Niềm tin luân hồi trong văn hóa châu Âu thời Trung Cổ

18/06/18, 13:21 Bí ẩn, Văn minh cổ đại

Theo những văn tự ghi chép lại, câu chuyện về luân hồi không chỉ có trong nền văn hóa phương Đông, mà ở phương Tây, cụ thể là văn hóa Celt cũng tin rằng con người sau khi chết đi thì linh hồn sẽ chuyển sinh…

Các tộc người Celt có quan niệm rõ ràng về cái chế và sự chuyển sinh. (Ảnh: qua celticlife.com)

Người Celt là một nhóm đa dạng các bộ lạc, bộ tộc và dân tộc sống vào thời kì đồ sắt và thời kì đầu Trung Cổ ở châu Âu. Nguồn gốc của họ bắt nguồn từ Trung Âu, phía Bắc sông Danube. Từ đây, họ di chuyển đến nhiều vùng của châu Âu như Pháp, Anh, Tây Ban Nha,… và cả Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày nay, các khu vực tập trung nhiều người nói ngôn ngữ Celt là Ireland, các khu vực phía Tây và phía Bắc của Vương quốc Anh (xứ Wales, Scotland, Cornwall và Đảo Man), và miền Bắc nước Pháp (Brittany).

>>> Boudicca, Nữ hoàng Celtic và cơn thịnh nộ cho người La Mã (P1)

Người Celt trong những bản ghi chép của Hy Lạp và La Mã

Theo những ghi chép của người La Mã và Hy Lạp, sự bất tử của linh hồn là một điều không thể bàn cãi tại vùng đất của người Celt. Với niềm kính trọng tín ngưỡng của người Celt, nhà lãnh tụ quân sự và chính trị La Mã cổ đại Julius Ceasar đã nói rằng “sau cái chết, các linh hồn chuyển từ nơi này qua nơi khác”. Điều này có thể ẩn ý rằng linh hồn nhận được một vật chứa hữu hình mới sau khi phải rời khỏi vật chứa cũ. Tuy nhiên, chỉ mỗi câu nói này thì không đủ để chúng ta hiểu hết được những gì người Celt tin tưởng về cái chết và sự chuyển sinh.

Nhiều học giả cổ đại nổi tiếng cũng cho biết, các “druid” tin vào sự đầu thai của linh hồn. Druid là những người có học thức, địa vị cao trong cộng đồng người Celt. Họ là nhà thơ, nhà lập pháp, thầy thuốc hay các chức sắc quan trọng trong lĩnh vực tôn giáo.

Nhà sử học Hy Lạp cổ đại Diodorus Siculus nói rằng, linh hồn “sống lại sau một số năm nhất định” trong một cơ thể hoặc dạng khác. Nhà thơ La Mã cổ đại Marcus Annaeus Lucanus cũng đề cập đến niềm tin của các druid vào sự chuyển sinh. Ông nói: “Linh hồn chi phối các chi ở một khu vực khác,… Cái chết chỉ là điểm giữa của một sự sống lâu dài hơn”. Câu nói này đã mô tả bản chất tạm thời của linh hồn và chỉ ra rằng cơ thể đơn giản chỉ là một nơi linh hồn trú ngụ. Một số người khác so sánh những lời dạy của các druid với nhà triết học người Hy Lạp Pythagoras. Từ số ít những lời răn dạy còn sót lại của Pythagoras, người ta cho rằng ông tin tưởng linh hồn có thể đầu thai thành người hoặc động vật. Người Hy Lạp gọi việc này là metempsychosis (đầu thai).

Tranh khắc của Anh về những druid cổ đại. Druid là một thành viên của tầng lớp trí thức của các tộc người Celt ở Gaul, Anh, Ireland, và có thể ở những nơi khác trong thời kỳ đồ sắt. (Ảnh: qua societatisecrete.com)

Sự chuyển sinh của nhà thơ huyền thoại Taliesin

Trong những truyền thuyết của người Wales có một nhân vật lỗi lạc có thể tái sinh nhiều lần. Kể cả những người châu Âu không mấy quen thuộc với thần thoại xứ Wales cũng có thể từng nghe đến truyền thuyết về Taliesin. Ông là một nhà thơ huyền thoại sở hữu trí tuệ siêu phàm, khả năng nhìn được những sự kiện trong quá khứ xa xưa và cả những kiếp trước đây của mình.

Trong truyện kể về Cad Goddau, ông nói rằng ông đã tồn tại trước khi thế giới bắt đầu. Trong toàn bộ câu chuyện, ông đã đưa ra bằng chứng về những hình dạng khác nhau mà ông đã chuyển sinh trong những kiếp trước. Thật khó để phân biệt những phát ngôn này chỉ là một phép ẩn dụ hay là một bằng chứng chân thực cho thấy người Celt tin vào chuyển sinh.

Nhà thơ huyền thoại Taliesin trong truyền thuyết xứ Wales. (namingthefishes.wordpress.com)

Tuy nhiên, khi đối chiếu với các tài liệu cổ, dường như tác giả có ý muốn truyền đạt đức tin về chuyển sinh cho người đọc. Vào hậu kỳ Cổ đại, những tôn giáo bí ẩn đã thống trị khu vực Địa Trung Hải. Rất có thể là người Celt đã bị ám ảnh với truyền thống của họ tới mức bị sa đà vào các phong tục tôn giáo kiểu này. Trong những tôn giáo bí ẩ này, bản chất và hành trình của linh hồn được khắc họa rất đáng chú ý. Mặc dù chúng ta không có nhiều thông tin và hiểu biết về những phong tục này, nhưng rất có thể là chúng thừa nhận sự tồn tại của chuyển sinh.

Trong số ít những ghi chép về các tôn giáo bí ẩn còn sót lại, người ta đã tìm thấy những thông tin có liên quan đến Epona, nữ thần bảo trợ cho loài ngựa được nhắc tới trong cuốn tiểu thuyết La Mã cổ đại nguyên vẹn duy nhất “The Golden Ass”. Epona là một vị nữ thần của người Celt được thờ phụng rộng rãi và có những vai trò vô cùng quan trọng, rất có thể bà chính là Rhiannon trong truyền thuyết của người dân xứ Wales. Cả hai vị thần có nhiều điểm chung về những động vật và hình ảnh có liên hệ với họ.

Cerridwen sinh hạ Taliesin

Mặc dù cuốn sách của Taliesin được viết khá muộn, nhưng như thế không có nghĩa là nó không mô tả chính xác những tín ngưỡng đa thần của người Celt. Trong cuốn sách có câu chuyện kể về Taliesin chuyển sinh thành các hình dạng khác nhau. Kiếp đầu tiên của ông là Gwion Bach Ap Gwreang (tên này có ý nghĩa là cậu con trai đẹp/trắng/hứa hẹn của Gwreang), Taliesin được giao nhiệm vụ quấy vạc để tạo ra thứ nước thuốc giúp Morfran, con trai của Cerridwen, có được trí tuệ để bù đắp cho hình dạng gớm ghiếc của mình. Cái tên Morfran xuất phát từ Mor (biển cả) và fran/bran (con quạ).

Trong khi khuấy hỗn hợp, bàn tay của Gwion bị bỏng vì bong bóng sủi lên và nổ ra. Khi anh ấy mút ngón tay cho đỡ nóng, trí tuệ đã theo đó đi vào trong cơ thể anh. Cerridwen ngay lập tức nhận ra rằng Gwion đang nhận trí tuệ dành cho con trai của bà ta. Thế là bà ta rượt đuổi Gwion. Trong quá trình đuổi bắt, Cerridwen và Gwion lần lượt biến đổi thành một loạt các con vật khác nhau. Chuỗi biến hình này có thể làm chúng ta liên tưởng tới sự ẩn dụ về chuyển sinh. Tuy vậy, mọi việc vẫn chưa kết thúc ở đây, tới điểm cuối của chuỗi biến hình, khi thấy Gwion biến thành một hạt lúa mì, Cerridwen biến thành một con gà mái. Con gà đã ăn hạt lúa mì Gwion. 9 tháng sau đó Cerridwen đã đẻ ra Gwion trong một hình dạng mới, chính là Taliesin, tên này có nghĩa là “lông mày sáng chói”.

Chuyến đi của Bran

Chúng ta hãy cùng đi tới một địa phương khác, trong các truyện kể của người Ireland, những câu chuyện tương tự cũng xuất hiện và là bằng chứng chứng minh cho sự chuyển sinh. Trong câu chuyện về Scel Tuain Meic Cairill, người đàn ông được cho là đã sống trong hình dạng nhiều loài động vật khác nhau trong hàng trăm năm, với mỗi lần hiện thân thành một động vật mới, anh ta lại trẻ ra một lần nữa.

Quá trình đầu thai của anh ta khá thú vị. Anh ta phải chuyển đến một cái hang, nhịn ăn, rơi vào giấc ngủ sâu và rồi tái sinh trong một hình hài khác. Trong khi ngủ anh ta có thể nhớ lại hình dạng trước đây của mình. Quá trình này có thể là một phép ẩn dụ cho thiền định hoặc cái chết.

Có lần anh đã sống trong hình hài một con cá. Kiếp đó anh ta bị bắt và dâng làm thức ăn cho hoàng hậu Uliad. Sau khi ăn con cá, bà sinh ra một đứa bé, điều đặc biệt là cậu bé nhớ rõ những kiếp sống trước đây của mình. Rất nhiều người có thể liên tưởng câu chuyện này tới những người có thể nhớ được những kiếp sống trước đây của mình.

Trong chuyện Immram Brain (Chuyến đi của Bran), một chiến binh tên là Cailte trở về từ cái chết đã giải thích làm sao Mongan (hoàng tử của Ulster) có kiếp trước là người anh hùng Finn Mac Cumaill. Câu chuyện cũng kể về cách Mongan biến đổi qua các hình dạng khác nhau. Có lẽ do tác giả của câu chuyện là một người theo đạo Cơ đốc nên sau đó Cailte bị cấm nói thêm về điều này. Câu chuyện Mongan cũng đề cập đến sự đầu thai. Một đứa trẻ được cho là Mogan khuyên Colum Cille rằng anh có thể nhớ lại đoạn thời gian về một vương quốc nằm tại vị trí cửa sông Loch Feabhail hiện nay. Anh cũng nhớ được những kiếp trước của mình là hươu, cá hồi, hải cẩu, sói, và một người đàn ông.

Trong sử thi Ireland “Vụ cướp gia súc của Cooley” (Táin bó Cuailnge), câu chuyện xoay quanh 2 con gia súc, chúng từng có nhiều kiếp sống là những sinh vật khác nhau, như hươu, quạ, sâu, chiến binh…

Sự chuyển sinh của một nữ thần

Trong câu chuyện The Wooing of Etain trong văn hóa Ireland, một nữ thần biến thành một cái hồ, sau đó từ cái hồ có một con ruồi được sinh ra. Một vị nữ hoàng ăn phải còn ruồi và sinh hạ một đứa bé. Cô bé được đặt tên là Echraide (có nghĩa là người cưỡi ngựa), có thể có ngụ ý tới mối liên hệ với thần Epona và Rhiannon. Câu chuyện này cho thấy kể cả các vị thần và nữ thần cũng có thể chuyển sinh. Điều đáng chú ý là trong hình hài con người, cô bé đã không thể nhớ được những kiếp sống trước đây của mình.

Một ví dụ khác là Li Ban, một người phụ nữ sống sót sau một trận lụt bằng cách trốn vào trong một căn phòng bằng thủy tinh nằm dưới một cái hồ (pháo đài và phòng bằng thủy tinh thường được ngầm hiểu là các thế giới khác trong truyền thuyết và thần thoại của người Celt), bà cuối cùng đã trở thành một người cá.

Math Fab Mathonwy

Khi quay trở lại với những câu chuyện thần thoại của xứ Wales, người ta phát hiện ra rằng chuyện về Taliesin không phải là câu chuyện duy nhất có ngụ ý về đầu thai hoặc chuyển sinh. Trong câu chuyện về vua Math Fab Mathonwy của Gwynedd, các tình tiết có ẩn ý tương tự cũng xuất hiện. Giống như sự thay hình đổi dạng của Cerridwen và Gwion, Gwydion và anh trai Gilfaethwy bị trừng phạt và phải sống kiếp hươu, lợn và sói rồi mới được cho phép trở lại hình dạng ban đầu của mình. Sau đó trong cùng tác phẩm, Lleu bị thương và biến hình thành một con đại bàng. Tuy nhiên anh ta cuối cùng cũng trở lại hình dáng ban đầu của mình. Mặc dù sự thay đổi hình dạng này có thể chỉ đơn giản là những màn biến hình, nhưng nó có thể là một phép ẩn dụ cho sự đầu thai của linh hồn. Điều này có thể sẽ mãi là một ẩn đố với nhân loại. Bởi lẽ rất có khả năng sau hàng trăm năm Cơ Đốc giáo thống trị ở Anh Quốc, những truyền thuyết và thần thoại của người Celt khó có thể được giữ nguyên mà không bị ảnh hưởng. Chuyển sinh về cơ bản không nằm trong giáo lý của Cơ Đốc giáo. Vì vậy, nếu thực sự muốn đề cập đến chuyển sinh, thì những câu chuyện này phải thay đổi để tồn tại trong xã hội Cơ Đốc giáo.

>>> Chó chuyển sinh thành công chúa bởi từng kính ngưỡng người tu hành

Quốc Hùng, theo Owlocation

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?