Những di ngôn trước khi chết nổi tiếng trong lịch sử (Phần cuối)

18/01/16, 10:17 Cổ Học Tinh Hoa

Những câu chuyện và di ngôn trước khi chết của các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử đã được cẩn thận ghi chép lại. Cho đến nay, những di ngôn ấy vẫn khiến người đời không khỏi cảm động.

Tượng đồng Đàm Tự Đồng tại Giang Tô được tạo nên bởi nhà điêu khắc nổi tiếng, giáo sư Học viện Mỹ thuật Trung ương Điền Thế Tín.

Đàm Tự Đồng (1865 – 1898)

Đàm Tự Đồng là một chính trị gia nổi tiếng thời Trung Quốc cận đại, một trong những lãnh đạo của “Biến pháp Mậu Tuất” (1898), nhưng thất bại và bị giết năm 34 tuổi cùng với 5 người nữa nên được người đời gọi là Lục quân tử.

Ngày 22/9/1898, Đàm Tự Đồng bị bắt giam, khi ở trong tù, Đàm Tự Đồng bình thản ung dung, làm thơ trên vách tường: “Ta tự vung đao nhìn trời mà cười, lưu lại gan mật cho hai ngọn Côn Lôn…”

Ngày 28, Đàm Tự Đồng và những người còn lại trong nhóm “Lục quân tử” bị hành quyết tại Bắc Kinh, trước lúc hành hình, ông ngửa mặt lên trời hô to: “Có tâm giết tặc, không đủ lực xoay chuyển trời đất. Chết có ý nghĩa, khoái chăng, khoái chăng!“.

Hoằng Nhất đại sư (1880 – 1942)

Tranh thủy mặc Hoằng Nhất đại sư.

Hoằng Nhất đại sư tên thật là Lý Quảng Hầu, hiệu Thúc Đồng. Trước khi xuất gia, ông là một nhạc gia nổi tiếng, đồng thời là một người rất giỏi về thơ văn, từ phú, là một tay thư pháp có hạng, còn là chuyên gia giáo dục trong lĩnh vực mỹ thuật tạo hình.

Qua những lần tiếp xúc với Tổ Ấn Quang, ông vô cùng ngưỡng mộ phong thái và đức hạnh của vị cao tăng này. Vì thế, năm 1918, Lý Quảng Hầu đã quyết định vứt bỏ hết tất cả phù hoa, danh lợi nơi thế tục, xuất gia tu luyện tại chùa Linh Ẩn, được ban pháp danh Diễn Âm, hiệu Hoằng Nhất.

Trước khi lâm chung Hoằng Nhất đại sư viết 4 chữ “Bi hân giao hợp” đưa cho pháp hữu của mình là Diệu Liên đại sư, có nghĩa là “Bi thương và vui sướng luôn đi cùng với nhau”.

Cho đến nay vẫn chưa ai biết được ý nghĩa thật sự của 4 chữ này. Có người giải thích rằng đây là thể ngộ của đại sư về một đời người, từ khi sinh ra đến khi chết đi thì luôn xuất hiện bi thương và niềm vui xen kẽ nhau. Có người cho rằng bi thương ở đây là toàn bộ những khổ nạn, đau buồn trong đời mỗi người, còn niềm vui sướng là cảm giác được giải thoát khi người ta lìa đời.

Có người lại nói rằng câu này là tâm trạng trong những giây phút cuối đời của Hoằng Nhất đại sư, là cảm giác vô cùng đặc biệt của một người đang đi những bước chân cuối cùng trên con đường tu luyện của mình, thật khó dùng lời mà diễn tả, chỉ có ai thực sự trải qua thì mới cảm nhận được cảm giác đó.

Vương Quốc Duy (1877 – 1927)

Vương Quốc Duy (1877 – 1927).

Vương Quốc Duy là một học giả nổi tiếng trong thời chuyển giao từ cận đại sang hiện đại của Trung Quốc đươc quốc tế vinh danh, là người dung hợp triết học hiện đại của phương Tây với triết học cổ điển Trung Hoa lại với nhau, là một trong “Thanh Hoa tứ đại đạo sư” thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc.

Vào những năm cuối đời Vương Quốc rất bi quan trước tình cảnh suy bại của văn hóa. Ngày 2/6/1927, sau khi những học giả Lưỡng Hồ, Diệp Đức Huy, Vương Bảo Tâm bị xử bắn, ông đã thuê một chiếc xe kéo đi về phía Di Hoà Viên một lâm viên nổi tiếng ở ngoại ô phía tây Bắc Kinh Trung Quôc, hút hết một điếu thuốc rồi lao xuống hồ cá trong lâm viên tự tử. Khi người ta vớt ông lên, thấy trong túi áo của ông có một di thư viết: “Kết thúc năm mươi năm cuộc đời, là cái chết cô độc. Một đời biến động, khổ nhục vô ý nghĩa“. Ông đã chọn cái chết để thể hiện tinh thần ý chí độc lập tự do của mình.

Xem thêm:

Lê Hiếu, dịch từ secretchina.com

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

Ad will display in 09 seconds

Đâu là khí chất của một người cao quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Lời dặn của quỷ đói

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

    Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

  • Đâu là khí chất của một người cao quý

    Đâu là khí chất của một người cao quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Lời dặn của quỷ đói

    Lời dặn của quỷ đói

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện