Người nghèo Ấn Độ: Ở nhà lâu thì dễ chết vì không có gì ăn, đi làm thì dễ chết vì nhiễm bệnh

03/04/20, 16:19 Cuộc sống

Chỉ trong vài ngày ngắn ngủi sau khi chính phủ ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc để ngừa dịch Vũ Hán, đời sống của 1,3 tỷ dân Ấn Độ gần như bị đảo lộn hoàn toàn. Đối với rất nhiều người trong số họ, ra khỏi nhà thì dễ bị nhiễm bệnh, không đi làm thì bị cái đói hành hạ… Tình thế thật tiến thoái lưỡng nan!

Thủ tướng Modi Narenda đã ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc, yêu cầu người dân ở yên trong nhà 3 tuần, cấm các sự kiện công cộng, đóng cửa trường học và các cơ sở công nghiệp, thương mại trên toàn quốc.

Động thái cứng rắn của Modi đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá cao trong việc ngăn chặn virus Vũ Hán. Tuy nhiên, điều này lại gây ra một thảm hoạ khác đối với hàng trăm triệu người nghèo tại Ấn Độ.

Ra khỏi nhà thì nhiễm bệnh, không đi làm thì cái đói hành hạ

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thu nhập của công nhân Ấn Độ dao động ở mức 138-499 rupee (1,84 – 5,97 USD)/ngày, chỉ đủ để họ cầm cự qua ngày.

Khu ổ chuột tại Ấn Độ.
Khu ổ chuột tại Ấn Độ. (Ảnh qua Guu)

“Người lao động nhập cư sẽ không có thu nhập nếu không đi làm”, CNN dẫn lời nhà kinh tế Arun Kumar cho biết. “Các chuỗi cung ứng tê liệt khiến nhiều người mất việc làm. Họ không có tiền mua tích trữ những nhu yếu phẩm và thực phẩm cần thiết”.

Sonia Manikraj, một giáo viên 21 tuổi sống ở khu ổ chuột Dharavi than thở: “Hàng ngày tôi buộc phải ra khỏi nhà để mua thức ăn. Các cửa hàng thực phẩm ở đây chỉ mở cửa từ 11h đến 15h, người xếp hàng rất đông”.

Do đó, người lao động nghèo Ấn Độ phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan: Ra khỏi nhà làm việc thì có nguy cơ nhiễm bệnh còn nếu ở nhà thì bị cái đói hành hạ. 

Một số người do không còn lựa chọn nào khác nên buộc phải phó mặc số phận mà ra ngoài đi làm. Ví dụ như những công nhân vệ sinh, được xem là một công việc thiết yếu không thể nghỉ, nên được loại trừ khỏi lệnh hạn chế đi lại.

Họ được yêu cầu phải đi làm mỗi ngày. Nhiều người dọn rác ở bệnh viện và quay trở về ngủ trong các khu ổ chuột. Họ không có bất kỳ thiết bị bảo hộ nào như găng tay hay khẩu trang, cũng không có chiến dịch nâng cao nhận thức nào để dạy cho họ về những nguy hiểm của việc lây truyền virus corona. Điều gì sẽ xảy ra khi họ mắc bệnh?”, ông Milind Ranade, người sáng lập tổ chức lao động ở Mumbai, cho biết.

Như trường hợp anh Mahender là nhân viên vệ sinh của một khu chung cư ở Mumbai, hằng ngày anh kiếm được 5.000 rupee/tháng (66 USD) để nuôi vợ, 3 con và người bố 78 tuổi. Nếu cần chăm sóc y tế, anh không phải là đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm thuộc gói kích thích kinh tế của chính phủ.

“Điện thoại của tôi reo liên hồi và cư dân trong tòa nhà mà tôi dọn vệ sinh liên tục gọi tôi quay lại làm việc”, anh kể: “Tôi không được phát khẩu trang hay găng tay khi làm việc, thậm chí không có xà bông để rửa tay trước bữa ăn. Nhưng nếu hôm nay tôi không làm việc, ngay ngày mai họ sẽ đuổi tôi và thuê người khác”.

1.440 người dùng chung 1 nhà vệ sinh

Theo khảo sát năm 2019 của Tập đoàn Quản lý Đô thị Mumbai; tại khu Dharavi ở Mumbai, 1.440 người sẽ phải sử dụng chung một nhà vệ sinh, và có tới 78% nhà vệ sinh công cộng trong khác khu ổ chuột này đều thiếu nước sạch.

Jeetender Mahende, nhân viên vệ sinh 36 tuổi, cũng là một trong những ví dụ điển hình của người nghèo tại Ấn Độ. Anh hiện đang sống trong một căn nhà tồi tàn bé tí nằm lụp xụp ở giữa khu ổ chuột Valmiki, phía bắc Mumbai, Ấn Độ. 

Không chỉ thiếu ăn do không có thêm thu nhập, những căn nhà trong khu ổ chuột như Mahender cũng không có nước sinh hoạt hay toilet riêng. Họ phải dùng chung toilet với nhau trong những nhà vệ sinh công cộng, vừa hôi thối vừa tìm ẩn nhiều mối nguy đối với sức khỏe.

1.440 người dùng chung 1 nhà vệ sinh
1.440 người phải dùng chung 1 nhà vệ sinh. (Ảnh qua Merriam)

“Lối đi trong khu ổ chuột rất chật hẹp, đến mức khi đi qua nhau chúng tôi không thể không va chạm vào nhau. Chúng tôi sử dụng nhà vệ sinh chung và có 20 gia đình sống gần nhà tôi. Nếu một người trong số chúng tôi nhiễm virus, tất cả đều sẽ mắc bệnh”, anh Mahender than thở.

Không chỉ riêng Mahender là người duy nhất rơi vào tình cảnh đó, phần lớn những phụ nữ sống trong các khu ổ chuột đều buộc phải ra ngoài mỗi ngày để có được nước sạch trong sinh hoạt.

Họ phải tắm giặt cùng nhau hằng sáng và đi lấy nước dùng cho cả ngày. Không ai có phòng tắm và vòi sen trong nhà, và bể nước công cộng chính là nguồn nước sạch duy nhất của họ.

Cô Mahender một nữ công nhân xây dựng ở Gurugram, sống gần New Delhi, cho biết, cô luôn phải thức dậy từ lúc 5h mỗi sáng để xách nước từ bể nước công cộng cách nhà cô khoảng 100 mét đem về dùng. Bể này được dùng để phục vụ 70 công nhân xây dựng nhập cư gần đó.

Trước tình hình đó, Sania Ashraf một nhà dịch tễ học phân tích: “Trong bối cảnh đại dịch, việc dùng chung toilet có thể gây nguy cơ nhiễm bệnh nếu không vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, hệ thống thông gió kém cũng góp phần làm lây lan virus. Điều này đặc biệt gây lo ngại khi có bằng chứng cho thấy bệnh nhân phát tán virus thông qua phân, dẫn tới nguy cơ lây nhiễm trong các toilet chung và những nơi vẫn dùng nhà tiêu ngoài trời.” 

Rõ ràng tính đến nay, ít nhất đã có 1 người trong khu ổ chuột Mumbai đã nhiễm  virus Vũ Hán, khiến tâm lý sợ hãi của người dân lan rộng, hàng nghìn lao động nhập cư phải tìm cách trốn chạy khỏi các khu ổ chuột để về quê bằng xe buýt hay thậm chí đi bộ, làm dấy lên nỗi lo ngại họ sẽ đưa virus về quê nhà. 

Hàng vạn người di cư muốn chạy trốn khỏi ổ dịch

Hàng chục nghìn người trong số 45 triệu lao động nhập cư Ấn Độ mong muốn được về quê. Họ không có nhiều lý do để ở lại vì hầu hết trong số họ đều đã bị mất việc ở thành phố do lệnh phong toả, ngoài ra các khu ổ chuột – nơi họ sinh sống là nơi có nguy cơ cao lây lan virus nhất.

Các nhà nghiên cứu ở Trung tâm Bền vững từng cảnh báo tỷ lệ mắc virus Vũ Hán trên toàn cầu là 2-3%, nhưng tại các khu ổ chuột Ấn Độ, tỷ lệ có thể cao hơn 20% do điều kiện sinh sống đông đúc.

Bất chấp lệnh cấm, hàng vạn người di cư muốn chạy trốn khỏi ổ dịch
Bất chấp lệnh cấm, hàng vạn người di cư muốn chạy trốn khỏi ổ dịch. (Ảnh qua Twitter)

Hôm 28/3, chính quyền các bang Uttar Pradesh, Bihar và Haryana đã bố trí hàng trăm xe buýt chở người dân về quê, gây ra cảnh tượng hỗn loạn khi hàng nghìn người đổ đến các bến, tìm cách chen chân lên xe buýt.

Tuy nhiên, đến Chủ nhật ngày 29/3, Thủ tướng Modi yêu cầu tất cả các bang phong tỏa biên giới ngăn chặn sự lây lan virus về vùng nông thôn. 

Nhiều người do không có lựa chọn nào khác nên chấp nhận đi bộ hàng trăm km để về quê nhà. Nhưng điều này lại gây nên một mối lo ngại rằng họ sẽ mang virus đi phát tán khắp nơi.

Do đó giới quan chức bắt đầu nỗ lực truy tìm hàng triệu lao động nhập cư đã quay về những ngôi làng nhỏ trên khắp cả nước và yêu cầu họ cách ly trong 14 ngày.

Cô Sia người sống trên công trường xây dựng tại Gurugram, cũng là một trong số những người muốn rời bỏ khu ổ chuột tồi tàn này nhưng không kịp rời đi vì không bắt được xe buýt.

“Từ khi mất việc, tôi đã không có thu nhập trong 20 ngày rồi. Trước đó mỗi ngày tôi chỉ kiếm được 5 USD nên không có tiền tiết kiệm giúp gia đình cầm cự qua dịch bệnh”, cô kể.

“Nếu tất cả mọi thứ ngừng hoạt động, tôi biết gia đình tôi không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc sống lay lắt trong khu ổ chuột bẩn thỉu này”, Sia buồn bã nói thêm. 

An Nhiên (Theo CNN)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng