Nguyên nhân phía sau cuộc đụng độ tại biên giới Trung – Ấn

18/06/20, 10:12 Thế giới
TOPSHOT - Indian Border Security Force (BSF) soldiers guard a highway leading towards Leh, bordering China, in Gagangir on June 17, 2020. - The long-running border dispute between Asian nuclear powers India and China turned deadly for the first time in nearly half a century after at least 20 Indian soldiers were killed in a "violent face-off", the army said on June 16. (Photo by Tauseef MUSTAFA / AFP) (Photo by TAUSEEF MUSTAFA/AFP via Getty Images)

Căng thẳng biên giới Trung Quốc và Ấn Độ gần đây đã gia tăng, dẫn đến các cuộc đụng độ gây thương vong cho cả hai bên, Epoch Times đưa tin.

Các nhân viên quốc hội và những người ủng hộ đã thắp nến để tỏ lòng thành kính với những binh sĩ thiệt mạng sau cuộc đụng độ biên giới Trung-Ấn tại Kolkata vào ngày 17/6/2020. (Ảnh qua AFP)

Được biết, 2 nước xảy ra tranh chấp tại vùng Ladakh ở dãy Hy Mã Lạp Sơn kể từ năm 1962.

Kể từ ngày 17/6, các quan chức Ấn Độ xác nhận rằng ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng giữa các cuộc đụng độ với quân đội Trung Quốc ở Thung lũng Galwan. Phía Bắc Kinh cũng thừa nhận có thương vong nhưng từ chối tiết lộ con số.Những cuộc đối đầu bạo lực bắt đầu vào tháng 5 và hai nước đã đồng ý vào đầu tháng 6 để giải quyết hòa bình cuộc xung đột.

Tuy nhiên, từ khi xảy ra các cuộc đụng độ giữa 2 bên vào đêm 15/6 và ngày 16/6, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã phát động một cuộc tập trận bắn đạn thật trong khu vực, theo thông báo của PLA.

Những cái chết đầu tiên sau 45 năm

Đoàn xe của Quân đội Ấn Độ tại đèo Zojilla, đông Ladakh vào cuối tháng 5/2020. (Ảnh qua ANI)

Thương vong phía Ấn Độ bao gồm cả  một đại tá quân đội. Ấn Độ tuyên bố, quân đội Trung Quốc là bên kích động cuộc đụng độ khi cố ý xây dựng một đồn binh tạm thời ở khu vực thuộc phía Ấn Độ. Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng các lực lượng Ấn Độ đã vượt qua Đường kiểm soát thực tế (LAC) – đường biên giới phân chia của hai bên để khiêu khích và tấn công quân đội Trung Quốc.

Cả hai bên đã chiến đấu với nhau bằng đá và gậy sắt. Các quan chức Ấn Độ cho biết, binh lính Trung Quốc đã sử dụng gậy có gắn đinh, làm tăng tỷ lệ chết người.

Trung Quốc và Ấn Độ chia sẻ, đường biên giới dài hơn 2.100 dặm và có một số sự chồng chéo trong tuyên bố chủ quyền lãnh thổ.

Ấn Độ và Trung Quốc đã tham chiến từ năm 1962 vì tranh chấp biên giới, và kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn. Trung Quốc giữ quyền kiểm soát phần lớn đồng bằng Aksai Chin. Quân đội của hai quốc gia đã nhiều lần đối đầu ở biên giới, nhưng khẳng định chưa từng xảy ra vụ nổ súng nào trong bốn thập kỷ qua.

Các đoàn xe của quân đội Ấn Độ tiến về phía khu vực Leh, giáp Trung Quốc, tại Gagangir, Ấn Độ ngày 17/6/2020. (Ảnh qua AFP)

Đây là cuộc đụng độ chết người đầu tiên giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới trong khoảng 45 năm trở lại đây, vụ cuối cùng xảy ra vào ngày 20/10/1975, 4 binh sĩ Ấn Độ bị lính Trung Quốc tập kích và giết chết khi họ đang tuần tra tại Tulung La ở bang Arunachal Pradesh.

