Paparazzi – Thuật ngữ phổ biến bắt nguồn từ một bộ phim Ý

24/04/18, 11:37 Giải trí

Paparazzi là khái niệm quen thuộc của ngành giải trí. Nhắc đến Paparazzi hầu như đều là những cái nhìn không mấy thiện cảm. Không ai thích cuộc sống riêng tư của mình bị cả thế giới phanh phui, bàn tán, nhưng đồng thời cũng là bàn đạp cho nhiều ngôi sao muốn nhanh chóng nổi tiếng. Vậy thuật ngữ Paparazzi bắt nguồn từ đâu?

aparazzi (thợ săn ảnh) là khái niệm quen thuộc với ngành giải trí.

“Không thể tin được! Các nữ diễn viên gầy nhom ăn BigMac trong cửa hàng MacDonals địa phương!”

“Rất tiếc! Việc tiêm botox đã biến thành cơn ác mộng!”

“Những bức ảnh độc nhất vô nhị của đứa trẻ hoàng gia mới chào đời!”

Đây chỉ là số ít tiêu đề thái quá trong vũ trụ tin đồn bao la. Nó đã trở thành các vụ bê bối “đằng sau bức màn sân khấu” được các tay săn ảnh tạo ra dựa trên những tấm ảnh mà họ chụp được. Người ta gọi họ là “Paparazzi”.

Mỗi ngày những người nổi tiếng và cánh “Paparazzi” đều phải tham gia vào mối quan hệ giữa yêu và ghét. Trong đó chuộc chiến giành quyền riêng tư chính là vấn đề trọng tâm phổ biến.

Kẻ rình rập, kẻ bắt nạt, thợ săn, những người vi phạm pháp luật là một trong số rất nhiều từ được dùng để mô tả các tay săn ảnh.

Vậy từ “Paparazzi” bắt nguồn từ đâu? Vâng, nó xuất hiện dựa theo một nhân vật trong phim của đạo diễn người Ý Federico Fellini.

Đạo diễn người Ý Fellini – Cha đẻ của thuật nhữ “Paparazzi”.

Vào những năm 1960 khi Fellini quay bộ phim La Dolce Vita, ông đã giới thiệu nhân vật Paparazzo (do Walter Santesso đóng), một nhiếp ảnh gia hay đi chung với người đồng sự Marcello Mastroianni.

Fellini đã tìm ra nguồn cảm hứng cho nhân vật Paparazzo vào cuối những năm 1950, khi ông gặp nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Ý Tazio Secchiaroli, người sáng lập hãng tin Roma Press Photo.

Vào thời điểm đó, Fellini chú ý thấy, Rome khiến cho nhiều người choáng ngợp bởi đường phố nơi đây thường xuyên xuất hiện các ngôi sao điện ảnh người Mỹ. Họ rất thích dạo bước trên phố với chiếc mũ châu Âu đến phòng thu phim Cinecitta lớn nhất của Ý.

Lúc này, Secchiaroli và các đồng nghiệp không ngừng theo đuôi các ngôi sao để có được những bức ảnh đầy cảm xúc. Trong đó, ông chính là người luôn có được những bức ảnh thuyết phục nhất.

Những nỗ lực của Secchiaroli được các biên tập viên miêu tả thành những cuộc tấn công không vị nể.

Trong đó, đáng phải kể đến nhất chính là khi Secchiaroli chụp ảnh vua Ai Cập Farouk đang uống cà phê với hai người phụ nữ lạ mặt, không phải là vợ của đức vua. Trong cơn tức giận nhà vua đập vỡ máy ảnh của Secchiaroli, và khoảnh khắc này đã bị một Paparazzi khác chụp lại.

Được biết, Fellini đã gặp gỡ Secchiarol đúng vào khoảng thời gian xảy ra sự kiện trên, trong khi đang tìm hiểu về báo lá cải cho bộ phim của mình. Lấy cảm hứng từ những nhiếp ảnh gia “năng nổ” này, Fellini đã tạo ra Paparazzo.

Cũng có nhiều cách lý giải khác về nhân vật này. Một trong số đó là cái tên “Paparazzo” bắt nguồn từ “Papataceo”, có nghĩa là con muỗi khổng lồ theo tiếng địa phương của Sicily. Giả định này càng được cũng cố khi Fellini trả lời trong cuộc phỏng vấn cho tạp chí Times rằng: Nhân vật Paparazzo đã gợi ý cho ông về một con côn trùng đang bay lởn vởn, phóng nhanh và vết đốt đau nhói.

Ennio Flaiano, Federico Fellini và Anita Ekberg khi sản xuất phim “La Dolce Vita”.

Một cách lý giải khác, trong cuốn tự truyện của mình Fellini cho biết thuật ngữ này được lấy từ vở opera. Nhưng một số người khác lại cho rằng nó đã được tìm thấy khi Fellini đọc quyển sách “By the Ionian Sea” của George Gissing. Trong đó, Paparazzo là người canh cửa khách sạn.

Bất kể thuật ngữ này đã xuất hiện theo cách nào thì sau khi bộ phim La Dolce Vita được ra mắt ở Ý, “Paparazzi” đã được gắn với những nhiếp ảnh gia chuyên soi mói đời tư của các ngôi sao.

Tạp chí Time từng đăng một bài viết với tựa đề “Paparazzi on the Prowl”, kèm theo hình ảnh của một tay săn ảnh đang chặn đường xe chở một công chúa đang viếng thăm Rome. Ngay sau đó, các trang của Cosmopolitan, Life và nhiều ấn phẩm khác lan truyền mạnh mẽ thuật ngữ “Paparazzi”.

Lúc này, Fellini giải thích rằng, ông không bao giờ có ý muốn nhục mạ hay hạ thấp giá trị của những nhiếp ảnh gia, mà chỉ muốn trình bày sự kiện được lấy cảm hứng từ các tay săn ảnh. Nhưng Fellini cũng thừa nhận rằng, ông cũng giống như công chúng, đều bị thu hút trước những bức ảnh của cánh Paparazzi.

Nhưng trớ trêu thay, vào thời điểm “paparazzi” trở thành một xu hướng trong giới truyền thông, Secchiaroli từ bỏ nghề “khét tiếng” của mình. Ông chuyển sang chụp ảnh chân dung cho những người nổi tiếng như Catherine Deneuve và Marcello Mastroianni,… Họ là những người đã đánh giá cao kỹ năng chụp ảnh và sự thận trọng của Secchiaroli.

Ông “vua săn ảnh” – Secchiaroli.

Tóm lại, “Paparazi” đã trở thành một thuật ngữ phổ biến bằng tiếng Anh, nhất là từ sau khi bộ phim La Dolce Vita của đạo diễn Fellini được công chiếu rộng rãi ở Hoa Kỳ vào năm 1961.

Uniwriter

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng