Những công ty “chết thảm” sau khi về tay Microsoft
ICTnews – Không chỉ điện thoại Nokia, danh sách những công ty “chết thảm” sau khi về tay Microsoft còn có Hotmail, WebTV, aQuantive….
Hotmail – Giá mua: 400 – 500 triệu USD – Thời gian mua: 1998
Microsoft mua nhà cung cấp email trên nền web đầu tiên với tên gọi HoTMaiL (những chữ cái viết hoa tạo nên cụm HTML) vào năm 1998 với giá tin đồn khoảng 400 – 500 triệu USD. Hotmail vẫn còn được sử dụng vào ngày nay nhưng Microsoft thừa nhật nó là một mảng kinh doanh chỉ hòa vốn và được sử dụng để chuyển lưu lượng từ những sản phẩm chiến lược như Bing hay Office 365. Navision – Giá mua: 1,54 tỷ USD – Thời gian mua: 11/7/2002
Sau khi mua lại Great Plain Software, công ty sản xuất ứng dụng kế toán có giá trị năm 2001 ước tính khoảng 1,1 tỷ USD, Microsoft bước thêm một bước nữa để củng cố vị trí trên mảng hệ thống quản lý doanh nghiệp bằng việc mua lại Navision, một công ty Đan Mạch cũng phát triển các sản phẩm tương tự nhưng có chỗ đứng tốt hơn ở thị trường châu Âu. Cả hai cùng được cài sẵn vào Microsoft Dynamics, cùng với Navision và Great Plain, những phần mềm này trở thành 4 cánh tay đắc lực của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Dù Microsoft đã ghi điểm vì tung ra hàng loạt các dịch vụ đáp ứng nhu cầu nở rộ của thị trường phần mềm, nhưng Microsoft đã phải bỏ ra đến 3 tỷ USD nhằm cướp vị trì hàng đầu của các đối thủ như SAP, Salesforce và Oracle. Thế nhưng cuối cùng, theo báo cáo năm 2009, thị phần mảng này vẫn do SAP, Oracle, Sale Forces đứng đầu, Microsoft chỉ chiếm vị trí thứ 4 với 6,4% thị phần, thua xa người đứng đầu là SAP với 22,5 %. Tellme Networks – Giá mua: 800 triệu USD – Thời gian mua: 14/3/2007
Công ty Tellme của nhà đồng sáng lập Mike McCue được Microsoft mua lại với giá 800 USD, sau đó chỉ 2 năm, McCue đã dùng số tiền này để lập ra Flipboard. Thương vụ năm 2007 này tưởng như là hứa hẹn và lúc đó công ty này đã có thể cung cấp một dịch vụ tìm kiếm các thông tin như giá cổ phiếu, thời tiết dạng website qua dịch vụ trả lời tự động trên điện thoại và giúp các công ty giảm lượng nhân công một cách đáng kể. Thế nhưng thật không may, Microsoft mua lại nó với giá xấp xỉ 800 triệu USD nhưng mô hình hoạt động của Tellme lại chẳng phù hợp với xu hướng phát triển của mobile web, và chính những gì Tellme làm được chỉ giống như người trợ lý ảo Siri hay Google Now ngày nay mà thôi Đối với nhà đồng sáng lập Tellme, Mike McCue, đây là một vụ làm ăn thông minh. Nhờ số tiền này, ông đã tạo lập được mối quan hệ với nhà đầu tư lớn Kleiner Perkins để tạo ra ứng dụng tạp chí xã hội Flipboard mà đến ngày nay nó vẫn vô cùng được ưa chuộng. WebTV, một trong nhưng công ty TV Internet đầu tiên – Giá mua: $425 million – Thời gian mua: 1997
Khi internet trở nên phổ biến, Microsoft, giống như các công ty khác đã cho rằng mọi người sẽ muốn lướt TV trên internet. Để đảm bảo mình là một trong những kẻ đầu tiên bước chân vào thị trường này đầu tiên, Microsoft mua lại công ty WebTV với giá 435 triệu USD bằng hình thức tiền mặt và cổ phiếu. Số lượng sản phẩm bán ra rất ít dù sau đó Microsoft đã đổi tên sản phẩm thành MSN TV nhưng cũng chẳng ích gì. Cuối cùng sau một vài năm, Microsoft ngừng bán những chiếc MSN TV và tập trung vào một chiến lược thành công hơn: Xbox. Danger, phần mềm và dịch vụ di động – Giá mua: ước tính 500 triệu USD – Thời gian mua: 2008
