Những ‘thỏi son máu’: Mỹ phẩm được làm từ máu và nước mắt của trẻ em Ấn Độ

07/03/20, 11:41 Cuộc sống

Ấn Độ là đất nước có trữ lượng Mica lớn và là nguồn cung ứng Mica chủ yếu cho hầu hết các hãng mỹ phẩm trên toàn thế giới. Tuy nhiên điều đáng buồn là 70% sản lượng khai thác Mica tại đất nước này là bất hợp pháp và dựa trên việc bóc lột sức lao động của trẻ em cũng như dân nghèo.

Mỹ phẩm được làm từ máu và nước mắt của trẻ em Ấn Độ
Mỹ phẩm được làm từ máu và nước mắt của trẻ em Ấn Độ. (Ảnh qua trifact365)

Mỹ phẩm làm từ máu và nước mắt của những trẻ em Ấn Độ

Mica là một loại khoáng chất tự nhiên, sau khi tán mịn sẽ được thêm vào trong các sản phẩm làm đẹp cho phụ nữ như phấn mắt, son môi, má hồng… để tạo nên những ánh nhũ tự nhiên rất đẹp mắt và an toàn. Vì thế Mica rất được các hãng mỹ phẩm lớn săn đón như: L’Oreal, Revlon, Mac, Sephora…

Mica là một loại khoáng chất tự nhiên, sau khi tán mịn sẽ được thêm vào trong các sản phẩm làm đẹp cho phụ nữ như phấn mắt, son môi, má hồng… để tạo nên những ánh nhũ tự nhiên rất đẹp mắt
Mica là một loại khoáng chất tự nhiên, sau khi tán mịn sẽ được thêm vào trong các sản phẩm làm đẹp cho phụ nữ như phấn mắt, son môi, má hồng… để tạo nên những ánh nhũ tự nhiên rất đẹp mắt. (Ảnh: Pinterest)

Nhưng một sự thật đau lòng mà không phải ai cũng biết, chính là nguồn gốc để có được thứ nguyên liệu Mica này phần nhiều đều cần đến bàn tay của trẻ em Ấn Độ. 

Bởi Mica tại đất nước này, đa phần đến từ khai thác bất hợp pháp. Những chủ khu mỏ đều chuộng thuê lao động dưới 18 tuổi. Đến nay đã có hơn 20.000 đứa trẻ đang làm việc tại đây, trong đó có những đứa trẻ thậm chí chưa đầy 5 tuổi đã phải làm việc cực nhọc để khai thác và phân loại Mica mỗi ngày.

Đến nay đã có hơn 20.000 đứa trẻ đang làm việc tại đây
Đến nay đã có hơn 20.000 đứa trẻ đang làm việc tại đây. (Ảnh qua Village door)

Một lý do cho việc các nhà mỏ muốn sử dụng trẻ nhỏ bởi chúng dễ dàng chui rúc vào những hầm mỏ sâu và nhỏ hẹp hơn, và dĩ nhiên họ cũng không được nhận bất kỳ một phúc lợi hay sự bảo hộ nào. Đồng thời các công ty này cũng muốn tối đa hóa lợi nhuận cho mình, vì chi phí nhân công để trả cho những đứa trẻ sẽ rẻ hơn mà không hề quan tâm đến vấn đề nhân quyền hay an toàn cho bọn trẻ.

Nó thậm chí đã tàn nhẫn đến mức khiến các nhà điều tra phải dùng cụm từ “mica máu” để mô tả về ngành công nghiệp khắc nghiệt này.

Có thể thấy hàng ngày những đứa trẻ Ấn Độ, đứa lớn đứa nhỏ tay vác theo giỏ, búa, và đá lẽo đẽo theo người lớn đến những hầm mỏ khai thác. Chúng luồn lách trong những cái hang nhỏ, mang theo chiếc giỏ đựng trên lưng để đào cả rổ cát lẫn Mica chuyền ra ngoài, Mica sau khi được đem lên sẽ được lọc qua một tấm lưới để đãi cát, còn sót lại sẽ là số Mica được phân loại và mang về. 

Những đứa trẻ đang đang sàn lọc Mica.
Những đứa trẻ đang đang sàn lọc Mica. (Ảnh qua The Guardian)

Điều đáng nói là không một đứa trẻ nào có bất kỳ đồ bảo hộ trên người, thậm chí là một cái bao tay, hay một cái nón để bảo đảm an toàn. Không một đứa trẻ nào chưa từng một lần bị thương trong quá trình đào Mica. Các em thường xuyên bị những mảnh đá sắt nhọn cứa vào tay chảy máu. 

Nguy hiểm hơn là những lần xui rủi hầm mỏ bị sập, nhiều trẻ em bị chấn thương nghiêm trọng, thậm chí có không ít trẻ bị chôn vùi đến chết. 

Một cậu bé đang đào Mica dưới hầm mỏ, mà không hề có bất kỳ đồ bảo hộ nào.
Một cậu bé đang đào Mica dưới hầm mỏ, mà không hề có bất kỳ đồ bảo hộ nào. (Ảnh qua Reuters)
Một bé gái còn rất nhỏ cũng đang đào Mica ơhuj giúp bố mẹ. (Ảnh quaterredeshommes)

Một trong những trường hợp đau lòng từng xảy ra tại ngôi làng Chandwara ở Bihar là cậu bé Madan 16 tuổi, con trai ông Vasdev Rai Pratap đã chết cùng với 2 công nhân khai thác khác tại Jharkhand vào ngày 23/6 do hầm mỏ bị sập.

“Tôi không biết công việc trong hầm mỏ đó nguy hiểm như thế nào. Nếu biết, tôi sẽ không bao giờ để thằng bé ra đi” ông Pratap nhớ lại trong nỗi đau đớn xen lẫn hối hận. 

Những đứa trẻ đang chuyền Mica ra ngoài phụ nhau.
Những đứa trẻ đang chuyền Mica ra ngoài phụ nhau. (Ảnh qua Unicef)

Ông cũng cho biết, những người chủ khu mỏ nói rằng họ phải mất gần một ngày để đào được cơ thể của những người bị chôn vùi lên, nhưng ngay lập tức họ đã đem đi hỏa táng mà không hề thông báo cho gia đình nạn nhân được biết.

“Tôi thậm chí còn không kịp nhìn thấy con trai của mình lần cuối trước khi nó được đem đi hỏa táng.”

Hầu hết các thương lái nắm quyền kiểm soát các khu mỏ này đều không hề coi trọng mạng sống của những người dân. Họ tự đặt ra một mức giá dành cho người bị tai nạn chết và ông Pratap cũng không ngoại lệ. Ông được hứa sẽ đền bù khoảng 100.000 rupee (khoảng 33 triệu VNĐ) nhưng sau đó ông vẫn chưa nhận được.

Gia đình ông Kishar Kumari đã mất đi một đứa con gái.
Gia đình ông Kishar Kumari đã mất đi một đứa con gái. (Ảnh qua refinery29)

Một cuộc điều tra năm 2016 của Reuters cho thấy, không chỉ có trẻ em thường xuyên chết trong các mỏ này, mà nhiều trường hợp tử vong khác đã bị các quan chức địa phương che đậy, khiến cho việc thống kê con số chính xác trở nên khó khăn.

Ước tính có khoảng 10 đến 20 người chết trong các mỏ mỗi tháng, nhưng đó cũng chỉ là một con số mập mờ dựa trên những gì nghe được từ một vài người dân.

Những tai nạn chết người như thế thực tế luôn phổ biến. Không phải họ không biết đau đớn hay bức xúc mà không một ai dám bình luận về cái chết của những người thân mình. Họ chấp nhận xem đây là một rủi ro vì cuộc sống mưu sinh này không chỉ là của họ mà còn rất đông những người dân Ấn Độ đang phải sinh tồn dựa vào công việc này.

Bàn tay của một đứa trẻ trong suốt quá trình đào Mica.
Bàn tay của một đứa trẻ trong suốt quá trình đào Mica. (Ảnh qua Cafebiz)

Không chỉ những trường hợp chết do tai nạn lao động, một mối nguy hại đáng lo khác chính là những lớp bụi mịn dày đặc đầy độc hại ở hầm mỏ là thứ mà những người đào Mica thường xuyên hít phải, qua thời gian lâu dài, điều đó khiến phổi của họ bị tổn hại nghiêm trọng và mắc các bệnh như bụi phổi (silicosis), lao và hen suyễn, thậm chí dẫn đến tử vong… 

“Chúng tôi cảm thấy sức khỏe yếu dần sau thời gian làm việc tại mỏ. Triệu chứng phổ biến là buồn nôn và khó thở vì bụi nhưng chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác. Đây là công việc duy nhất mà chúng tôi có thể làm”, cô Basanti một công nhân đã có thời gian dài làm việc tại mỏ cho hay. 

Lý do để những người dân ở đây làm việc bán mạng cho những khu mỏ bất hợp pháp này, bởi không có ngành công nghiệp nào khác trong khu vực, mà đời sống người dân lại quá nghèo khổ cộng với nạn mù chữ nên việc khai thác Mica là sự lựa chọn duy nhất cho người dân kế sinh nhai. 

Thậm chí nhiều gia đình phải làm việc cho các chủ hầm mỏ để trả khoản vay nặng lãi với lãi suất 200% trước đó. 

Cụ thể là cô Simitra, 45 tuổi, một người mẹ hai con cho biết, gia đình cô đã cố gắng làm việc rất nhiều để trả khoản vay lãi 18.938 rupees (khoảng 6 triệu VNĐ) vào năm 2014 sau khi người chồng mắc bệnh lao.

Làm bán mạng nhưng thù lao lại rẻ mạt

Mặc dù phải đánh đổi bằng cả sức khỏe và tính mạng như thế nhưng mức thù lao được trả thì rẻ mạt. Độ chênh lệch giữa giá trả cho công nhân và giá họ bán ra lớn đến mức kinh ngạc, một mô hình kinh doanh siêu lợi nhuận dựa trên máu và nước mắt của những trẻ em và người dân nghèo lao động. 

1 kg Mica mà người dân khai thác sẽ được trả khoảng 5 rupee, điều đó có nghĩa là một gia đình 5-6 người phải khai thác ít nhất 20 đến 30 kg Mica mỗi ngày mới chỉ đủ tiền trang trải qua ngày.

1 kg Mica mà người dân khai thác sẽ được trả khoảng 5 rupee
1 kg Mica mà người dân khai thác chỉ được trả khoảng 5 rupee. (Ảnh qua refinery29)

Cũng có nơi trả cao hơn một tí “Họ trả cho tôi 8 rupee/kg (khoảng 2.500 VNĐ), nhưng tôi không biết họ sẽ bán ra bao nhiêu”, bà Sushila Devi, người ở quận Koderma, hiện đang nuôi 6 đứa con đã kiếm sống qua ngày bằng nghề này trong suốt hơn chục năm qua cho hay.

Trong khi đó, những tấm mica chất lượng hàng đầu được bán ra thị trường với giá lên đến 2.000 USD/kg (khoảng 44,8 triệu VNĐ), một con số chênh lệch khủng khiếp. Nhưng ngạc nhiên là tình trạng này không hề được các nhà chức trách Ấn Độ quan tâm mà còn bị giấu nhẹm đi trong nhiều năm qua. 

Phía những nhà sản xuất mỹ phẩm nói gì?

Khi câu chuyện bị phanh phui trên các mặt báo, một vài công ty mỹ phẩm quyết định chấm dứt hợp đồng với nhà cung cấp mica. Năm ngoái, công ty mỹ phẩm Lush có trụ sở tại Anh đã quyết định sử dụng mica tổng hợp – một sắc tố ánh sáng có thể phân hủy sinh học được tạo ra trong phòng thí nghiệm và tuyên bố các sản phẩm của họ hoàn toàn không có mica.

“Chúng tôi thực sự không có nhiều sự lựa chọn. Chúng tôi được thông báo rằng không thể đến thăm mỏ mà không có người giám sát, chúng tôi không thể xác minh độc lập hoặc truy xuất nguồn gốc của mica. Vì vậy, lựa chọn duy nhất chúng tôi là thay thế nguyên liệu để không tiếp tay cho những kẻ thiếu đạo đức”, Gabbi Loedolff, người chịu trách nhiệm mảng nguyên liệu thô của Lush nói.

Trong khi đó một số tập đoàn mỹ phẩm nổi tiếng nhất nhì thế giới khác như L’Oréal thì lại cho rằng, việc chấm dứt hợp đồng sử dụng Mica Ấn Độ không thể giải quyết được vấn đề, vì đào Mica vốn là kế sinh nhai của người dân nghèo Ấn Độ.

Tập đoàn mỹ phẩm nổi tiếng L'Oréal
Tập đoàn mỹ phẩm nổi tiếng L’Oréal. (Ảnh qua Instore)

“Chúng tôi tin rằng việc ngừng sử dụng mica Ấn Độ sẽ làm cho tình hình của người dân địa phương thêm tồi tệ. L’Oréal cam kết tiếp tục tìm nguồn cung cấp mica tự nhiên từ Ấn Độ để tạo điều kiện cho những người dân nghèo khó có thu nhập. Để làm như vậy, L’Oréal đảm bảo truy xuất nguồn gốc và tính minh bạch của toàn bộ chuỗi cung ứng của mình để đảm bảo công bằng và có trách nhiệm”, đại diện của L’Oréal nói. 

Tuy nhiên, tổ chức phi chính phủ Terre des Hommes lại cho rằng rất khó để ngăn chặn tình trạng bóc lột trẻ em ở những mỏ Mica Ấn Độ bởi khai thác như vậy có giá rất rẻ và chúng được bán cho những mỏ chính thống hợp pháp để ăn chênh lệch. Cuối cùng, người mua chẳng thể biết đâu là Mica hợp pháp và đâu là Mica lậu từ những đứa trẻ.

Bằng chứng là khi được hỏi về làm cách nào để các công ty mỹ phẩm đảm bảo được nguồn cung ứng Mica là hợp pháp, thì không một công ty nào có thể đưa ra câu trả lời chính xác mà đều lẩn tránh.

Lưu ý: Nếu bạn đọc thành phần mỹ phẩm trên các mỹ phẩm có chứa “mica”, “Potassium Aluminium Silicate” hay “CI 77019” thì chúng gần như chắc chắn đang sử dụng nguyên liệu trên thân xác của những em nhỏ từ Ấn Độ.

Ngành khai thác Mica: Suy tàn rồi bắt đầu nở rộ

Trong lĩnh vực Mica, Ấn Độ là nhà sản xuất lớn nhất lúc bấy giờ, đặc biệt vào thế kỷ 19 với hơn 700 mỏ và 20.000 công nhân làm việc trong lĩnh vực này. 

Tuy nhiên, đến năm 1980 Ấn Độ đã ban hành sắc lệnh giới hạn việc khai thác mica nhằm hạn chế tình trạng phá rừng và ô nhiễm môi trường. Hệ quả dẫn đến là nhiều khu mỏ đã đóng cửa. Đến năm 2000 thì việc khai thác mica đã chính thức bị dừng lại hoàn toàn.

Mica sau khi thu được sàn lọc ra
Mica sau khi thu được sàn lọc ra. (Ảnh qua refinery29)

Cho đến những năm gần đây, khoáng chất mica lại một lần nữa trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Các ngành công nghệ mỹ phẩm son phấn trên toàn cầu đổ nhau đi tìm nguồn nguyên liệu là mica tự nhiên, bởi việc sử dụng những thành phần hóa chất nhân tạo trong mỹ phẩm đã bị các nhà nghiên cứu và hiệp hội tiêu dùng phản đối vì liên quan đến việc gây bệnh ung thư.

Trước nhu cầu ngày một tăng cao như thế, hàng trăm mỏ Mica tại Ấn Độ đang bỏ hoang nay lại trở thành một “mỏ vàng” mà bất kỳ nhà sản xuất nào cũng thèm thuồng. Kể từ đó, thị trường chợ đen đã xuất hiện và những bất cập trong ngành khai thác Mica của Ấn Độ cũng dần bộc lộ, mà đi kèm với nó là máu và nước mắt của hàng chục ngàn trẻ em vô tội…

Chúc Di (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng