Nam sinh 10 năm được bạn cõng đến trường: Cha bỏ việc ở quê để đi học cùng con

01/12/20, 09:01 Cuộc sống

Vừa qua tình bạn giữa Nguyễn Tất Minh – chàng trai khuyết tật và người bạn Nguyễn Văn Hiếu đã gây xúc động mạnh đến nhiều người. Tuy nhiên do lên Đại học, Hiếu không thể giúp đỡ cho Minh được nữa. Vì thế nên bố của Minh là ông Nguyễn Tất Mây đã phải bỏ công việc ở quê lên Hà Nội để chăm sóc con trai.

Người cha bỏ việc ở quê để đi học cùng con, chăm sóc con. (Ảnh qua DanTri)

Chàng tân sinh viên Nguyễn Tất Minh đã xuất sắc thi đậu vào trường Đại học Bách khoa Hà Nội ngành Khoa học máy tính. Là một cậu bé khuyết tật hai chân, một tay từ nhỏ, mười năm qua đến trường em đều có bạn là Nguyễn Văn Hiếu giúp đỡ cõng đi học.

Tình bạn của cả hai từng gây xôn xao và chấn động trên khắp mạng xã hội, khiến nhiều người ngưỡng mộ. Nhưng giờ đây việc học khiến mỗi người một ngả, Hiếu không thể làm đôi chân thay cho bạn trên con đường đại học, bởi mỗi người đều cần theo đuổi một ước mơ riêng.

Tình bạn của cả hai từng gây xôn xao trên khắp mạng xã hội. (Ảnh qua NgoiSao)

Từ đó mà bố em là ông Nguyễn Tất Mây (46 tuổi, ở Thanh Hóa) đành bỏ công việc ở quê nhà để lên thành phố chăm sóc con.

Hai bố con cùng những người bạn khác của Minh sống trong căn phòng 25m2 tầng 1 tòa B6, khu ký túc xá.

Một buổi trưa nọ, với mâm cơm đặt giữa căn phòng nhỏ có cá kho, canh bầu và lạc rang. Ông Mây hỏi con trai: “Chiều nay 3 giờ học đúng không?”. Con trai đáp nay học ngay tầng một, ông nói đùa: “Lại đỡ vất rồi”.

Mỗi ngày người cha đều cõng con đến trường. (Ảnh: Kênh 14)

Từ ngày lên Đại học, ông thay thế Hiếu, vừa là người cha cũng là người bạn, ngày ngày cõng em tới trường. Từ quê nhà Triệu Sơn (Thanh Hóa), ông cùng con đặt chân đến mảnh đất Thủ đô cũng đã được hơn một tháng nay, ban đầu chưa quen nhưng dần dần cũng quen với sinh hoạt và nhịp sống nơi đây, Hà Nội náo nhiệt và hối hả hơn quê ông rất nhiều.

Trừ những lúc nấu ăn, giặt giũ rồi đưa con tới trường, ông Mây chỉ quanh quẩn trong khuôn viên kí túc xá. Không có vợ hay người con trai thứ hai bên cạnh để trò chuyện, công việc đồng áng cũng không thể tiếp tục, ông chẳng biết làm gì thêm.

Sáng nào ông cũng dậy từ 5 giờ để nấu đồ ăn sáng cho con, quãng đường đi bộ đến chợ mua nhu yếu phẩm cách xa ký túc cả cây số.

Đi đi về về hai lần đẩy xe lăn đưa con tới trường và cõng con lên phòng học, ngay cả giặt quần áo ở nhà cũng một tay ông làm.

Tuy cũng có vất vả một chút, nhưng đối với ông thì vẫn dễ dàng hơn công việc làm nông ở nhà nhiều.

Con trai chỉ nặng có 40 kg, với tuổi của ông đáng nhẽ việc này cũng không nặng nhọc gì. Khổ nỗi ông mới gãy chân phải mấy tháng trước khi làm thợ khai thác, chân vẫn chưa tháo đinh nên leo cao là đứng không vững, sức khỏe ông theo đó cũng yếu đi.

Nhớ có lần Minh có buổi học ở tận lầu 5, ông cõng con đến tầng 3 thì mệt quá nên phải dừng lại nghỉ. Dẫu vậy ông vẫn vui mừng vì được cùng con trai đến trường hằng ngày, hai bố con có thời gian trò chuyện và hiểu nhau nhiều hơn.

Ông rất vui mừng vì được cùng con trai đến trường hằng ngày. (Ảnh: Kênh 14)

Điều ông Mây trăn trở bây giờ là nếu ông vắng nhà quá lâu, không thể đi làm thì lấy đâu ra thu nhập để chi trả cho nhiều khoản phải tính đến. Một nhà bốn người bất đắc dĩ phải trông chờ vào số tiền làm ở công ty giày da của vợ ông ở quê.