Microsoft mua Danger với mức giá tin đồn vào khoảng 500 triệu USD vào đầu năm 2008 để thúc đẩy các chiến lược đi động. Tuy nhiên vụ thâu tóm này đã bị hỏng vì những cuộc đấu đá nội bộ. Cuối cùng nhóm của Danger bị buộc phải làm những công việc không như ý và sản phẩm cuối cùng là chiếc Kin phone, một nhóm khác thì phát triển hệ điều hành Windows Phone 7. Chiếc điện thoại Kin được ra đời sau một thời gian với ít tính năng hơn so với hứa hẹn và bị hủy bỏ chỉ hai tháng sau đó. aQuantive, công ty phần mềm và dịch vụ quảng cáo – Giá mua: 6 tỷ USD – Thời gian mua: 2007
Microsoft mua aQuantive năm 2007 nhằm “ăn thua” với Google khi công ty này mua lại DoubleClick và cũng để tước nó khỏi bàn tay của đối thủ Yahoo. Công ty có trụ sở tại Seattle này sở hữu nhiều sản phẩm quảng cáo và xuất bản. Ngoài ra, công ty này còn sở hữu một ban quản cáo kỹ thuật số có tên gọi Avenue A. Thế nhưng việc tích hợp hai công ty lại gặp rất nhiều vấn đề và cuối cùng Microsoft phải tái điều chỉnh lại chiếc lược quảng cáo. Hầu hết các lãnh đạo của aQuantive đã rời bỏ công ty và CEO Brian McAndrews cũng rời khỏi aQuantive vào cuối năm 2008. Microsoft đã sử dụng một số công nghệ của aQuantive vào chính nền tảng quảng cáo của mình nhưng hầu hết những công nghệ này sau đó đã bị loại bỏ. Cuối cùng Microsoft bán Avenua A với giá 530 triệu USD cho tập đoàn quảng cáo WPP vào năm 2009. Microsoft cũng đầu tư hàng triệu triệu USD vào cuối những năm 1999 và 2000
Ngoài những khoản thâu tóm khổng lồ, Microsoft cũng đầu tư hàng tỷ USD vào những công ty khác trong mảng viễn thông với AT&T (5 tỷ USD), Comcast (1 tỷ USD), Titus của Nhật (950 triệu USD) Korea Telecom (500 triệu USD). Không rõ Microsoft lời được bao nhiêu trong các khoản đầu tư này nhưng kế hoạch đưa phần mềm của hãng vào các loại đầu thu kỹ thuật số đã chẳng bao giờ trở thành hiện thực và khiến công ty phải chịu những khoản tổn thất nặng nề trong những năm 2000. Mảng thiết bị và dịch vụ của Nokia – Giá mua: 7,2 tỷ USD – Thời gian mua: tháng 5/2014
Tháng 5/2014, Microft tuyên bố mua lại mảng thiết bị và dịch vụ của Nokia với giá 7,2 tỷ USD, trong đó, Microsoft chi 5 tỷ USD cho hầu hết các đơn vị trong bộ phận sản xuất điện thoại di động của Nokia và 2,2 tỷ USD khác để mua lại các bằng sáng chế mà Nokia đang nắm giữ. Khi vụ mua bán thành công, CEO Microsoft đã hào hứng tuyên bố: “Hôm nay Microsoft chào đón bộ phận thiết bị và dịch vụ của Nokia gia nhập gia đình chúng tôi. Năng lực trong lĩnh vực di động và những giá trị họ mang lại sẽ đẩy mạnh sự chuyển biến tích cực cho chúng tôi”. Thế nhưng đến tháng 4/2015, Microsoft đã tuyên bố thua lỗ. Doanh thu mảng này quý gần nhất đạt 1,4 tỷ USD, trong khi chi phí bỏ ra lên tới 4 triệu USD. Theo ComputerWorld, dù chưa tính chi phí dành cho tiếp thị cũng như quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, Microsoft vẫn chịu lỗ 0,12 USD với mỗi điện thoại bán ra. CEO Microsoft hoàn toàn ý thức được các điểm yếu trên smartphone của mình như không được cộng đồng nhà phát triển ủng hộ, không có smartphone cao cấp đủ ấn tượng… là nguyên nhân khiến Windows Phone ngày càng cách xa đối thủ iOS và Android. |
Theo ICTNews