Ông Tập Cận Bình vô tình chỉ ra điểm yếu lớn nhất của ĐCSTQ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong nhiều bài phát biểu từng chỉ ra rằng, trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không có đảng viên trung thành mà chỉ có lượng lớn các phần tử cơ hội gia nhập Đảng vì lợi ích cá nhân. Bởi vậy, ông Tập thường xuyên cải tổ để bảo vệ quyền lực, đồng thời buộc các đảng viên phải tuyệt đối trung thành.
Theo CNN, ông Tập Cận Bình thường xuyên yêu cầu các đảng viên phải trung thành với Đảng, củng cố niềm tin của các thành viên thông qua các cuộc vận động về ý thức hệ, đồng thời trấn áp những người bất đồng chính kiến trong nội bộ nhằm bóp nghẹt bất kỳ cuộc đảo chính nào ngay từ trong trứng nước.
Bài báo chỉ ra, ông Tập cho rằng đại đa số người gia nhập ĐCSTQ không hề xuất phát từ động cơ ý thức hệ. Họ gia nhập đảng này chỉ vì gia đình họ mong muốn như thế, hoặc vì họ muốn có được một vị trí trong thị trường cạnh tranh khốc liệt ở Trung Quốc. Trên thực tế, những đảng viên ĐCSTQ không hề có niềm tin thực sự vào hệ tư tưởng cộng sản.
Bài báo cũng chỉ ra, ĐCSTQ và ông Tập Cận Bình đang phải đối mặt với tình trạng có rất nhiều đảng viên “bất động”, họ chỉ đóng vai trò làm tăng số lượng đảng viên, chứ không mang lại bất kỳ đóng góp thực chất nào cho Đảng. Ngoài ra, giới chức cao tầng cũng lo ngại rằng, một số đảng viên ‘nản lòng thoái chí’ có thể sẽ thúc đẩy các quan điểm khác nhau trong nội bộ Đảng.
Theo quan điểm của Tập Cận Bình, trung thành với ĐCSTQ có nghĩa là trung thành với chính mình. Do đó, ông Tập đang tìm kiếm những cách thức mới để “cải tạo” đảng viên, không cho phép mang danh nghĩa đảng viên chỉ là để thăng tiến. Ngoài ra, đối với những người muốn gia nhập Đảng trong tương lai phải đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt.
Từ quan điểm của Tập Cận Bình có thể thấy, lòng trung thành của các thành viên ĐCSTQ đã suy giảm đáng kể, theo lời ông Tập thì chính là đang “nổi loạn đối với chính mình”. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, với tham vọng trở thành nhà lãnh đạo vĩ đại của ĐCSTQ sau Mao Trạch Đông, có nhiều lý do để lo lắng về lòng trung thành của các đảng viên.
Đặc biệt là trong hơn năm qua, việc đối phó với đại dịch viêm phổi Vũ Hán, kiểm soát tình trạng thiếu lương thực và giải cứu người dân trong cơn lũ lụt, đã khiến hình tượng Trung Quốc trên trường quốc tế bị bôi bẩn không còn lại chút gì.
Từ phương diện quyết sách của ĐCSTQ, cho dù đó là một cú đánh tàn nhẫn vào các gã khổng lồ công nghệ dẫn đến sự sụt giảm của thị trường chứng khoán hoặc cuộc chiến thương mại không cần thiết với Australia, gây ra những rắc rối lớn cho các nhà máy sản xuất sắt thép, điện lực và cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, thì ĐCSTQ đều phải chịu trách nhiệm cho tất cả các rắc rối đã gây ra cho đất nước này.
Ông Tập cũng biết rõ rằng, “Băng nhóm Thượng Hải” trong nội bộ Đảng thuộc phe phái Giang Trạch Dân, luôn đứng sau ủng hộ các ông trùm doanh nghiệp lớn và các nhà cải tiến công nghệ như Jack Ma – người sáng lập Alibaba, có thể được coi là nhóm người đại diện của “chính phủ ngầm” ở Trung Quốc. Ngoài ra, đòn giáng mạnh vào ngành công nghiệp công nghệ của ông Tập Cận Bình mới đây cũng đồng nghĩa với việc ông ta sẽ có càng nhiều đối thủ hơn trong ĐCSTQ.
Bài báo phân tích rằng, nếu sự phản đối nhắm vào ông Tập phát triển thành hình thức biểu đạt rõ ràng hơn, “Băng nhóm Thượng Hải” sẽ không ngại lật đổ Tập khi thời điểm chín muồi. Bởi vậy, đối với ông Tập Cận Bình mà nói, đòi hỏi lòng trung thành của đảng viên không phải là một lựa chọn, mà là một sự ép buộc.
Akshay Narang, một học giả chính trị quốc tế, chỉ ra rằng trong khi cố gắng kiềm chế các đảng viên ĐCSTQ, ông Tập lại vô tình để lộ ra sơ hở, để cho kẻ thù trong và ngoài nước biết rằng ĐCSTQ đang xảy ra nội chiến, hơn nữa còn vô cùng tàn khốc.
Tuệ Tâm (Theo Vision Times)