Đầu năm nay, Ấn Độ đã xây dựng một con đường để kết nối một căn cứ không quân tầm cao, khiến Bắc Kinh phẫn nộ. Đầu tháng 5/2020, truyền thông Ấn Độ đưa tin các lực lượng Trung Quốc đã dựng lều, đào hào và chuyển thiết bị hạng nặng sang lãnh thổ mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền.

Ngay sau đó, hai nước đã có cuộc đối đầu tại ít nhất 3 địa điểm ở khu vực Ladakh: Thung lũng Galwan, Suối nước nóng và Hồ Pangong.

Phân tích

Đoàn xe của quân đội Ấn Độ lái xe trên một con đường gần đèo núi cao Chang La ở vùng Ladakh phía bắc của bang Jammu và Kashmir gần biên giới với Trung Quốc vào ngày 17/6/2020. (Ảnh qua AFP)

Jeff Smith – nhà nghiên cứu tại Ban cố vấn Quỹ Di sản, Hoa Kỳ (U.S. think tank The Heritage Foundation) cho biết, cuộc xung đột có thể sẽ thúc đẩy  quan điểm chống Trung Quốc ở Ấn Độ. “Đối với người Ấn Độ, rất khó để nói rằng điều này sẽ bị gạt sang một bên hoặc dễ bị lãng quên. Quan điểm chống Trung Quốc ở Delhi đã tăng cao trước khi bạo lực bùng phát,” ông nói trong Email gửi cho báo Epoch Times hôm 17/6.

Smith cho biết Trung Quốc đã triển khai các chiến thuật cưỡng chế trong những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Hoa Đông, Biển Đông và biên giới Ấn Độ. Biên giới Trung -Ấn từng được cho là nằm trong số các mặt trận có tính ổn định hơn. Tuy nhiên sau những gì đã xảy ra gần đây, có lẽ đã đến lúc xem lại suy nghĩ đó.

Trong khi đó, James Carafano – Phó giám đốc của Viện Nghiên cứu Quốc tế Kathryn và Shelby Cullom Davis suy đoán rằng, có khả năng phía Trung Quốc đã cố ý gây leo thang xung đột vì trông “có vẻ yếu thế hơn.”

“Hoặc có thể Bắc Kinh đang phải đối mặt với nhiều áp lực nội bộ hơn những gì chúng ta biết. Rốt cuộc, nền kinh tế Trung Quốc đã bị sụt giảm 6% sản lượng, thống kê kinh tế tiêu cực đầu tiên trong hơn 15 năm qua,” ông viết trong một bài đăng ​​được công bố trên tờ Fox News hôm 17/6.

Các binh sĩ của Lực lượng An ninh Biên giới Ấn Độ (BSF) bảo vệ một đường cao tốc dẫn tới Leh, giáp với Trung Quốc, tại Gagangir ngày 17/6/2020. (Ảnh qua AFP)

Tỷ lệ thương vong phía Trung Quốc?

Chính quyền Trung Quốc đã che giấu thông tin cuộc đụng độ gần đây.

Tại một cuộc họp báo ngày 17/6, Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), phát ngôn viên của bộ ngoại giao Trung Quốc nói: “Tôi không cần phải tiết lộ bất kỳ thông tin nào cho các bạn, vì quân đội cả 2 bên đang giải quyết vấn đề một cách chi tiết ngay tại hiện trường.”

Sau đó, Triệu đã đọc một tuyên bố từ Chiến khu Tây bộ của Lực lượng Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), nơi có thẩm quyền bao trùm các khu vực gần biên giới Ấn Độ. “Chủ quyền của Thung lũng Galwan luôn thuộc về Trung Quốc,” PLA tuyên bố.

Vào ngày 16/6, Hồ Tích Tiến (Hu Xijin) – tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn cầu nhà nước Trung Quốc đã đăng trên Twitter rằng, “Dựa trên những gì tôi biết, phía Trung Quốc cũng chịu thương vong trong cuộc đụng độ ở Thung lũng Galwan.”

Hồ tuyên bố rằng, chính quyền Trung Quốc đã không tiết lộ số thương vong, vì phía Trung Quốc không muốn người dân hai nước so sánh con số thương vong để tránh gây ra tâm trạng công chúng.

Thiện Thành (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng