Mỹ bắt đầu mổ xẻ vấn đề Tân Cương, khối ung nhọt khổng lồ của Trung Quốc
Ngay trước thềm đàm phán, Mỹ đã sớm đề cập đến vấn đề Tân Cương, liên tục đẩy mạnh các hoạt động chống Trung Quốc.
Trung quốc phải đối mặt với không chỉ Tân Cương mà còn Tây Tạng, Mãn Châu, Hồng Kông, Macao và dĩ nhiên Đài Loan nữa. Nhưng ít ra là phải giữa năm 2019 thì Mỹ mới bắt đầu những bước đi đầu tiên. Vậy mà mới qua bầu cử giữa kỳ mấy ngày, Mỹ đã khởi động, cho thấy nước Mỹ đã quá nóng lòng với công cuộc chống Trung Quốc rồi.
Tân Cương là khối ung nhọt khổng lồ ở Trung quốc đang chực vỡ ra. Báo cáo của Ủy ban Chống phân biệt chủng tộc Liên Hợp Quốc nêu con số Trung Quốc đang giam giữ khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và những cộng đồng Hồi giáo tại đây. Một con số lớn kinh hoàng khiến cho chính quyền Trung quốc trở thành một chính quyền tàn ác hơn bất cứ chính quyền độc tài nào trên thế giới hiện nay.
Vì vậy mà các nhà lập pháp Mỹ đã đề xuất một dự luật mạnh mẽ liên quan đến Tân Cương. Theo đó dự luật yêu cầu tổng thống Mỹ phải khẩn cấp lên án hành động đàn áp dân chúng ở khu vực Tân Cương, phải có những chính sách đặc biệt với vấn đề Tân Cương. Dự luật cấm bán cho Trung quốc những công nghệ mà Trung quốc dùng để giám sát, đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Đặc biệt quan trọng, dự luật còn có biện pháp trừng phạt quan chức cao cấp nhất khu vực Tân Cương là Bí thư đảng uỷ khu tự trị Tân Cương kiêm Uỷ viên Bộ chính trị Trung quốc, ông Trần Toàn Quốc cùng các quan chức dưới quyền của ông này đã gây ra những cuộc đàn áp bắt bớ ở Tân Cương.
Nghị sĩ Cộng Hòa và Dân chủ cùng đề xướng dự luật
Chúng ta để ý điều này, không phải tổng thống Trump thực hiện nó bằng các sắc lệnh hành pháp của tổng thống mà Mỹ sẽ thực hiện nó bằng luật do các nhà lập pháp tiến hành, cho thấy sự nhất trí cao độ của nước Mỹ về cuộc chiến chống Trung quốc. Và những người đề xướng dự luật bao gồm cả 2 đảng Cộng Hoà lẫn Dân Chủ.
Dân biểu hạ viện Cộng hòa Chris Smith, một trong những người đề xướng dự luật tại Hạ viện nói: “Các quan chức chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về tội đồng lõa trong tội ác này và cần ngăn các doanh nghiệp Mỹ góp phần giúp Trung Quốc hình thành chế độ cảnh sát công nghệ cao ở Tân Cương”.Ở Thượng viện, dự luật cũng được 2 Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio và Thượng nghị sĩ Dân chủ Bob Menendez đề xướng.
Quan chức Trung Quốc nhảy dựng
Chúng ta thấy, dự luật này tuy mới khởi đầu cho quá trình hỗ trợ phong trào đòi tự do dân chủ ở Tân Cương nhưng lại hết sức mạnh mẽ. Nó khiến cho quan chức Trung quốc nhảy dựng lên ngay khi biết về dự luật. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu với báo chí “Mọi người không nên nghe những tin đồn nhảm bởi chính quyền Tân Cương đương nhiên hiểu rõ nhất tình hình khu vực, chứ không phải người hay tổ chức nào khác”. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh thì tuyên bố Mỹ không có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.
Dĩ nhiên Mỹ hoàn toàn phớt lờ chẳng thèm quan tâm. Từ lâu không chỉ Mỹ mà cả Liên Hợp Quốc đều quá biết thực chất vấn đề Tân Cương. Vấn đề Tân Cương chẳng phải là vấn đề nội bộ Trung quốc mà Tân Cương đã có một lịch sự tồn tại lâu dài trước khi bị sáp nhập vào nước này, chính vì vậy nên Trung quốc mới có cơ chế vùng đất tự trị ở Tân Cương. Ngay cái tên Tân Cương nghĩa là “biên cương mới” do nhà Thanh đặt cho cũng đã nói lên rằng nó mới bị sáp nhập vào Trung quốc.
Khi khác tôi sẽ nói sâu về Tân Cương, giờ đây chỉ cần biết rằng Mỹ đã chính thức hành động với Tân Cương, bao gồm các vấn đề tự do dân chủ và có thể độc lập cho Tân Cương. Và tôi tin rằng tới đây tình hình sẽ còn rất nhiều thay đổi nhanh chóng và đáng ngạc nhiên hơn nữa.
>>> Vì sao người Trung Quốc trở nên xấu xí? (Phần 1)
>>> 5 nhà lãnh đạo châu Á tàn bạo nhất trong lịch sử
>>> Trung Quốc: 2 quan chức tự tử trong 3 ngày liên tiếp
Theo Chinhtrivn.net