Thiên văn học cổ đại: “Trời như quả trứng, Đất như lòng đỏ”

29/09/17, 10:36 Tri thức

Những nhà thiên văn học chân chính thời cổ đại rất đã thông hiểu thiên văn, địa lý. Họ đã có thể dự đoán được những thịnh suy trong đời người và quy luật vận hành của xã hội thông qua quan sát thiên văn…

Một bản đồ các ngôi sao của người Trung Hoa cổ. (Ảnh: nguyenducchinh.wordpress.com)

Trong các sách cổ của Trung Hoa đã sớm đề cập một cách có hệ thống những nhận thức về thiên văn học như: Trái đất là vật thể trôi nổi trong không trung cũng như quy luật và nguyên lý chuyển động của các hành tinh, cho đến quan hệ đối ứng giữa vũ trụ, Trái đất và con người.

Đây là cơ sở để chế định ra Hoàng lịch (hiện nay gọi là “Âm lịch”, cách gọi này không đúng), bao gồm cả những lý số trong Kinh Dịch suy đoán được mối quan hệ đối ứng giữa thiên tượng với những sự việc diễn ra trong xã hội con người. Bởi vậy, những nhà thiên văn học chân chính thời cổ đại rất thông hiểu thiên văn, địa lý, dự đoán được những thịnh suy trong đời người và quy luật vận hành của xã hội.

Thời nhà Minh đã cho rằng Trái đất hình tròn. Trong “Minh Sử” mục Thiên văn nhất viết: “Trời ôm lấy đất như quả trứng bao lấy lòng đỏ”, họ cho rằng trời có chín tầng, còn mặt đất thì tròn trịa, có nghĩa là đất hình tròn và nằm bên trong trời. Trung Quốc nằm ở phía bắc của Xích đạo, cho nên Bắc cực thường hiện, Nam cực thường ẩn.

Dưới đây là những luận thuật trong các tác phẩm nổi tiếng thời cổ đại có liên quan đến vấn đề này:

1. “Địa quan tư đồ” miêu tả việc dùng Mặt trời để đo phương vị

Trong “Chu Lễ” có ghi chép: Một trong những nhiệm vụ của Đại tư đồ là biên soạn và quản lý bản đồ địa lý trong thiên hạ, nên tự nhiên cũng nắm vững tri thức và kỹ năng về đo đạc bản đồ. Vậy sử dụng ánh sáng Mặt trời để đo phương vị như thế nào?

Trong “Địa quan tư đồ” có một đoạn giải thích như sau: Nơi mà bóng của Mặt trời chiếu chính diện thì đó là vùng đất trung tâm. Khi Mặt trời ở phía nam của vùng đất thì bóng ngắn, nóng hơn, khi Mặt trời ở phía bắc của vùng đất thì bóng dài, lạnh hơn. Khi Mặt trời ở phía đông của vùng đất, bóng nghiêng về hướng tây, nhiều gió, Mặt trời chiếu về phía tây, bóng nghiêng về hướng đông, nhiều mây.

Đoạn này có nghĩa là thông qua đo đạc bóng của Mặt trời, người ta có thể xác định được đâu là vùng đất trung tâm, nếu là khu vực phía nam của vùng đất (gần với Mặt trời) thì bóng Mặt trời ngắn, khí hậu sẽ nóng bức, khu vực phía bắc của vùng đất (cách xa Mặt trời) thì bóng Mặt trời dài, khí hậu sẽ lạnh lẽo. Khu vực phía đông trông thấy Mặt trời sớm hơn, khi vùng đất trung tâm ở vào lúc chính ngọ thì ở đây đã là hoàng hôn, khí hậu hay có gió; nếu vị trí của vùng đất lệch về phía tây (trông thấy Mặt trời muộn hơn, khi vùng đất trung tâm ở vào lúc chính ngọ thì ở đây mới là sáng sớm), khí hậu sẽ hay có mưa ẩm.

Đoạn này cho thấy rằng vào hai nghìn mấy trăm năm trước, tổ tiên chúng ta trong quá trình đo đạc địa lý thực tế đã biết Trái đất có hình cầu rồi.

2. Thời nhà Hán đã biết Trái đất có hình tròn

Kết quả hình ảnh cho bumi itu bulat
Thời nhà Hán đã biết Trái đất có hình tròn. (Ảnh: Wallpapertag.com)

Trong cuốn sách “Hỗn thiên nghi chú” giải thích về cỗ máy định vị thiên thể Hỗn thiên nghi của Trương Hành có viết: “Trời như quả trứng, đất như lòng đỏ”, trong sách “Linh hiến” Trương Hành không đề cập đến nguyên nhân của nhật thực, mà chủ yếu bàn luận về nguyên nhân của nguyệt thực:

“Ánh sáng của Mặt trăng sinh ra do Mặt trời chiếu vào, phần không có ánh sáng của Mặt trăng là do Mặt trời bị che lấp. Hướng vào Mặt trời thì ánh sáng đầy đủ, lại gần Mặt trời thì ánh sáng tắt. Các vì sao được chiếu rọi, nhờ nước mà chuyển ánh sáng lấp lánh. Khi Mặt trời mọc, ánh sáng thường không hợp, bị Trái đất che mất nên yếu. Khi các vì sao ẩn đi thì xuất hiện nguyệt thực”.

Đoạn này ý nói rằng bản thân Mặt trăng không phát ra ánh sáng, mà do ánh Mặt trời chiếu vào Mặt trăng mới sinh ra ánh sáng. Mặt trăng sở dĩ xuất hiện một phần bị khuyết là bởi bộ phận đó không được Mặt trời chiếu vào. Cho nên khi Mặt trăng và Mặt trời đối mặt nhau thì xuất hiện trăng tròn. Khi Mặt trăng lại gần Mặt trời thì phần trăng khuyết càng ngày càng lớn, cuối cùng hoàn toàn không nhìn thấy.

“Chu bễ toán kinh” cho rằng Mặt trăng sở dĩ phát ánh sáng là do Mặt trời chiếu vào mà sinh ra: “Mặt trời chiếu vào Mặt trăng, sinh ra ánh sáng của Mặt trăng, vậy nên trở thành minh nguyệt trăng sáng”. Kinh Phòng thời Tây Hán giải thích về mối quan hệ giữa Mặt trời và Mặt trăng và nguyên nhân sinh ra ánh sáng Mặt trăng như sau: “Các nhà thiên văn học cho rằng Mặt trời như viên bi, Mặt trăng như tấm kính; hoặc ngược lại cho rằng Mặt trăng như viên bi, chỗ được Mặt trời chiếu vào thì sáng, chỗ không được chiếu thì tối”.

Trong “Khai nguyên chiêm kinh” thời Tây Hán, Lưu Hướng giải thích nguyên nhân của nhật thực như sau: “Nhật thực là do Mặt trăng che”. Vương Sung thời Đông Hán trong “Luận Hành – thuyết nhật” đã nói một cách minh xác hơn: “Hoặc nói, nhật thực là do Mặt trăng che Mặt trời. Mặt trời ở trên, Mặt trăng ở dưới che mất Mặt trời”.

3. Cỗ máy Hỗn thiên nghi thời nhà Đường mô phỏng chính xác quỹ đạo vận hành của Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất

Kết quả hình ảnh cho Beijing Ancient Observatory
Cỗ máy Hỗn thiên nghi ở Bắc Kinh. Đây là một thiên cầu bằng đồng gồm những vòng có chia khoảng và là một dụng cụ dùng để xem xét sự vận hành của Mặt trăng, Mặt trời và các vì sao. (Ảnh: Alamy)

Trong sách sử “Đường thư” có ghi chép: Viên Thiên Cương và Lý Thuần Phong thời nhà Đường đã chế tạo ra cỗ máy Hỗn thiên nghi mô phỏng chính xác quỹ đạo và quy luật vận hành của Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất cũng như các hành tinh, hằng tinh.

Hỗn thiên nghi là cỗ máy mô phỏng sự vận động của Mặt trời, Mặt trăng và các vì sao. Hỗn thiên nghi được Lý Thuần Phong thời Đường cải tiến chạy bằng nước, dùng nước làm động lực thúc đẩy Hỗn thiên nghi tự động vận hành, có hình người bằng đồng gõ chuông gõ trống để dự báo thời thần, có thể nói rằng đây là chiếc đồng hồ sớm nhất. Có lẽ chiếc đồng hồ thời cận đại cũng từ đó mà ra, chỉ có điều nó không có quan hệ đối ứng với Mặt trời, Mặt trăng và các vì sao.

Cỗ máy này sau một thời gian dài vận hành đã bị kẹt do rỉ sét. Một người Tây vực tên là Cù Đàm Tất Đạt may mắn trở thành một trong số những nhân viên tu sửa cỗ máy này. Nhờ nghiên cứu, học tập các sách khoa học cổ đại Trung Quốc, ông đã hiểu ra những nguyên lý thiên văn cốt yếu. Ông đã viết cuốn “Khai Nguyên chiêm kinh”, trong đó quyển thượng ghi chép nhận thức về thiên văn của người Trung Quốc từ thời Đường trở về trước, còn quyển hạ chứa đựng nhiều huyền cơ vô hạn hơn nữa, đáng tiếc là cuốn sách đó không may đã bị tiêu hủy trong các vụ án văn tự thời Mãn Thanh kéo dài suốt 150 năm, nhưng may mắn là quyển thượng đã được tìm thấy trong quá trình khảo cổ.

Viên Thiên Cương tinh thông thiên văn và toán học, mười cuốn toán học mà ông sáng tác đều trở thành sách giáo khoa thời nhà Đường. Một người khác là Lý Thuần Phong cũng rất tinh thông toán học và thiên văn. “Thôi bối đồ” của Lý Thuần Phong đã tính toán ra các sự việc xuyên suốt qua các triều đại từ sau thời nhà Đường, mà tượng thứ 44, 46 lại chính là nói về những sự việc hiện nay chưa xảy ra nhưng sắp phát sinh.

Hiện nay khi những dự báo thời tiết trong vài ngày mà khoa học thực chứng đưa ra đã gần như không còn chính xác, thì loại trí tuệ tuần hoàn thống nhất thiên, địa, nhân này quả khiến các nhà khoa học hiện đại phải kinh ngạc.

4. Giải thích về hiện tượng nguyệt thực và nhật thực trong “Minh Sử”

Hình ảnh có liên quan
Hiện tượng nguyệt thực và nhật thực đã được giải thích trong “Minh Sử”. (Ảnh: superstitionsonline.com)

Ngoài phần Thiên Văn quyển một trong “Minh Sử” nói về “đất nằm trong trời, hình thể của nó là tròn đầy”, thì trong “Minh Sử” cuốn Lịch thứ nhất, quyển thứ 31 cũng bàn luận về nguyệt thực như sau: “Phần tối ấy là cái bóng, bóng che Mặt trăng, không có khác về sớm muộn cao thấp, tứ thời nhiều lần xuất hiện sự dị thường ấy. Ví như treo một viên bi đen trong phòng tối, bên trái thắp nến, bên phải treo một viên bi trắng, nếu ánh nến bao phủ lấy viên bi đen, thì viên bi trắng không nhận được ánh sáng. Người đứng quan sát ở các vị trí khác nhau thì hình ảnh khác nhau. Vậy nên nói nguyệt thực sai khác theo thời”.

Bên cạnh đó, cuốn sách cũng bàn về hiện tượng nhật thực, cuốn sách viết rằng: “Đường đi của Mặt trời và của Mặt trăng có hai chỗ giao nhau, nếu đúng lúc giao nhau, thì bị ăn hết, nếu gần trước và sau lúc giao nhau, thì bị ăn nhưng chưa hết. Ngày này có hạn. Cũng có giới hạn về vị trí quan sát, giả dụ như ở Trung Quốc có nguyệt thực toàn phần, ở rìa thì trông thấy Mặt trời khuyết một nửa, còn ở những nơi ngoài Trung Quốc thì mới giao chứ chưa ăn. Tại sao như vậy? Mặt trời như viên bi đỏ, Mặt trăng như viên bi đen, hai viên bi cùng treo trên một đường thẳng, Mặt trời ở trên Mặt trăng ở dưới, khi ở dưới ngước nhìn lên, bi đen sẽ che bi đỏ, giống như bị ăn hết; còn quan sát ở biên thì có sai khác về xa gần, nên tỉ lệ bị ăn nhiều ít khác nhau”.

5. Giải thích hiện tượng tự nhiên trong “Thiên Tự Văn”

Trong “Thiên Tự Văn”, một cuốn sách phổ cập của học sinh tiểu học thời Trung Quốc cổ đại, câu đầu tiên là: “Thiên địa huyền hoàng, vũ trụ hồng hoang, vân đằng trí vũ, lộ kết thành sương”, đều diễn giải về hiện tượng tự nhiên.

Thiên địa huyền hoàng, chỉ trời như như sắc xanh pha đen của lòng trắng trứng, đất như lòng đỏ. Điều này tương hợp với những học thuyết của Đạo gia như “trời như quả trứng, đất như lòng đỏ” trong “Hỗn Thiên Nghi chú” và “Trời ôm lấy đất như lòng đỏ trong quả trứng, cho nên trời có chín tầng, đất thì tròn trịa, hoặc nói là đất tròn, đất ở trong trời, hình thể của nó tròn đầy, tương ứng với thiên độ…” trong “Minh Sử”.

Từ những tư liệu ở trên, có thể thấy người Trung Hoa cổ đã sớm biết rằng Trái đất hình tròn, họ cũng biết rõ những nguyên lý, quy luật vận hành của thiên thể và vạn sự vạn vật. Chỉ có điều những kiến thức này đã bị che đậy chặt chẽ để xác lập nền giáo dục duy vật hiện đại. Nếu không, nền giáo dục duy vật hiện đại dựa trên cơ sở của thuyết tiến hóa và thuyết vô thần sẽ không cách nào đứng vững được.

Sự tồn tại của vạn vật đều có nguyên lý sản sinh, kỹ thuật chế tạo ra sinh mệnh cũng như nguyên liệu và công nghệ liên quan đến nó. Nếu không thì tuyệt đối không thể tồn tại sinh mệnh. Chiểu theo khoa học thực chứng hiện đại, dựa trên nguyên lý chế tạo khoa học kỹ thuật công nghệ cao và nguyên vật liệu hiện nay mà lý giải, thì cơ chế tuần hoàn từ trong ra đến ngoài như chim bay thú chạy, hoa cỏ cây cối cho đến phức tạp, tinh vi như con người, hơn nữa còn sinh sôi nảy nở đời này qua đời khác là tuyệt đối không thể tồn tại.

Máy móc thông minh hiện đại dẫu có tiên tiến đến đâu nhưng nếu so sánh với điều đó thì những điều khoa học kỹ thuật tạo ra được chỉ là rất nhỏ nhoi. Vậy vũ trụ và vạn vật do ai tạo ra? Trí huệ vĩ đại và trình độ khoa học kỹ thuật cao như vậy thì chỉ có sinh mệnh cao cấp hơn con người mới có thể nắm vững.

Theo Chánh Kiến

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng