học Universidad del Valle của Cali kết thúc, một thành viên trong câu lạc bộ của ông đã đề nghị cùng đi xem sao chổi Comet Hale–Bopp.

Ngôi sao này được chính NASA đặt tên là “Ngôi sao chổi tuyệt vời năm 1997” hay còn gọi là “một nơi nào đó rất tối”.

Đây là chuyến đi đầu tiên trong đời của ông Restrepo đến nơi cuối cùng đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc đời của ông.

Restrepo nhớ lại: “Ngày đó tôi đã đến bắt chuyến xe buýt cuối cùng và không có ai ở đó”. “Thế là tôi đi một mình để ngắm nhìn sao chổi và trở về Cali. Nhưng chỉ trong vòng một tháng sau tôi đã quay trở lại, bởi vì tôi không thể rời xa nơi đây được”.

Theo thông tin ghi nhận, mặc dù Tatacoa được biết đến như một vùng sa mạc hoang vắng, nhưng đó cũng là một khu rừng nhiệt đới khô. Nơi này cách thị trấn gần nhất của thành phố Neiva khoảng 50km và hơn một giờ lái xe.

Tại Tatacoa không hề có sự tồn tại của ánh sáng nhân tạo và nhờ vậy tầm quan sát những ngôi sao của bạn sẽ được hỗ trợ tối đa.

Đứng trong khu vực này bạn sẽ nhìn thấy nhiều nhất 88 chòm sao xuyên đêm.

Restrepo giải thích rằng: “Bởi vì chúng ta ở rất gần xích đạo, nên tại vị trí này của thế giới bạn có thể nhìn thấy toàn bộ bầu trời phía bắc và bầu trời phía Nam”.

Thêm vào đó nền khí hậu ấm áp và khô ráo của sa mạc Tatacoa cũng là một yếu tố đem đến điều kiện thuận lợi để ngắm nhìn các ngôi sao.

Thông thường khi ánh sáng của một ngôi sao gia tăng và giảm xuống sẽ làm xuất hiện một hiện tượng gọi là ánh sáng lấp lánh hoặc nhấp nháy. Điều này có thể sẽ khiến bạn khó phát hiện ngôi sao trên bầu trời đêm.

Nhưng chính nhờ bầu không khí ổn định tồn tại ở những nơi khô ráo hoặc nơi có nhiệt độ cao cách xa mực nước biển như Tatacoa sẽ giúp cho hiện tượng nhấp nháy suy giảm và tăng chất lượng ngắm sao cho mọi người.

Sự kết hợp giữa vị trí đắc địa với bầu khí quyển khô ráo của mình, quang cảnh bầu trời đêm tại Tatacoa trông vô cùng phi thường.

Trăng sáng rực rỡ vào một đêm tại Tatacoa. LUCY SHERRIFF

Đó là lý do mà ông Restrepo, người chưa bao giờ theo học đại học và tự mô tả mình là “nhà thiên văn học tự học” đã dựng trại tại đây trong gần 2 năm. Tuy nhiên, ông lại không đủ tiền để tìm mua cho mình một căn nhà phù hợp.

Restrepo cho biết: “Tôi chỉ muốn nhìn thấy các ngôi sao”, “Hàng đêm tôi thường lấy chiếc kính viễn vọng nhỏ và nhìn lên bầu trời. Có lẽ một số người sẽ nói rằng nó không giống với bất kì một lối sống nào. Nhưng đối với tôi nó như là thiên đường phèn”.

Vào năm 1994, chính phủ bắt đầu mở đài quan sát thiên văn. Sau đó vào năm 1999, ông Restrepo đến làm việc tại đây. Nhưng 15 năm sau ông đã bị sa thải trong một đợt cắt giảm ngân sách của chính phủ.

Đó cũng là lúc Restrepo tự hỏi rằng: “Tại sao tôi không xây dựng đài quan sát cho riêng mình?” khi mà “ngôi sao chổi đã dẫn tôi đến nơi tuyệt vời này và hiện tôi vẫn còn ở đây”.

Một bộ sưu tập các bức ảnh và giải thưởng từ các nhà thiên văn học và các tổ chức trên khắp thế giới. (Ảnh: LUCY SHERRIFF)

Theo đó, Restrepo nói rằng trong thời gian làm việc cho chính phủ ông đã tiêu xài tiết kiệm và tích trữ được một khoản tiền đủ mua mảnh đất nhỏ rộng vài mét vuông ở Tatacoa. Ông đã sử dụng chính mảnh đất này để xây dựng nên đài quan sát cho riêng mình.

Với nguồn ngân sách tiết kiệm Restrepo đã rào công trình nhỏ bằng giấy bạc. Đây cũng là cách để Restrepo tạo cho mình cảm giác phấn khích và gần gũi bên trong căn nhà nhỏ.

Nhưng vấn đề được đặt ra là đài quan sát thiên văn thiếu các thiết bị phù hợp.

Vì vậy vào năm 2015 ông Restrepo đã mở cửa đài quan sát chỉ bằng một chiếc kính viễn vọng của riêng mình.

Ban đầu có rất ít người đến đây, nhưng mọi thứ đã thay đổi khi danh tiếng của Colombia trở nên lan rộng như là một đất nước lý tưởng dành cho du khách ba lô. Nhất là khi đài quan sát thiên văn DIY được thành lập và thu hút ngày càng nhiều du khách ghé thăm.

Restrepo cho biết thời điểm đó ông bắt đầu nhận được nhiều cuộc gọi từ các nhà thiên văn học ở Nga, Mỹ và Châu Âu. Họ ngỏ ý muốn tìm hiểu thêm về đài quan sát của ông và hỏi rằng liệu mình có thể giúp đỡ như thế nào.

Mặc dù sự đóng góp tài chính của các nhà khoa học đã không được thực hiện, nhưng ông Restrepo khẳng định mình nhận được sự hỗ trợ tinh thần liên tục bất cứ khi nào ông cần. Một số người trong đó thậm chí còn tặng những chiếc kính viễn vọng của mình cho ông.

Đến thời điểm hiện tại đài quan sát của ông Restrepo đã có đến 7 chiếc kính viễn vọng và một cặp ống nhòm thiên văn Orion khổng lồ.

Sa mạc Tatacoa là một địa điểm tuyệt vời cho thiên văn học. (Ảnh: JAVIER RESTREPO).

Thời gian qua đã có nhiều nhà thiên văn học từ các vùng đất xa xôi như Trung Quốc, Iceland và Úc đến Tatacoa Astronomia để ngắm nhìn các ngôi sao.

Song song đó “bữa tiệc ngôi sao” mà ông Restrepo tổ chức thường niên vào tháng 7 đã trở nên phổ biến trong số khách du lịch và người dân địa phương.

Đối lập với lễ hội Fiesta de Tatacoa của các siêu câu lạc bộ Baum, Fiesta de Estrellas là một sự kiện có không gian yên tĩnh hơn. Nó được diễn ra cùng với những người tham gia cắm trại xung quanh đài quan sát thiên văn. Họ ngắm nhìn các ngôi sao trong không gian âm nhạc Colombia truyền thống.

Đây được xem là dịp để những người có cùng niềm đam mê thiên văn học tụ họp với nhau, cùng nhau tham gia các cuộc hội thảo và đi bộ giữa đêm dưới ánh sáng của các vì sao.

Ông Restrepo nhớ lại: “Có một người đàn ông”, “người đã xuất hiện trong những bữa tiệc của tôi. Anh ấy cảm thấy rất ấn tượng với những gì mà tôi đang làm, anh ấy đã để lại cho tôi chiếc kính thiên văn mà mình mang theo”.

Ngoài ra, bên trong bữa tiệc này còn có đại diện của các trường đại học lớn trên đất nước. Trong đó, ông Benjamín Calvo-Mozo, một nhà vật lý đáng kính đến từ trường Universidad Sergio Arboleda và Mạng lưới thiên văn học Quốc gia đã đặc biệt ủng hộ ông Restrepo.

Restrepo cho biết thêm: “Khi tôi nhìn thấy một bầu trời đêm đầy sao, nó sẽ biến thành phần thưởng trong ngày của tôi. Dĩ nhiên ngoài vợ và con tôi nó là thứ rất quan trọng”.

“Nhưng có thể việc ngắm nhìn bầu trời đêm lấp lánh ánh sáng thì chỉ là một điều gì đó phi thường. Thật khó để diễn tả trong một câu nói ngắn gọn”.

Suốt quá trình nghiên cứu của mình Restrepo đã cất giữ bộ sưu tập các loại sách vật lý về thiên văn học trong phòng ngủ của con gái.

Ông cũng sở hữu nhiều hình ảnh được đóng khung về các giải thưởng, bao gồm cả những bức ảnh chụp cùng các phi hành gia và thư từ từ NASA.

Hiện tại ông đã trở thành một cái tên nổi tiếng trong giới thiên văn học. Tuy nhiên danh tiếng và tài sản lại không song hành cùng với quỹ đạo của ông.

Ông nói: “các ngôi sao… chúng đặt tôi vào những điểm nhìn bé nhỏ của mình, và chúng liên tục nhắc nhở tôi rằng có những điều lớn lao hơn được thoát ra nơi đây”.

>>> Thiên văn học Ý quay hình được 38 UFO bay qua Mặt Trăng

>>> Thiên văn học cổ đại: “Trời như quả trứng, Đất như lòng đỏ”

Tú Văn, theo Atlasobscura

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

    Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

    Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

    Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?