Thần cơ diệu toán Lưu Bá Ôn đoán biết chính xác thời cuộc 600 năm sau
Lưu Cơ, người đời gọi Lưu Bá Ôn, phò tá Chu Nguyên Chương giành thiên hạ, kiến lập triều Minh, giữ chức tể tướng. Ông tính tình khoáng đạt chính trực, liêm khiết, không chỉ là vị tướng tài mà còn là một cao nhân đắc Đạo, đã vì hậu thế mà lưu lại rất nhiều dự ngôn, trong đó có việc tiên đoán chính xác 8 năm kháng chiến chống Nhật, ngoài ra còn nhiều sự việc huyền diệu khác.
Con người đối với vận mệnh tương lai đều hết sức hứng thú, tranh luận sôi nổi, vì vậy rất nhiều nơi trên thế giới đều từng xuất hiện các nhà dự ngôn (tiên tri). Trong lịch sử Trung Hoa dài đằng đẳng, rất nhiều bậc thầy dự ngôn có thể nói là “liệu sự như Thần”, ví dụ như: Khương Tử Nha, Quỷ Cốc Tử, Gia Cát Lượng, Viên Thiên Cương, Thiệu Khang Tiết, Lưu Bá Ôn, v.v….
Mỗi người một vẻ, thế cuộc sau mấy trăm năm thậm chí là mấy nghìn năm đều có thể tiên đoán chính xác, không khỏi khiến người ta kinh ngạc. Nếu Gia Cát tiên sinh có thể đoán biết vận hạn thế gian sau 2000 năm, thì hậu bối Lưu Bá Ôn cũng có thể đoán biết thế thời không những tại Trung Quốc mà còn vươn tầm quốc tế vào 600 năm sau.
Điều thú vị nhất chính là, hơn 600 năm sau thời Lưu Bá Ôn, người ta cũng không còn chứng kiến sự xuất hiện của những nhà tiên tri thuộc hàng “nặng ký” nữa. Có người cho rằng bởi Lưu Bá Ôn đã đem hết sự kiện trong suốt hơn 600 năm nói ra hết cả rồi nên chẳng còn gì để bàn.
Phim truyền hình “Thần cơ diệu toán Lưu Bá Ôn”
Đây chẳng qua cũng chỉ là đùa vui một chút, nhưng dù sao nó cũng đã nói rõ về năng lực siêu quần trong những lời dự ngôn của Lưu Bá Ôn. Dưới đây, hãy xem thử những dự ngôn chấn động nhân loại của ông đối với rất nhiều sự kiện lớn vào thời cận đại này.
Trước hết, chúng ta có thể xem lại lời tự thuật của Trương Phỏng Bằng – người giữ quân hàm thiếu tá suốt trong 8 năm kháng chiến chống Nhật. Năm 1944, trong thời gian chiến dịch Hứa Xương, Trương Phỏng Bằng đã nghe người ta nói về mấy câu dự ngôn của Lưu Bá Ôn: “Khởi thất thất, chung thất thất, Dự Ninh Việt Hán, ám vô thiên nhật. Thiên giáng nga đán, tây sơn lạc nhật”. (Tạm dịch là: Đầu bảy bảy, cuối bảy bảy, Dự Ninh Việt Hán, tối tăm không có ánh mặt trời. Trời giáng trứng ngỗng, Tây Sơn mặt trời lặn”)
8 năm kháng chiến
Chiến tranh kháng Nhật là “Khởi thất thất, chung thất thất”. Theo Trương Phỏng Bằng, đó là biến cố vào ngày 7 tháng 7, còn “Dự Ninh Việt Hán, tối tăm không có ánh mặt trời”, là chỉ Hà Nam (tên gọi tắt là Dự), Nam Kinh (tên gọi tắt là Ninh), Quảng Đông (tên tắt là Việt), Vũ Hán (tên tắt là Hán) rơi vào tay Nhật Bản. “Tối tăm không có ánh sáng Mặt trời”, những điều này thì dễ lý giải rồi.
Vậy “cuối bảy bảy” là ý gì đây? Lẽ nào trường chiến tranh này sẽ kết thúc vào ngày 7 tháng 7 của một năm nào đó chăng? Nếu vậy thì là năm nào đây? Còn nữa “trời giáng trứng ngỗng, tây sơn Mặt trời lăn”, lại là ý gì đây? Trời sao lại giáng “trứng ngỗng”? Trương Phỏng Bằng suy đi nghĩ lại nhưng rốt cuộc cũng không sao lý giải được.
Mãi đến sau khi kháng chiến thắng lợi, Trương Phỏng Bằng mới bừng tỉnh hiểu ra, “cuối bảy bảy” là chỉ ngày 14 tháng 8 năm 1945, âm lịch vừa khéo là ngày 7 tháng 7, Thiên hoàng Nhật Bản mở hội nghị, quyết định đầu hàng vô điều kiện, và soạn thảo “chiếu thư ngừng chiến”, ngày hôm sau chính thức tuyên đọc trước toàn thế giới.
Còn về “trời giáng trứng ngỗng”, tự nhiên là chỉ sự kiện nước Mỹ ném hai quả bon nguyên tử xuống Nhật Bản, chính là hai quả “trứng ngỗng” này, đã diệt mất lòng tin ngoan cố kháng cự của người Nhật Bản; ngoài ra, “tây sơn lạc nhật” là chỉ trận quyết chiến sau cùng giữa Trung Quốc và Nhật Bản – trận quyết chiến trên núi Tuyết Phong, lại gọi là trận quyết chiến Tương Tây, quân Nhật đã đầu hàng ở Chỉ Giang, cũng là ở Tương Tây.
Xem xong những điều này, không còn ai có thể hoài nghi gì với những lời tiên tri của Lưu Bá Ôn nữa. Phải chăng điều này nói lên rằng mọi sự việc dẫu là lớn nhỏ trong thế gian đều đã được an bài.
“Thiêu Bính Ca”, “Kim Lăng tháp bi văn” cũng là những dự ngôn của Lưu Bá Ôn.
“Kim Lăng tháp bi văn” là một trong số nhiều dự ngôn của Trung Quốc được lưu truyền rộng rãi ở dân gian.
Năm 1918, đội quân cách mạng ở vùng phụ cận tháp Kim Lăng ở ngoại thành Nam Kinh thường hay nghe thấy những âm thanh kỳ quái. Sau khi Tưởng Giới Thạch nghe tin, liền tự mình đến đây, từ trong tháp đã đào được một tấm bia, bên trên viết rằng: “Kim Lăng tháp, Kim Lăng tháp, Lưu Cơ xây dựng, Giới Thạch hủy đi. Hủy đi Kim Lăng tháp, quốc dân tự giết nhau”.
Ông Tưởng lúc đó nhìn thấy đều ngẩn cả người ra, Lưu Bá Ôn của 600 năm trước sao lại có thể biết chính xác là sẽ có một người như mình đây?
Ngoài ra “Kim Lăng tháp bi văn” còn có mấy đoạn dự ngôn, dưới đây hãy xem thử một chút về hai đoạn trong đó:
“Mặt trời mọc phía Đông, mặt trời lặn phía Tây, mỗi nhà mỗi hộ đều chịu cảnh tang thương. Đức tiêu dao, Ý tiêu dao, trăm năm phồn hoa tiêu tan trong giấc mộng”.
“Mặt trời mọc phía Đông, mặt trời lặn phía Tây, mỗi nhà mỗi hộ đều chịu cảnh tang thương” khẳng định là chỉ quân Nhật từ phương đông kéo đến, lại bại trận trong trận quyết chiến ở Tương Tây. Sự xâm lược của quân Nhật, khiến cho người dân Trung Quốc trăm họ lầm than, mỗi nhà mỗi hộ đều chịu cảnh tang thương.
“Đức tiêu dao, Ý tiêu dao, trăm năm phồn hoa tiêu tan trong giấc mộng”, mới nhìn qua cũng đã thấy rõ chính là chỉ hai nước phát-xít Đức và Ý, vốn nổi tiếng phồn hoa trăm năm một thời, vậy mà sau một đoạn chiến tranh hết thảy đều hóa thành không.
Xem ra Lưu Bá Ôn rất có tầm nhìn quốc tế, không chỉ là những chuyện ở Trung Quốc, mà ngay cả nhưng chuyện ở các nước tây phương cũng đều đã được ông tiên đoán trước rồi, cũng không sợ những tiên đoán của Nostradamus sẽ gây rắc rối cho ông.
Dịch từ secretchina