Năng lực dự đoán siêu phàm của Lưu Bá Ôn rốt cuộc là học từ ai?

08/11/18, 13:58 Cổ Học Tinh Hoa

Lưu Bá Ôn thường được mệnh danh là một nhà “thần cơ diệu toán”, có khả năng đoán trước số mệnh con người, gia tộc cũng như vận mệnh quốc gia… Năng lực dự đoán của Lưu Bá Ôn khiến cho hậu thế phải kinh ngạc, rốt cuộc ông đã học được từ người nào?

Chân dung Lưu Bá Ôn. (Tranh qua  read01.com)
Chân dung nhà “thần cơ diệu toán” Lưu Bá Ôn. (Tranh qua read01.com)

Lưu Cơ tên thường gọi là Lưu Bá Ôn (1311 -1375) là nhà văn, nhà thơ, Tể tướng khai quốc công thần triều Minh. Ông là người từng phụ tá Chu Nguyên Chương giành lấy thiên hạ, kiến lập triều Minh.

Lưu Bá Ôn tính tình khoáng đạt chính trực, liêm khiết phụng sự việc công, không chỉ là một vị tướng trong triều, mà còn là một cao nhân đắc đạo, đã vì hậu thế mà lưu lại rất nhiều dự ngôn, bao gồm dự ngôn “Thiêu Bính Ca” được nhiều người biết.

Đối với những lời tiên đoán, thời gian chính là thứ để xác minh tốt nhất. Có rất nhiều lời tiên đoán mà Lưu Bá Ôn để lại, nhỏ thì dự đoán vận số của gia tộc, lớn thì sự kiện xảy ra ở Trung Quốc thời cận đại, ví dụ như nội chiến Trung Quốc, Nhật Bản xâm chiếm, sự thống trị của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, độ chính xác của những lời tiên đoán đó khiến cho hậu thế phải kinh ngạc.

Trong những cuốn “Thiêu Bính Ca”, “Kim Lăng Tháp Bi Văn”, Lưu Bá Ôn đã đưa ra dự đoán về những sự kiện lớn xảy ra ở Trung Quốc hiện nay, độ chính xác gần như tuyệt đối.

Năng lực dự đoán của Lưu Bá Ôn khiến người khác phải kinh sợ, rốt cuộc ông đã học được từ người nào? Theo cuốn “Canh Tị Biên” thuật lại, Lưu Bá Ôn có một đứa chắt tên là Lưu Ung. Huyện lệnh Thanh Điền là Cố Tiện có mối bang giao với Lưu Ung và được nghe thuật lại chuyện của tổ tiên Lưu Ung.

Nghe nói khi Lưu Bá Ôn chưa thành danh, biết được núi Thanh Điền vô cùng linh nghiệm, vậy là mỗi ngày đều cầm theo một cuốn sách, ngồi đối diện với ngọn núi. Một năm sau, đột nhiên thấy trên đỉnh núi mở ra hai cánh cửa. Lưu Bá Ôn vội vàng đặt cuốn sách xuống, chạy về phía cánh cửa. Lúc này, ông nghe thấy một tiếng quát mắng: “Nơi này vô cùng nguy hiểm, không được tiến vào”.

Lưu Bá Ôn không nghĩ ngợi nhiều, ưỡn người đi thẳng vào trong cửa. Ông nhận thấy bên trong như có Mặt trời chiếu rọi, vô cùng sáng chói, thấy căn phòng đá dài khoảng một trượng, bốn vách đá khắc rất nhiều văn tự kì diệu. Bức tường đá đằng sau khắc bảy chữ lớn: “Sơn Thạch bị Lưu Cơ phá bỏ”.

Giữa bức tường đá có một viên ngọc trắng sáng, bên trên khắc hai vị Thần, diện mạo giống nhau. Trong tay vị Thần nắm chiếc kim bài, trên kim bài viết dòng chữ: “Mão kim đao, trì thạch xao”.

Lưu Bá Ôn vốn có tài năng thiên phú nên tự nhiên lĩnh ngộ được ý nghĩa của lời này, bèn dùng đá gõ vào bức tường, bức tường nứt ra một mảng, bên trong có một chiếc hộp đá chứa bốn quyển binh thư cổ. Lưu Bá Ôn nhét cuốn binh thư vào người, quay đầu bỏ đi. Ông vừa bước ra bên ngoài, bức tường đá liền khép lại như cũ.

Sau khi về nhà, Lưu Bá Ôn chuyên tâm đọc thuộc binh thư, không ngừng nghiên cứu, nhưng gặp phải nhiều vấn đề khó hiểu, không thể lĩnh ngộ được hết. Để có thể hiểu được hết nội hàm của binh thư, ông đã vượt núi cao cùng cốc đi tìm miếu cổ, để gặp vị cao nhân phi phàm, xin chỉ bảo cho những điều mông lung.

Cứ như vậy một thời gian lâu sau, vào một ngày ông đi đến một ngôi chùa trên núi, thấy một lão đạo sĩ ngồi đọc sách. Lưu Bá Ôn biết rằng đó là một vị ẩn sĩ, liền hành lễ thỉnh giáo, nhưng đạo sĩ ngoảnh mặt làm ngơ.

Lưu Bá Ôn thành khẩn thỉnh cầu ông ta. Đạo sĩ cầm cuốn sách mà ông đang đọc lên, giao cho Lưu Bá Ôn và nói: “Đọc cuốn sách này trước, nếu mười ngày sau có thể học thuộc, thì ta còn có thể dạy ngươi; nếu không, hãy rời khỏi đây”.

Cuốn sách đó dày gần hai tấc, cũng may Lưu Bá Ôn tư chất thông minh, trong một đêm đã có thể học thuộc được. Đạo sĩ kinh ngạc cảm thán: “Ngươi đúng là thiên tài!”. Sau đó lập tức chỉ bảo Lưu Bá Ôn trong vòng bảy ngày, giúp ông thông hiểu được hết những ý quan trọng trong cuốn sách.

Sau đó Lưu Bá Ôn phò tá Chu Nguyên Chương, thường nhắc đến câu chuyện về vị đạo sĩ nọ. Chu Nguyên Chương triệu hồi đạo sĩ vào cung. Tuy rằng lúc đó đạo sĩ đã 80 tuổi, nhưng dung mạo vẫn còn vô cùng trẻ trung.

Chu Nguyên Chương muốn xây dựng cung điện, bèn lệnh cho đạo sĩ, Lưu Bá Ôn và Trương Thiết Quan dựng bản vẽ. Tuy rằng ba người họ đều không biết được sứ mệnh của đối phương, nhưng cuối cùng khi dâng bản vẽ lên thì không hề có chút khác biệt nào.

Chu Nguyên Chương muốn giữ vị đạo sĩ ở lại giúp ông trị vì thiên hạ, nhưng vị đạo sĩ chỉ thích thú với một cuộc sống ẩn dật, nên cuối cùng phải để đạo sĩ quay về. Theo ghi chép trong cuốn “Cao Pha Dị Toản”, vị đạo sĩ này có thể là Hoàng Sở Vọng đã được sử sách nhắc đến.

(Theo cuốn “Canh Tị Biên”, “Cao Pha Dị Toản” quyển trung)

Tuệ Tâm, theo NTDTV

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc