Nguyên tắc điều trị ung thư trong Trung Y

05/08/20, 15:45 Y học cổ truyền

Phương pháp điều trị ung thư đã được ghi nhận từ thời cổ đại. Các nguyên tắc đằng sau việc điều trị và thực hành chung sống với ung thư trong Trung y thời cổ đại luôn có sự bao hàm của các giá trị truyền thống của Trung Quốc.

Không ai có thể sống sót nếu không có chính khí, và không có phép màu y học nào có thể xảy ra nếu không có chính khí. Đó là quan niệm trong trị bệnh của y học Trung Quốc thời cổ đại (Ảnh: Twitter)

Bác sĩ Châu Lý Chung – người sáng lập Viện Y học Trung Quốc Hồng Kông, sinh ra trong một gia đình hành nghề Trung Y. Từ những năm 1970, ông đã nghiên cứu rất kỹ về bệnh ung thư và các bệnh nan y khác. Trong hơn 40 năm, ông luôn luôn áp dụng các phương pháp truyền thống trong liệu pháp điều trị lâm sàng của mình.

“Việc con người mắc một chứng bệnh nào đó đều có liên quan đến trạng thái tinh thần, lối sống và nhiều vấn đề khác. Y học Trung Quốc liên kết bệnh với cả các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài.

Các yếu tố bên trong là: 

  • Hỷ – niềm vui
  • Nộ – sự tức giận
  • Ưu – âu sầu
  • – suy ngĩ
  • Bi  – nỗi buồn
  • Khủng – sự sợ hãi
  • Kinh – lo lắng

Trong Trung y gọi chúng là thất tình của nhân loại”,  Bác sĩ Châu nói.

Các yếu tố bên ngoài là: 

  • Phong  – gió
  • Hàn – lạnh
  • Thử – nắng
  • Thấp – độ ẩm
  • Táo – khô hạn
  • Hỏa – nhiệt

Chúng được gọi là lục khí (6 yếu tố ngoại sinh), cùng với các mầm bệnh hiện đại [như] vi khuẩn, virus và ký sinh trùng, cộng với hóa học, vật lý và các yếu tố  khác”.

Trong y thư cổ Hoàng Đế nội kinh có thuyết, “Kinh, Hỷ thương Tâm; Nộ thương Can; Tư thương Tỳ; Bi, Ưu thương Phế; Khủng thương Thận”. Tạm giải nghĩa là: 

  • Kinh hãi và quá vui dễ gây tổn thương đối với tạng Tâm
  • Tức giận dễ gây tổn thương đối với tạng Can
  • Tư lự suy nghĩ quá độ dễ gây tổn thương đối với tạng Tỳ
  • Bi thương, âu sầu quá độ dễ gây tổn thương đối với tạng Phế
  • Sợ hãi quá độ dễ gây tổn thương đối với tạng Thận.

Tiến sĩ Châu giải thích:

“Trạng thái tinh thần của một người có thể ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan nội tạng trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của người ấy.”

“Hoàng Đế nội kinh thuyết rằng , do chính khí suy kiệt nên mới bị thế lực âm tà xâm nhập.”

“Nếu một người thiếu chính khí, tà khí và thế lực xấu sẽ xâm chiếm thân thể. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ung thư rất phức tạp và có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác, nhưng các nghiên cứu đã phát hiện, chức năng miễn dịch giảm dẫn đến đột biến gen.”

“Kết quả đột biến từ bệnh tật là bản chất ‘chính khí bị hư tổn”. Người cao tuổi và người già yếu có xu hướng trở thành nạn nhân của bệnh ung thư. Hiện nay, những người trẻ tuổi cũng có thể bị bệnh ung thư. Nó cũng có liên quan đến bức xạ, lạm dụng thuốc, ô nhiễm không khí, độc tố hóa học từ thực phẩm, trạng thái căng thẳng và các yếu tố khác.”

Phần lớn các bệnh nhân thường chết vì trị bệnh hơn là bị bệnh.

Điều trị y tế là sự điều chỉnh để cơ thể đạt được sự cân bằng. Y học không thể đi đến cực đoan. Việc tàn phá cả lực lượng âm và dương trong điều trị ung thư sẽ dẫn đến sự diệt vong. (Ảnh: FB)

Khi một số người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, họ sẽ trở nên rất lo lắng và sợ hãi, họ ăn không ngon ngủ không yên, hệ thống miễn dịch của họ trở nên tồi tệ hơn và điều đó sẽ khiến họ chết nhanh hơn. Một khi ‘tình chí’ của một người mất đi sự cân bằng, trạng thái bệnh tật của họ sẽ nghiêm trọng hơn. Ông nói:

“Theo Hoàng Đế nội kinh, con người không nên tích lũy hoặc loại bỏ một cái gì đó quá mức. Người ta nên dừng lại sau khi phần lớn chúng đã được gỡ bỏ, nếu không, người ta sẽ phải hứng chịu sự đau đớn.”

“Trong y học Trung Quốc, khi điều trị một khối u, mục tiêu là cần loại bỏ hơn một nửa khối u đó. Nếu vượt quá giới hạn sẽ dẫn đến tổn hại cả lực lượng tích cực và tiêu cực trong cơ thể, và cuối cùng cả hai có khả năng đều bị tiêu vong,”

“Từ thời xưa đến nay, y học Trung Quốc đã ủng hộ việc sống chung với khối u. Nghĩa là sống với một khối u trong cơ thể và ngăn chặn sự phát triển của nó. Nguyên tắc này thể hiện triết lý cổ xưa của Trung Quốc”

Ông đưa ra một ví dụ: Một bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy vào năm 1998 và chỉ vừa mất gần đây. Ông ấy vẫn sống khỏe mạnh thêm 13 năm với căn bệnh ung thư, điều này cực kỳ hiếm.

Cách điều trị ung thư duy nhất của bệnh nhân này là dùng thuốc Trung Y vài lần mỗi tuần. Từ năm 2007 đến 2011, khối u của người này chỉ tăng thêm 1 cm. Bệnh nhân vẫn có thể làm việc và đi lại như một người bình thường khỏe mạnh. Điều này vô cùng hiếm trong lĩnh vực y tế ngày nay.

Mặc dù y học cổ truyền Trung Quốc có lịch sử lâu dài trong việc thành công điều trị ung thư, nhưng rất ít bệnh nhân đến gặp các bác sĩ Trung Y khi mới bắt đầu bị ung thư. Thông thường họ chỉ đến sau khi trải qua phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị và đợi cho đến khi ung thư đã chuyển sang giai đoạn cuối.

Nguyên tắc ‘tuyệt vời’ của Y học thời cổ đại

Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu lâm sàng, bác sĩ Châu đã đi đến những kết luận sau:

“80% bệnh nhân ung thư tử vong do điều trị hoặc sợ hãi. Nhiều bệnh nhân bị suy yếu, khả năng tự phục hồi giảm dần sau phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Họ trở nên chán nản, do đó làm tình trạng bệnh tật trở nên  nặng thêm”.

“Không ai có thể sống sót nếu không có chính khí của mình, và không có phép màu y học nào có thể xảy ra nếu không có chính khí. Chăm sóc y tế được sử dụng để bổ sung chính khí, và điều chỉnh các điều kiện đó. Có chính khí, người ta sẽ sống; nếu không, người đó sẽ chết, và đó là những kết luận”.

Đó là nguyên tắc tuyệt vời của y học điều trị Trung Quốc [truyền thống] thời cổ đại”.

Bác sĩ Châu nhấn mạnh rằng, mọi người ai cũng đều có có bản năng sống. Do đó, chúng ta không nên bỏ qua năng lực tự chữa lành của cơ thể. (Ảnh: NTDTV)

Bác sĩ Châu nhấn mạnh rằng, mọi người ai cũng đều có có bản năng sống. Do đó, chúng ta không nên bỏ qua năng lực tự chữa lành của cơ thể. Trên thực tế, nghiên cứu y học của thế giới cũng đã phát hiện ra rằng, 1% bệnh nhân ung thư có thể tự chữa lành mà không cần điều trị. Trong quá trình chữa bệnh, ông ủng hộ “liệu pháp trò chuyện” để kích thích sức sống bên trong cơ thể bệnh nhân.

Chức năng miễn dịch quá mạnh không nhất thiết sẽ khiến chúng ta tốt hơn. Một số người nghĩ rằng, chức năng miễn dịch càng mạnh thì càng tốt cho họ. Bác sĩ Châu nói:

“Đó là một quan niệm sai lầm. Nhiều bệnh trên thân thể của chúng ta là do các phản ứng bất thường từ hệ thống miễn dịch, ví như bệnh tiểu đường, viêm da cơ địa, bệnh vẩy nến, viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus cường giáp, và tương tự”.

“Những bệnh đó rất khó chữa, và tất cả đều từ nguyên nhân chức năng miễn dịch tăng lên. AIDS và ung thư dẫn đến hệ thống chức năng miễn dịch giảm, thay vì được cải thiện”.

“Điều trị y tế là sự điều chỉnh để cơ thể đạt được sự cân bằng. Tuy nhiên, y học không thể đi đến cực đoan. Khi việc điều trị ung thư được thực hiện thông qua việc sử dụng các phương pháp có sức tàn phá cả lực lượng âm và dương. Cuối cùng, mọi thứ sẽ diệt vong”.

Y học Trung Quốc nhấn mạnh âm dương cân bằng. Điều trị các triệu chứng chính trước, và sau đó khôi phục tình trạng sinh lý bình thường. Khi chính khí đủ đầy, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động trở lại bình thường, và từ đó bệnh sẽ biến mất một cách tự nhiên”.

Thiện Thành (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

    Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

    Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

    Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?