Dù may mắn đường trường Đại học hỗ trợ học phí và tiền ở cho con nhưng sinh hoạt phí thì vẫn phải hao tốn tiền nong. Cuộc sống ở đây cũng khác với quê ông, ngay cả bó rau bình thường cũng đắt gấp 2-3 lần, chỉ riêng tiền ăn uống, điện nước cũng khiến ông phải chắt bóp từng đồng.

Ông Mây tính rằng sẽ cho con ổn định 2-3 tháng rồi ông đi tìm việc trên này, sắp xếp thời gian hợp lý để vừa kiếm thêm thu nhập vừa đưa con đi học được.

Bạn cùng phòng với hai bố con Minh là em Nguyễn Đức Quân, sinh viên ngành Toán – Tin. Em cũng không may mắn như Minh, bị chứng xương thủy tinh, sức khỏe rất yếu, đôi khi chỉ cần bỏ bê ăn uống là sẽ sinh bệnh.

Vì công việc của gia đình bận bịu nên đành nhờ ông Trần Văn Nhuận (50 tuổi, ở Hải Phòng) bác ruột của em chăm sóc. Trước đó, 18 năm ròng, bố mẹ em luôn hết mực hỗ trợ cùng con trong sinh hoạt hay đến trường.

Giống như ông Mây, hai bác cháu ngày ngày cùng tới trường. Bệnh xương thủy tinh khiến những va chạm nhỏ cũng có thể làm gãy xương, vốn Quân lại yếu, sợ nhất những lúc trái gió trở trời, chăm sóc em là điều không dễ dàng gì.

Căn phòng ký túc xá nơi hai gia đình ở cùng nhau. Ảnh: Kênh 14)

Quân vốn học rất giỏi, em được tuyển thẳng vào trường nên đăng ký chuyển đến ở ký túc xá luôn. Người nhà Quân còn xin nhà trường cho lắp thêm bình nóng lạnh, tủ lạnh trong phòng để tiện sử dụng.

Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo điều kiện hỗ trợ lắp đặt, xây thêm cả kệ bếp, ngoài ra còn làm lối đi riêng để xe lăn lên xuống. Nhờ được tạo điều kiện một cách tốt nhất mà căn phòng em ở trở nên tiện nghi hơn so với phòng của sinh viên khác.

Gia đình cũng mong muốn nhà trường cho em ở chung với 2-4 sinh viên khác, nếu có chuyện gì thì nhờ các bạn giúp đỡ.

Khi bố con Minh chuyển vào ký túc xá, Trung tâm Quản lý liền chuyển họ ở chung phòng do có điều kiện hoàn cảnh tượng tự nhau. Vậy là hai gia đình cùng có con bị khuyết tật sống chung trong căn phòng nhỏ.

Từ hoàn cảnh đưa đẩy cho đến hiện tại, bốn người đàn ông như một gia đình. Hai em tân sinh viên trở thành đôi bạn mới, bữa cơm hằng ngày cũng trở nên ấm áp, vui vẻ hơn, họ cùng ăn, cùng ngủ rồi đến trường, quãng đường như ngắn lại khi có tiếng nói chuyện rôm rả.

Bốn người đàn ông cứ thể mà như một gia đình. (Ảnh: Vietnamnet)

Ông Nguyễn Hữu Khôi (Giám đốc Trung tâm Quản lý ký túc xá) cho hay, không chỉ riêng Minh và Quân, còn có một sinh viên nữ bị các di chứng sau mổ u cột sống nên có mẹ ở chung. Em được ưu tiên một phòng riêng để tiện chăm sóc.

Ông Khôi luôn tạo điều kiện tốt nhất có thể cho sinh viên và người nhà những em có hoàn cảnh đặc biệt. Thậm chí, nhà trường còn muốn sắp xếp cho bố Minh một công việc trong ký túc xá để ông không phải tìm việc bên ngoài.

Đặc biệt, nếu có công việc thì sẽ lưu ý đến thời gian làm sao linh hoạt được lịch học với Minh. Mong muốn ông có việc làm nhưng vẫn sẽ chăm sóc tốt được cho con trai, đảm bảo việc đưa đón.

Qua sự giúp đỡ của gia đình cùng việc hỗ trợ tận tình của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, hy vọng các em sẽ học tập thật tốt, có một tương lai tươi sáng hơn để không phụ công lao của cha mẹ, mọi người dành cho em.

Mạch Khê (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới