Người phụ nữ nhét hàng ngàn đứa trẻ vào quan tài, sự thật đằng sau khiến triệu người cảm phục

27/12/16, 14:47 Cuộc sống

Trên thế giới này, có những người dám quên mình vì người khác, âm thầm giúp đỡ mà không cần báo đáp. Họ chỉ là những con người với thân phận rất đỗi bình thường nhưng việc họ làm quả thật vô cùng vĩ đại. Nữ y tá Irena Sendler người Ba Lan là một ví dụ như vậy. 

132311395
(Ảnh: Internet)

Irena Sendler sinh năm 1910 tại Warsaw, Ba Lan. Cha cô là bác sĩ duy nhất trong một thị trấn nhỏ, cả cuộc đời ông đều đi cứu giúp người nghèo. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã truyền cho cô một lý tưởng “Hãy cứu giúp người cần giúp đỡ”. Lời căn dặn này đã ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của Irena sau này.

Năm Irena 7 tuổi, cha cô bị lây bệnh khi đang điều trị cho bệnh nhân, ông đã qua đời vì chứng bệnh sốt phát ban. Mặc dù mới 7 tuổi nhưng cô ghi nhớ sâu sắc lời của cha trước khi ông từ biệt cuộc đời này, ông đã nói với cô: “Nếu thấy người sắp chết đuối thì dù không biết bơi cũng phải nghĩ cách cứu họ”.

Lớn lên, Irena đã đi theo bước chân của cha mình. Cô trở thành một y tá thuộc Bộ phúc lợi xã hội tại Warsaw với công việc phụ trách cung cấp đồ ăn và quần áo cho các gia đình. Thời điểm đó, làn sóng bài xích người Do Thái đã lan rộng khắp châu Âu, nhưng Irena không chấp nhận thành kiến phân biệt này. Cô còn chủ động giúp đỡ những gia đình người Do Thái.

Polish-Catholic-nurse-social-worker-Irena-Sendler
(Ảnh: Internet)

Cuộc chiến tranh thế giới thứ II nổ ra, rất nhiều gia đình người Do Thái sống tại Warsaw bị quân chính phủ lúc đó do Đức quốc xã cầm đầu giam giữ. Thời điểm đó, Irena đã bí mật lấy đồ ăn cùng nhu yếu phẩm sinh hoạt để trợ giúp những người Do Thái này. Nhưng đến năm 1942, tại Warsaw có đến 50 ngàn người Do Thái bị xử quyết. Chứng kiến tình huống đau xót như vậy, Irena dứt khoát quyết định gia nhập Ủy ban viện trợ người Do Thái (Zegota), nhất tâm cứu giúp tính mạng họ đến hơi thở cuối cùng.

Irena đã mạo hiểm cả tính mạng của mình, âm thầm thành lập mạng lưới giúp trẻ em người Do Thái chạy trốn. Cô dùng danh nghĩa nhân viên công tác xã hội đi vào trại tập trung và bí mật mang theo các em nhỏ thoát ra ngoài, đồng thời cô còn tìm các gia đình nơi khác để gửi nuôi những đứa trẻ đáng thương này. Lúc đó cũng không có nhiều gia đình nguyện ý nuôi dưỡng những đứa trẻ xa lạ đó. Bởi lẽ, họ đều không biết tương lai xã hội sẽ như thế nào, ngay bản thân họ cũng còn khó bảo toàn.

phu-nu5-1
(Ảnh: Internet)

Trong hoàn cảnh đó, Irena đã làm cách nào để đưa những đứa trẻ ra khỏi trại tập trung của quân Đức quốc xã với chế độ canh phòng nghiêm mật?

Cô đã dùng thân phận y tá, cô giả làm cho các em xuất hiện triệu chứng của bệnh lây nhiễm và dùng xe cứu thương đưa các em ra khỏi trại, nhưng theo sau cô lúc nào cũng một có bộ phận giám sát rất nghiêm ngặt. Bởi vậy, cô đã phải để những đứa trẻ vào trong túi tử thi, túi rác, thậm chí trong quan tài và vụng trộm vận chuyển ra ngoài vùng kiểm soát.

