Phương pháp nhổ răng bí truyền của người xưa: Không đau, không chảy máu
Nhức răng không phải là bệnh, nhưng mỗi khi lên cơn đau thật dữ dội, thực sự khiến người ta kinh hồn khiếp sợ. Vậy có loại phương pháp nào giúp nhổ răng không đau không chảy máu không?
Thành Jammu ở phía Bắc Ấn Độ có một gia đình được truyền thừa qua mấy trăm năm một loại nước thuốc thần bí, dùng để giúp người ta nhổ răng rất nhanh, không những không đau nhức cũng không chảy máu, cũng không cần sử dụng thuốc tê hay phẫu thuật gì cả, so với phương thức nhổ răng hiện nay của nha khoa hiện đại chúng ta, loại phương pháp truyền thống này có thể nói là rất “nhu mì“, hơn nữa giá tiền cũng rẻ hơn rất nhiều.
Rattan Singh, người làm việc tại một phòng khám nhỏ ở khu chợ Gumat, thành phố Jammu, là một trong những người nắm giữ công thức.
Vào một ngày lạnh tháng Giêng, Vijay Kumar, 67 tuổi, đến phòng khám của Singh với một chiếc răng đau. Singh dùng bông thấm một ít nước thuốc đặc biệt quanh chiếc răng; trong vòng một phút, chiếc răng được lấy ra. Không có máu và cũng không đau đớn. “Tôi thậm chí còn không biết điều gì đã xảy ra”, Kumar nói.
Lọ thuốc nước trong suốt, nhưng có mùi rất mạnh. Theo Singh, nó có thể bắt lửa như xăng. Ông không thể điều chế mà chỉ được ông nội truyền lại và hiện vẫn đang giữ được một phần tư lọ thuốc này.
Cha và ông của Singh đã để lại cho ông và bốn người anh em trai, những người cũng có phòng khám trên cùng một con phố, bốn phương thuốc có niên đại hơn 100 năm, và vẫn được sử dụng. Trong khi Singh giữ nguyên nghề nha sĩ truyền thống, thì các anh em của ông trở thành nha sĩ hiện đại, có giấy phép của nhà chức trách.
“Một số người khác cũng có loại thuốc này, nhưng họ giữ bí mật”, Singh nói. Ông chỉ dùng nó khi khách hàng yêu cầu và ông tin rằng nó ảnh hưởng đến thị lực của cha ông.
Nguồn gốc
Singh và các anh em của ông là một phần của một cộng đồng Bhat Sikh hay Bhatras, một cộng đồng có tổ tiên là những nhà thông thái và linh mục sống bên bờ sông Saraswati giữa Ấn Độ và Pakistan.
Họ từng là đệ tử của Guru Nanak, ông tổ sáng lập tôn giáo Sikh. Một trong các môn đệ của Guru Nanak, người cai trị Raj Shivnabh, đã có một cháu trai là nhà thơ và nhà thông thái. Anh ta được gọi là Bhat Rai, hay ‘Raj của những vần thơ’ nhờ tài năng văn chương, trong khi tên Bhatras có xuất xứ từ ’Bhat Rai’. Bhat có nghĩa là ‘thi sĩ’ trong tiếng Phạn, và Sikh Bhat là những thi sĩ hay nhà thông thái Sikh.
Ngày nay, người ta có thể bắt gặp các Bhatras tại các hẻm nhỏ gần Gumat Bazaar, ngồi cạnh chiếc bàn nhỏ trưng bày những bộ răng giả để thu hút khách hàng.
Singh cho biết cha mình, người đến vùng này dưới thời cai trị của vua chúa, cũng từng hành nghề theo cách trên.
“Ông ấy sẽ ngồi ở ngã ba, phục vụ mọi người. Dần dần, người ta biết về ông nhiều hơn, và chúng tôi đang kế thừa di sản đó”, ông nói và chỉ một tờ giấy cũ mà cha ông từng dùng để quảng cáo dịch vụ của mình.
Dịch vụ chăm sóc răng miệng giá cả phải chăng
Mặc dù chủ yếu làm việc tại vỉa hè, không đeo găng tay và một số dụng cụ lại giống như dụng cụ ở cửa hàng đồ mộc, nhiều người vẫn tìm đến họ vì giá cả phải chăng và hiệu quả.
“Tôi có một khách hàng ở Delhi. Sau khi được tôi phục vụ, ông ta kể lại với một sĩ quan cao cấp từ Maharashtra (một khu vực ven biển khoảng 700 dặm về phía Tây Nam Delhi), và vị quan chức này cố tìm tôi trong hẻm nhỏ này ở Jammu”, Singh nói.
Để nhổ một chiếc răng đau, Singh chỉ lấy của người phụ nữ chỉ 120 rupee (1,90 USD). Một phụ nữ khác đến tìm Singh để bọc răng cho con gái mình. “Tôi đã đến một phòng khám tư nhân (nha sĩ hiện đại)”, cô nói, “họ tính 21.000 rupees (33 USD)”. Singh chỉ tính 800 rupee (12,50 USD) cho cùng một yêu cầu công việc.
Thật không may cho Singh, điều này có nghĩa là ông không thể kiếm sống từ công việc của mình. “Cha tôi bảo tôi không được lừa gạt ai, vì vậy tôi không thể tính giá cắt cổ”, ông nói. “Vì tôi không thể tính thêm tiền, tôi không thể đủ sống chỉ nhờ công việc này”.
Ông đã mở một cửa hàng thiết bị điện tử nhỏ và sống sót bằng cách cho thuê bất động sản tại khu chợ chính ở gần đó. Có vẻ như công việc nha khoa truyền thống sẽ không thể tồn tại lâu hơn trong gia đình của ông.
Anh em của Rattan đã từ bỏ sử dụng loại thuốc bí truyền này để nhổ răng, mà con của ông đối với ngành nghề này cũng không thấy hứng thú, ngay cả ông cũng muốn đổi nghề, ông cho rằng trong tương lai không xa loại liệu pháp này cũng sẽ bị thất truyền trong gia tộc của mình. Tuy nhiên, trước khi nước thuốc thần bí bị thất truyền, Rattan Singh vẫn là nhân chứng quan trọng cho thấy hiệu quả của liệu pháp truyền thống này.
>>> Kỳ y dị thảo: Hàn Y phụ lấy dị vật lạ chữa bệnh ung thư cho một phụ nữ
Cùng với việc từ lâu đã rời bỏ các quầy hàng trên lề phố, giá cả của điều trị nha khoa hiện đại thường vượt khỏi tầm với của những người thường thường bậc trung. Rõ ràng ngay cả trong thế giới hiện đại của chúng ta, nhiều người vẫn vui thích khi đến với các nha sĩ “lề đường” như Singh – và nói một cách ý nhị hơn, việc đảm bảo sẽ được nhổ răng không đau và không tốn tiền có một sức hấp dẫn riêng của nó. Đó chính là nét tinh túy của y học cổ truyền, y học bí mật gia truyền.
Hầu hết chúng ta sẽ không có cơ hội đến thăm vị nha sĩ truyền thống Ấn Độ này, để trải nghiệm “lọ thuốc bí ẩn” đã trăm tuổi của ông, mà dường như tính hiệu nghiệm của nó đã vượt xa tân dược ngày nay – Thế nhưng, qua đây chúng ta có thể bất giác nhận ra giá trị thực sự cao quý của các di sản cổ xưa trên thế giới này, với vô vàn bí ẩn vẫn đang chờ được khám phá.
Thật ra loại phương thức nhổ răng thần kỳ này cũng được lưu truyền trong dân gian Trung Quốc. Tại vùng thành thị phía Bắc Trung Quốc, thường có những người giúp nhổ răng trên đường phố. Họ cũng dùng một chiếc bình nhỏ đựng nước thuốc để nhổ răng.
Khi có người tìm đến nhổ răng, họ mở nắp bình đựng nước thuốc này ra, đặt bên ngoài má ứng với chiếc răng sâu, nói người này hít một hơi, sau đó đậy nắp bình nước thuốc lại, dùng que diêm chạm nhẹ thì chiếc răng sâu đã rơi ra rồi, không đau cũng không hề chảy máu.
>>> Giáo sư Đức: “Vì sao con người hiện đại không thể thiếu Đông y?”
Tuệ Tâm, theo NTDTV