Phụ nữ Sài Gòn còn mặc sành điệu như ngày xưa ấy?

30/04/15, 01:00 Tin Tổng Hợp
Sau gần nửa thế kỷ, chỉ riêng chuyện mặc thôi, chắc cũng quá khác rồi.

Sau gần nửa thế kỷ, chỉ riêng chuyện mặc thôi, chắc cũng quá khác rồi.

Sài Gòn, cuối Tháng Tư, ban ngày nắng như đổ lửa. Cờ hoa, rợp đường biểu ngữ, tranh cổ động, những cô gái đẹp đi đâu hết cả? Thành phố chỉ toàn người mặc đồ kín mít như Ninja.

Cô bạn từ Hà Nội vừa ngồi xuống là kêu nóng và cứ băn khoăn sao chẳng thấy ai ở đây mặc đẹp, mặc chất như ảnh hồi Sài Gòn một chín bảy mấy nhỉ? Toàn kiểu mặc “hot girl” với Ngọc Trinh, da trắng bóc, môi đỏ chót, quần bó, váy bó, đính đá quanh cổ…

Thật buồn cười nhưng chắc vì cô ấy không ở lại lâu và ít gặp những người đẹp Sài Gòn cực chất. Ở đâu bây giờ chẳng vậy, Hà Nội cũng thế, người ta mặc đẹp không chỉ chăm chăm cho bạn ngắm, bạn chụp ảnh, mặc đẹp trước hết để thỏa mãn bản thân.

Được gặp và biết những người phụ nữ Sài Gòn có khí chất riêng, mặc đẹp mỗi ngày, thoải mái từng phút giây, tôi càng tò mò về cái phần còn lại sau sự kiện mà cả nước đang tưng bừng kỷ niệm kia. Ngày 30 tháng 4 có ý nghĩa gì với thời trang không? Phụ nữ ở nơi xe tăng cách mạng húc đổ cổng Dinh Độc lập đã thay đổi nhiều thế nào sau chừng 40 năm, chỉ riêng chuyện mặc thôi, chắc cũng quá khác rồi.

Những cô gái Sài Thành thanh lịch, hiện đại

Con gái Sài Gòn xưa rất ăn chơi…

Tôi nói chuyện này cùng chị Liên Chi, người Sài Gòn, người yêu Sài Gòn và làm thời trang ở Sài Gòn. Chị Liên Chi kể chuyện ngày xưa mẹ chị, cô dì chị mặc đồ gì. Họ đã có những năm tháng chẳng được quan tâm nhiều tới quần áo, nhưng vẫn truyền lại cho con cái một chút gì mà đẹp đẽ nhất người Sài Gòn có được.

Chị Chi chắc được thừa hưởng nhiều từ phong cách thời trang hết sức tân tiến của nữ giới Sài Gòn trước 1975 ?

– Nhìn lại hình ảnh của người phụ nữ Sài Gòn những năm 60 – 70 trước ngày giải phóng, có lẽ có rất nhiều người cũng như tôi không khỏi ngỡ ngàng vì những xu hướng thời trang lúc bấy giờ hoàn toàn có thể áp dụng cho thời điểm hiện tại của hơn 40 năm sau.

– Phong cách thời trang của phụ nữ Sài Gòn thời bấy giờ theo sát với trào lưu thời trang thế giới, qua đó cũng có thể thấy được những trào lưu văn hóa trên thế giới được phản ánh qua những bộ quần áo của người phụ nữ. Còn nhớ là kiểu quần jeans ống loe theo phong cách hippie phóng khoáng, hay là chiếc đầm minimal chữ A được người mẫu Twiggy lăng xê vào những năm 60, hay bộ vest ngắn với váy bút chì, cùng với chiếc nón pillbox theo phong cách quý phái của Jackie Kennedy…

Đúng là các bà các mẹ ngày xưa chịu chơi thật, chị cũng thấy bao nhiêu ảnh còn lại đó, mốt gì cũng chơi hết. Nhưng hình như bị Mỹ hóa nhiều quá. Từ minh tinh Marilyn Moore tới đệ nhất phu nhân Jackie Kennedy… là thành “fashionista” của chị em Sài Gòn thời đó.

– Cũng đúng là phụ nữ Sài gòn thời ấy nhanh chóng bắt kịp những xu hướng này nhưng họ vẫn tạo nên một vẻ đẹp riêng đấy chứ. Với làn da, mái tóc đen và vóc dáng nhỏ nhắn đậm chất châu Á nên kiểu đồ tây như thế nào vẫn được cải biến hợp lý. Mà phụ nữ Sài Gòn vẫn còn có thế mạnh riêng, chính là áo dài, cổ điển, duyên dáng và vô cùng thanh lịch.

Cái thời mà giới nữ ở đây nổi tiếng sành điệu ấy, chị thích phong cách của ai nhất?

– Tôi đặc biệt thích hình ảnh và vẻ đẹp của bà Trần Lệ Xuân. Khi mặc áo dài hay những bộ Tây phục, ở bà luôn toát lên sự quý phái, sang trọng và sự am hiểu sâu sắc về phong cách thời trang. Bà chọn phụ kiện rất tinh tế, thường là những bộ trang sức bằng ngọc trai, không bao giờ quá nhiều, chỉ vừa đủ để tạo một điểm nhấn.

– Tôi cũng thích cách bà thường đeo găng tay trắng – một món phụ kiện thường thấy trong giới quý tộc phươngTây, ngay cả khi mặc áo dài. Điều đó thể hiện một chính kiến mạnh mẽ, của người phụ nữ biết rõ mình ý nghĩa và sức mạnh mà thời trang có thể truyền tải.

Hình ảnh thời trang ấn tượng của Sài Gòn nửa thế kỷ trước.

Phụ nữ Sài Gòn những năm trước giải phóng với phong cách sành điệu không kém với thời nay.

Bà Trần Lệ Xuân được nhiều người cả xưa và nay ngưỡng mộ vì phong cách thời trang.

… Bây giờ vẫn ăn chơi!

Thế bây giờ chị thấy sao, bây giờ không chất như xưa nhỉ? Mọi người mặc cứ na ná nhau, hay đấy là ăn chơi theo kiểu hiện đại rồi, công nghiệp hóa, quần áo may sẵn đầy đường, cứ thế mà mix vào như các cô trên báo?

– Tôi nghĩ rằng không chỉ riêng tôi mà rất nhiều người thuộc thế hệ trẻ hôm nay vẫn luôn tìm thấy rất nhiều cảm hứng thời trang từ thập niên 60 – 70. Không chỉ là quần áo, hay cách họ chọn phụ kiện như túi xách, kính mát, tôi đặc biệt thích khái niệm người phụ nữ dành thời gian để làm đẹp, để chăm chút cho bản thân mình, và cảm thấy vui và hạnh phúc với vẻ đẹp riêng của mình. Những sự tinh tế đó thể hiện qua cách họ kẻ mắt, cách họ phối hợp màu sắc của trang phục với phụ kiện…

– Tôi nghĩ phụ nữ Sài Gòn của hơn 40 năm trước và ngày hôm nay khi có thể đều luôn tìm hiểu, học hỏi và bắt kịp những xu hướng thời trang mới trên thế giới. Điều khác biệt lớn có lẽ là vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại ngày hôm nay không còn quá khuôn mẫu. Bạn không nhất thiết phải để một kiểu tóc, mặc một kiểu quần áo để được xem là đẹp hay sành điệu. Bây giờ, internet, sự phát triển nhanh đến chóng mặt của thị trường thời trang đã mang đến vô vàn cảm hứng và lựa chọn để người phụ nữ có thể trải nghiệm và thể hiện cái gout và cá tính của riêng mình.

Chị Liên Chi, Biên tập viên của một tạp chí Thời trang.

Chị Liên Chi và những “người đẹp” Sài Gòn hôm nay.

Một sự kiện lớn như 30//1975 chắc chắn làm thay đổi mọi thứ, thời trang cũng không thể nằm ngoài. Nhiều thói quen, lối sống chắc còn lại, người Sài Gòn vẫn sành điệu nhất nước mình. Chị có thấy vậy không?

– Thời trang là một phần của văn hóa, của cuộc sống vì thế cũng phản ánh những biến chuyển và thay đổi của thời cuộc. Một sự kiện quan trọng mang tính lịch sử như 30/4/1975 dĩ nhiên mang đến nhiều thay đổi trong cuộc sống cũng như cách ăn mặc của người phụ nữ. Nhưng chắc bản lĩnh dám mặc, dám thử, dám khác biệt thì vẫn rất mạnh mẽ ở phụ nữ nơi nà. Ngày giải phóng, đó cũng là một khởi đầu mới, cho những bước tiến mới để đến hôm nay khi nhìn lại ta lại cảm thấy ngỡ ngàng và không khỏi tự hào.

Cảm ơn chị Liên Chi, chúc chị những ngày nghỉ vui và đẹp!

Theo Khampha.vn

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp