Tiết lộ video xung đột Trung – Ấn, người cầm cờ đỏ TQ ra trận bị vây đánh tập thể

18/06/20, 13:41 Thế giới

Xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục leo thang. Vào ngày 15/6, nó đã biến thành một cuộc hỗn chiến với gậy gộc và đá, gây thương vong nặng nề cho cả hai bên. Một đoạn video ngắn về cuộc ẩu đả giữa 2 bên được đăng trên Twitter cho thấy, một người lính Trung Quốc lao về phía quân đội Ấn Độ với lá cờ đỏ trên tay, nhưng lại bị lính Ấn Độ đánh đập không ngừng.

Cuộc xung đột giữa binh lính Trung Quốc và Ấn Độ nổ ra ở biên giới giữa Tây Tạng và Ấn Độ khiến quan hệ giữa hai nước càng trở nên căng thẳng. (Ảnh qua Reuters)

Cuộc xung đột giữa binh lính Trung Quốc và Ấn Độ nổ ra ở biên giới giữa Tây Tạng và Ấn Độ vào ngày 15/6, khiến quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng trở lại. Vào ngày 16, quân đội Ấn Độ đã xác nhận một sĩ quan cao cấp và hai binh sĩ thiệt mạng trong cuộc đụng độ với binh lính Trung Quốc, còn có 17 quân binh bị thương nặng.

Quân đội Ấn Độ cũng nói trong tuyên bố, cả hai bên đều có người bị thương trong cuộc xung đột, hiện tại quân đội ở địa khu xung đột đã được được tách ra, quan chức cấp cao của hai nước đang gặp nhau để làm dịu tình hình.

ANI đưa tin, phía Trung Quốc có hơn 43 quân binh đã bị thiệt mạng hoặc bị thương nặng. Những binh lính này cũng không phải là bị súng bắn, mà là bị giết trong một cuộc hỗn chiến bằng gậy gộc và đá.

Nguồn tin quân đội Ấn Độ nói rằng trong cuộc xung đột, binh lính Trung Quốc và Ấn Độ đã ném đá và gậy gộc vào nhau, và xảy ra mâu thuẫn tay chân, cả hai bên đều chưa sử dụng súng và vũ khí khác. Truyền thông Ấn Độ cho biết, lính Trung Quốc đã sử dụng gậy được trang bị đinh.

Vào ngày 17/6, một cư dân mạng đã đăng một video lên Twitter nói rằng vào đêm ngày 15, tại khu vực Garwan phía đông Ladakh biên giới Trung-Ấn, những người lính từ cả hai phía đã chiến đấu với gậy sắt, dây thép gai và đá, 20 chiến sĩ của Ấn Độ đã tử vong, không rõ con số thương vong ở phía Trung Quốc.

Một cư dân mạng khác đã đăng đoạn video tương tự nói rằng trong video các binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ ẩu đả với nhau, có một người lính Trung Quốc đã xông vào trận với lá cờ đỏ, đoán chừng là bị người ta đánh thê thảm lắm!

Từ video có thể thấy, người lính Trung Quốc xông vào với lá cờ đỏ đã bị hàng chục binh sĩ Ấn Độ đánh đập tập thể.

Cư dân mạng bình luận tới tấp: “Muốn ăn đòn, đừng trách Ấn Độ. Nhìn thấy cờ đỏ, ai chẳng muốn xông vào đánh đến chết?!”;

“Giơ cờ đỏ năm sao không phải là bị ngốc sao? Xung đột này là đọ sức nắm đấm, anh cầm cờ đỏ không phải là đang chờ đòn sao? Anh cầm cờ đỏ để dọa người ta sao?”;

“Người kia giơ cờ đỏ tiến lên, chẳng qua là muốn mượn cờ xông lên, anh ta biết lãnh đạo đang quan sát bằng ống nhòm ở phía sau!”;

Cũng không ít cư dân mạng biểu thị: “Còn tưởng là dân công công trường ẩu đả”; “Là đang đánh tập thể. Người chết thật thê thảm”; “Bị gậy gộc và đá đánh chết còn đau khổ hơn cả bị đạn bắn chết”; “Tôi đã từng thấy hai làng đánh nhau vì tranh đồng cỏ với gậy gộc và xẻng sắt, cũng giống với cái này lắm”.

Binh sĩ Trung Quốc khống chế một số binh sĩ Ấn Độ ở hồ Pangong Tso tại khu vực biên giới Ladakh trong cuộc đụng độ tối 15/6. (Ảnh qua SCMP)

Tuy nhiên, thời gian của video vẫn còn gây tranh cãi, cư dân mạng đã đăng video nói rằng video này đến từ Ấn Độ và vào ngày 15. Nhưng cũng có cư dân mạng chất vấn đây là về cuộc xung đột giữa hai bên vào mấy năm trước.

Trung Quốc và Ấn Độ có biên giới hơn 3.440 km, kể từ năm 1962 đến nay, biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã luôn gây tranh chấp. Năm 2017, Trung Quốc có ý đồ xây dựng đường cao tốc xuyên biên giới gần biên giới Trung-Ấn, điều này đã dẫn đến xung đột.

Vào tháng 5 năm nay, hàng chục binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ đã nổ ra xung đột chân tay tại bang biên giới Sikkim ở đông bắc Ấn Độ. Sau đó, căng thẳng ở biên giới Trung-Ấn bắt đầu nóng lên, đặc biệt là từ thung lũng Galwan đến Bangong. Cả hai bên đều cho rằng phía bên kia đã vượt qua biên giới của mình và nổ ra một số cuộc xung đột.

Cuộc xung đột lần này đã phát triển thành một cuộc công kích lẫn nhau bằng gậy gộc và đá, gây thương vong nghiêm trọng cho cả hai bên. Đây là cuộc xung đột nghiêm trọng nhất giữa hai nước trong 45 năm qua.

Gia Hưng (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!