Irena còn dạy cho những đứa trẻ này biết ứng xử với tư cách thân phận mới, địa vị và dạy chúng cầu nguyện Chúa. Cô còn yêu cầu các em đọc mặc niệm lời cầu nguyện một ngàn lần để tránh sai phạm khi bị kiểm tra. Cho dù những đứa trẻ đã được đưa ra khỏi trại tập trung, cô cũng mong rằng chúng còn có cơ hội đoàn tụ với người nhà và biết về gia đình của mình. Do đó, cô chỉ gửi nhờ nuôi các em tại các gia đình đó và lập nên một danh sách ghi tên thật, tên giả của các em và cất giấu rất kỹ.

image
Irena đã cứu được 2500 đứa trẻ người Do Thái thoát khỏi cái chết chỉ trong vòng 18 tháng.

Trong 18 tháng liên tục, Irena đã cứu được 2.500 đứa trẻ người Do Thái thoát khỏi cái chết. Nhưng rồi sau đó, thật không may mắn cho Irena, cô cũng bị quân lính Đức quốc xã phát hiện và bao vây nhà cửa. Cô đã bí mật đưa chiếc chai đựng danh sách thân phận của các em cho đồng sự. Sau đó, cô bị đưa vào ngục giam và phải chịu đựng rất nhiều thống khổ.

Dù phải chịu sự tra tấn tàn bạo, hai chân bị đánh đến gãy, nhưng Irena vẫn kiên quyết không tiết lộ danh tính của một đứa trẻ nào. Sau đó, cô bị tuyên án tử hình. Tuy nhiên, may mắn thay, sự sống vẫn mỉm cười với Irena khi cô được một tổ chức bí mật của Ba Lan cứu sống.

Sau khi chiến tranh kết thúc, Irena đã đem danh sách những em nhỏ được cứu sống năm xưa và gửi cho Ủy ban cứu viện người Do Thái, để những đứa trẻ này đoàn tụ cùng người thân. Rồi, cô kết hôn và sinh con, sống cuộc sống bình thường như những người khác, và cô cũng không bao giờ nhắc về sự việc năm đó nữa. Đến năm 1999, khi 4 học sinh trung học của Mỹ tìm được các tài liệu lịch sử những việc cô đã làm, nghĩa cử vĩ đại của cô mới được nhắc đến.

Khi được hỏi vì sao cô không nói gì về việc làm năm đó, Irena trả lời rằng: “Bởi vì theo lời dạy của cha, tôi cứu giúp những đứa nhỏ này. Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã mang trong mình tư tưởng như thế, mỗi người đều cần được giúp đỡ, nó không phân biệt tôn giáo sắc tộc. Những đứa trẻ lúc được cứu ra, chúng hãy còn quá nhỏ, việc làm đó đã cho thấy giá trị tồn tại của tôi ở thế giới này. Nhưng việc này cũng không đáng được khen thưởng như thế, bởi tôi thường bị lương tâm khiển trách vì đã không cứu thêm được nhiều người hơn nữa”.

Năm 2007, Irena đã được nhận Huân chương danh dự tại Munich. Trong buổi lễ đã có sự hiện diện của rất nhiều đứa trẻ được bà cứu sống. Cũng cùng năm đó, bà được đề cử cho giải thưởng Nobel Hòa Bình. Bà đã qua đời một năm sau đó tại Ba Lan và hưởng thọ 98 tuổi.

img50440_22c2339ed4bca5d5d4ddc787cc500f6b_650_900
Năm 2007, Irena đã được nhận Huân chương danh dự tại Munich.
sendler2
Irena đã sống một đời nhất tâm vì tình thương, với tấm lòng lương thiện và cao cả.

Trong cuộc đời mình, Irena luôn lấy việc cứu giúp người là trách nhiệm của mình. Những việc vô cùng ý nghĩa mà bà đã làm, bà cũng cho đó là việc quá đỗi bình thường. Hơn nữa, bà còn tự trách rằng mình đã không cố gắng để cứu thêm nhiều người hơn nữa.

Irena đã sống một đời nhất tâm vì tình thương, với tấm lòng lương thiện và cao cả. Những việc bà đã làm trong cuộc đời thật xứng để con người trên thế giới truyền tụng và ngợi ca.

Theo Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