Người phương Tây thấy gì từ cuộc “Đại nhảy vọt” tại Trung Quốc?

08/07/17, 07:32 Trung Quốc

Năm 1957, Mao ra lệnh thực hiện một cuộc “Đại nhảy vọt” cho nền nông nghiệp Trung Quốc. Nhưng kết quả là hàng triệu người bị chết một cách bất thường sau các cuộc vận động lần lượt diễn ra.

Người phương Tây thấy gì từ cuộc "Đại nhảy vọt" tại Trung Quốc?1
Trong chiến dịch Đại nhảy vọt, nông dân phải chuyển qua sản xuất gang thép hàng loạt. (Ảnh: Invisiblephotographer)

Trong khi hầu hết người dân thế giới xem thảm sát Holocaust của Adolf Hitler, Đại thanh trừng của Joseph Stalin, “Nạn đói lịch sử” (Terror Famine) của Ukraine, hay cuộc tàn sát người da đỏ ở Tân Thế Giới là những vụ giết người hàng loạt tồi tệ nhất trong lịch sử, “Đại nhảy vọt” của Mao Trạch Đông dường như đã vượt trội hơn tất cả với một khoảng thời gian kỷ lục.

Đại nhảy vọt đã giết chết khoảng 45 triệu người, theo nhà sử học Frank Dikötter, tác giả cuốn “Nạn đói lớn của Mao”, người đã viết một bản cập nhật cho nghiên cứu này trên tờ History Today.

Dikötter đã tóm tắt Đại nhảy vọt của Mao như sau:

“Mao đã nghĩ rằng ông ta có thể giúp đất nước của mình vượt qua đối thủ cạnh tranh bằng cách tập hợp dân làng trên khắp đất nước thành những công xã khổng lồ. Nhằm theo đuổi một thiên đường không tưởng, tất cả mọi thứ phải là sở hữu tập thể. Người ta bị lấy đi công việc, nhà cửa, đất đai, đồ đạc và sinh kế. Trong bếp ăn tập thể, thức ăn, được phân phối theo thìa dựa theo công tội, đã trở thành một vũ khí để buộc người dân phải theo sát từng mệnh lệnh của Đảng. Động lực làm việc bị tiêu tan, thay vào đó cưỡng chế và bạo lực đã được sử dụng để bắt những nông dân đói khát phải lao động trên những công trình thủy lợi quy hoạch kém, còn những cánh đồng lúa thì rơi vào quên lãng”.

Nhưng chính sách này hóa ra lại là một thảm họa, làm chết hàng chục triệu người dân bằng nạn đói. Nhưng không chỉ nạn đói gây ra chết người vô số kể, những tài liệu mới cho thấy vài triệu người cũng đã bị tra tấn đến chết hay bị hành hình trong cùng thời gian đó.

Người phương Tây thấy gì từ cuộc "Đại nhảy vọt" tại Trung Quốc?2
Nông dân bị buộc phải đi nấu gang thép trong Đại nhảy vọt. (Ảnh: Missedinhistory.com)

Trước sự kiện này có không ít bình luận về kết quả và ảnh hưởng mà Đại nhảy vọt mang đến. Các kênh truyền thông trong và ngoài Trung Quốc từ vài chục năm trước đến nay ít nhiều đều có nhắc tới. Dưới đây là góc nhìn của người phương Tây về cuộc vận động Đại nhảy vọt trong thời Mao Trạch Đông.

Định nghĩa về Đại nhảy vọt

Trong văn hóa phương Tây, Bách khoa toàn thư của Anh định nghĩa về Đại nhảy vọt như sau: Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong khoảng thời gian từ 1958-1960 đã phát động một phong trào huy động lượng lớn người dân tham gia, đặc biệt là thông qua các phương thức như công xã nông thôn, tiến hành cuộc vận động quần chúng quy mô lớn nhằm mong muốn nhanh chóng giải quyết cục diện công nông nghiệp lạc hậu của Trung Quốc.

Định nghĩa này còn nói chi tiết về việc thông qua tiến hành vận động Đại nhảy vọt, Mao Trạch Đông hy vọng có thể dựa vào lực lượng người dân đông đảo hùng hậu ở Trung Quốc, tạo nên sự khác biệt so với Liên Xô trong việc phát triển công nghiệp và khoa học kỹ thuật trên con đường đi tới chủ nghĩa xã hội.

Phương Tây khi mô tả về Đại nhảy vọt, bên cạnh phần lịch sử, cũng thường tập trung mô tả sự căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô. Mao Trạch Đông tin rằng “nhân định thắng thiên” và chiến dịch tuyên truyền của ĐCSTQ cổ động nhân dân tin rằng thông qua các cuộc vận động quần chúng quy mô lớn, có thể nhanh chóng thúc đẩy công nghiệp quốc gia phát triển vượt qua các quốc gia công nghiệp khác.

Nhưng cuối cùng, những luận điểm phân tích “hào nhoáng” của ĐCSTQ lại đưa đến một kết quả trái ngược hoàn toàn, chính là tiến hành Đại nhảy vọt gây ra lãng phí lớn về tư nguyên và vật lực, cuối cùng dẫn đến cái chết của hàng chục triệu người trong nạn đói lớn.

Nguyên nhân dẫn khởi Đại nhảy vọt

Những năm Đại nhảy vọt, Mao Trạch Đông đã đến thị sát khu vực nông thôn ở Chiết Giang
Những năm Đại nhảy vọt, Mao Trạch Đông đã đến thị sát khu vực nông thôn ở Chiết Giang. (Ảnh tư liệu)

Mối quan hệ giữa ĐCSTQ và Đảng Cộng sản Liên Xô trở nên bất hòa chính là một động lực chủ yếu khiến Mao Trạch Đông phát động Đại nhảy vọt ở Trung Quốc. Năm 1957, lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev tổ chức kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Mười ở Moscow đã phát biểu rằng công nghiệp của Liên Xô có thể vượt qua Mỹ trong vòng 15 năm, còn Mao Trạch Đông lại phát biểu rằng trong vòng 15 năm công nghiệp của Trung Quốc sẽ vượt qua Anh Quốc.

Các học giả phương Tây xem nguyên nhân chính của việc tiến hành Đại nhảy vọt là sau khi Mao Trạch Đông tiến hành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, đặc biệt là khi Tổng bí thư Nikita Khrushchev của Đảng Cộng sản Liên Xô bắt đầu đoạn tuyệt với chủ nghĩa Stalin, đưa Liên Xô chuyển sang mô hình xã hội chủ nghĩa với trọng tâm phát triển công nghiệp và khoa học kỹ thuật, thì Mao Trạch Đông cũng hy vọng thông qua lợi thế về lượng nhân lực lớn ở Trung Quốc mà nhanh chóng thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Giới học giả phương Tây cũng tin rằng, một nguyên nhân khác giải thích cho việc Mao Trạch Đông phát động Đại nhảy vọt đến từ bên trong Trung Quốc. Mao Trạch Đông sau khi tiến hành “vận động phản hữu” trấn áp tàn khốc những phần tử trí thức hay cán bộ bên trong bên ngoài đảng dám phát biểu ý kiến bất đồng vào năm 1957, cũng hy vọng có thể thông qua việc đạt được phần nào “thắng lợi vĩ đại” về mặt chính trị và kinh tế mà chứng minh được rằng những chính sách của ông ban hành là đúng đắn.

Thảm họa chưa từng có trong lịch sử

Các học giả phương Tây nhận định rằng Đại nhảy vọt dẫn đến nạn đói lớn khiến hàng chục triệu người Trung Quốc chết bất thường. Theo phân tích thống kê, số lượng người chết bất thường trong giai đoạn Đại nhảy vọt ở Trung Quốc vào khoảng 18~45 triệu người.  Học giả nổi tiếng người Hà Lan, ông Frank Dikötter cho biết: “Ép buộc, đe dọa, bạo lực có hệ thống là những cơ sở để cấu thành nên Đại nhảy vọt… Đây chính là vụ mưu đồ thảm sát quy mô lớn nhất trong lịch sử nhân loại”.

Nhà kinh tế học Dwight Perkins nổi tiếng của Đại học Harvard cũng nhận định: “Đổ một số tiền đầu tư công cộng khổng lồ, sau cùng chỉ mang đến những hiệu quả kinh tế rất nhỏ, Đại nhảy vọt là thảm họa đầu tư lãng phí nhất trong lịch sử Trung Quốc”.

Trung Quốc hy vọng qua Đại nhảy vọt có thể mang đến một bước đột phá cho nền kinh tế, nhưng rốt cuộc lại dẫn đến sự thụt lùi kinh tế không thể cứu vãn và nạn đói lớn diễn ra trên toàn quốc.

Hầu hết các nhà phân tích phương Tây cho rằng, chính vì sai lầm của chính sách Đại nhảy vọt, Mao Trạch Đông phải lùi một bước, nhưng để giành lại “vương quyền”, ông ta lại tiếp tục phát động Cách mạng Văn hóa, và một lần nữa Cách mạng Văn hóa lại đẩy Trung Quốc và người dân Trung Quốc vào vực sâu thảm họa.

Theo Trithucvn

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng