Muốn con hiểu ý nghĩa của từ bi, hãy kể chuyện “Cô gái xéo chân lên bánh mì”

09/11/18, 10:14 Sách hay, Tri thức

Người ta thường bảo nhau tình yêu là bất diệt, là vĩ đại và đáng khao khát nhất. Nhưng câu chuyện dưới đây đã minh chứng tình yêu chỉ là cái tình nhỏ bé, nó vẫn chứa đầy sự ích kỷ, dù có yêu thương đến đâu vẫn có sự oán trách và mong cầu. Thực ra chỉ có từ bi là vĩ đại nhất, bởi nó vượt khỏi hết thảy yêu thương đơn thuần, to lớn hơn cả là sự hy sinh, vị tha, bao dung vô điều kiện, là vĩnh hằng bất phá.

Muốn con hiểu ý nghĩa của từ bi, hãy kể chuyện “Cô gái xéo chân lên bánh mì”. 1
Cô gái xéo chân lên bánh mì. (Ảnh: t/h)

Tóm tắt truyện “Cô gái xéo chân lên bánh mì”

“Cô gái xéo chân lên bánh mì” là tác phẩm nổi tiếng trong loạt truyện cổ Andersen. Câu chuyện kể về cô bé Inger nhà nghèo nhưng lại tự cao tự đại. Những thói hư tật xấu của cô đã khiến người mẹ cô vô cùng đau khổ. Khi lớn lên Inger rất xinh đẹp, nhưng chính điều đó mà cô bé ngày càng kiêu ngạo. Inger làm giúp việc cho một gia đình khá giả và được gia đình chủ đối xử rất tốt. Trong một lần trên đường về thăm mẹ vì bị bà chủ hối thúc, cô đã ném ổ bánh mì xuống vũng bùn và dẫm lên đi qua chỉ vì để đôi giày đẹp không bị ướt bẩn. Sự xem thường đồ ăn đó là tội lỗi đỉnh điểm khiến Inger bị đày xuống địa ngục để trả giá cho mọi lỗi lầm của mình.

Inger không những phải chịu đủ loại tội khổ dưới địa ngục, mà người đời trên trần gian còn không ngừng chửi rủa, mắng nhiếc khi nghe đến câu chuyện của cô. Chỉ duy nhất có một bé gái ngây thơ là thấy Inger tội nghiệphy vọng cô sớm ngày sám hối để được trở về. Chính sự nhân từ ấy đã khiến Inger choàng thức tỉnh và biết hối hận về những tội lỗi của mình. Đó cũng là lúc cô được bắt đầu một kiếp sống mới, một cơ hội mới để làm một sinh mệnh lương thiện hơn mặc dù chỉ trong thân hình một chú chim sẻ. Và quả nhiên một kết cục có hậu đã đến với sinh mệnh Inger.

Câu chuyện hẳn đã mang đến cho chúng ta nhiều bài học sâu sắc để tránh phạm phải sai lầm giống Inger. Tuy nhiên trong bài viết này chúng ta sẽ đi vào một khía cạnh khác của câu chuyện, đó chính là lòng từ bi đã cứu rỗi Inger và bài học dạy con cho các bậc cha mẹ.

Câu chuyện kể về cô bé Inger nhà nghèo nhưng lại tự cao tự đại.
Câu chuyện kể về cô bé Inger nhà nghèo nhưng lại tự cao tự đại. . (Ảnh từ hedgehogstudio)

Ý nghĩa của tình yêu vĩ đại, chân chính: Lòng từ bi cứu rỗi Inger

Từ bi là cảnh giới cao nhất của tình yêu, thực ra từ bi vượt qua cả tình yêu mà người ta có thể dành cho ông bà, bố mẹ, bạn bè. Từ bi là mong muốn đến cháy bỏng điều tốt đẹp đến với người khác, biết suy nghĩ cho người khác, và biết nhìn vào điểm tốt của người khác để yêu thương, cảm thông cho họ, không nhớ tới mọi lỗi lầm của người khác, chỉ mong họ có thể sống tốt hơn, hạnh phúc hơn.

Ví như bé gái trong câu chuyện, bé gái nhỏ xíu ấy, lần đầu nghe câu chuyện về Inger, cô bé đã nghĩ gì? Điều cô ấy nghĩ không giống rất cả chúng ta, cô ấy khóc vì thương cho Inger, vì tin rằng chỉ cần sám hối, nhận ra sai sót của mình, Inger sẽ không bị nhốt mãi, chịu thống khổ mãi trong địa ngục đầm lầy. Cô ấy không giống tất cả những người khác trong câu chuyện, kể cả người tưởng chừng yêu Inger nhiều nhất là mẹ của Inger, không nhìn vào lỗi lầm của Inger, không nhìn vào phần tâm tính còn xấu xí của Inger. Cô bé chỉ có một mong muốn đến cháy bỏng: làm thế nào để giúp Inger thoát khỏi địa ngục, rằng chỉ cần Inger sám hối thì nhất định sẽ thoát khỏi địa ngục.

Sự khác biệt trong một niệm rất THIỆN ấy, rất từ bi ấy từ một người xa lạ lại là tia sáng duy nhất mà Inger nhìn thấy trong địa ngục trừng phạt tối tăm.

“Những lời nói đó rót thẳng xuống trái tim Inger, chúng dường như làm cho cô dễ chịu. Lần đầu tiên có người gọi: “Inger tội nghiệp” mà không thêm một điều gì khác về lỗi lầm của cô. Một đứa trẻ ngây thơ trong trắng đã khóc bào chữa cho cô, khiến cô cảm thấy là lạ, cứ muốn mình phải khóc lên, nhưng cô không thể khóc được, và điều đó cũng là cực hình”. Trích truyện cổ Andersen: Cô gái xéo chân lên bánh mì.

Inger thấy ấm áp, bớt đau khổ, thấy hy vọng và tình yêu. Thiện niệm lớn lao, trái tim ngập tràn yêu thương và cảm thông chính là sự khác biệt lớn nhất giữa cô bé và mọi nhân vật khác trong câu chuyện cổ tích, khiến cô bé trở thành “thiên thần”, là “hy vọng duy nhất” mà Inger có được.

Và phần khiến câu chuyện trở thành kiệt tác, thành tinh hoa cổ tích chính là trường đoạn miêu tả tâm hồn tội lỗi của Inger đã được chiếu sáng, được sưởi ấm, thời khắc Inger nhận ra lỗi lầm của mình, khao khát được trở nên thiện lương nhờ từ bi vô tư, vô ngã của tâm hồn thánh thiện từ một bé gái xa lạ. Phải chăng từ bi mới là sức mạnh vĩ đại nhất cải biến con người, cải biến thế giới?

Muốn con hiểu ý nghĩa của từ bi, hãy kể chuyện “Cô gái xéo chân lên bánh mì”.3
“Những lời nói đó rót thẳng xuống trái tim Inger chúng hình như làm cho cô ta dễ chịu. Lần đầu tiên có người gọi “ Inger tội nghiệp “ mà không thêm một tí gì khác về lỗi lầm của cô. (Ảnh từ Amazonaws)

Rồi đôi mắt héo hon của bà khép lại, và đôi mắt của linh hồn bà mở ra để thấy những gì bị che giấu. Trong khi hình ảnh Inger hiện rõ rệt trong ý nghĩ cuối cùng của bà, thì bà nhìn thấy Inger bị lôi xuống rất sâu. Trước tình cảnh của cô, linh hồn thánh thiện đó đã òa khóc. Bà ngây ra như một đứa trẻ trong vương quốc của thiên đường và nức nở vì Inger khốn khổ. Nước mắt và những lời cầu nguyện của bà ngân lên như một tiếng vọng vang vào tận chiếc vỏ ốc rỗng đang giam hãm một linh hồn khốn khổ và nó bị chinh phục bằng tình thương yêu không thể tưởng tượng được ở bên trên. 

Cứ nghĩ rằng có một thiên thần của Chúa phải ứa nước mắt vì mình! Tại sao cô lại được hưởng đặc ân này chứ? Cái linh hồn đang chịu cực hình dường như tập trung mọi suy nghĩ về những việc nó đã làm trong suốt cuộc đời trên trần thế, và nó đang khóc nấc lên. Inger chưa bao giờ khóc được như thế. Cô ta khóc vì tủi nhục. Cô cảm thấy không bao giờ được cánh cửa nhân từ sẽ còn mở ra với cô. Trái tim hối hận, cô đã hiểu ra điều này”. Trích truyện cổ Andersen: Cô gái xéo chân lên bánh mì.

Lời nhắn nhủ gửi đến cha mẹ: Cái tình của người mẹ chỉ làm trái tim Inger thêm chai cứng. Chúng ta có đang phạm sai lầm giống mẹ Inger?

Trong câu chuyện cổ tích đầy nhân văn này, chúng ta bắt gặp hình ảnh của 2 người phụ nữ rất quen thuộc, họ là những người yêu Inger hết mực: người mẹ ruột của Inger và chủ trang trại nơi Inger làm việc – người mẹ nuôi của Inger.

Người mẹ ruột rất thấu hiểu cái tâm tính xấu của Inger, bà rất đau lòng, oán trách và không có cách nào thay đổi Inger. Trong khi đó, người mẹ nuôi vô cùng yêu thích Inger xinh đẹp, chiều chuộng Inger hết mực mà sẵn lòng bỏ qua mọi thói hư tật xấu của cô.

Rốt cuộc, cả hai cách giáo dục đó: oán trách – đau khổ; chiều chuộng – thoả hiệp đều xuất phát từ cái TÌNH của người mẹ; và cái TÌNH đơn thuần nuôi lớn Inger, cho Inger ăn ngon, mặc đẹp nhưng lại không giúp Inger hạnh phúc, mà ngược lại khiến Inger không thể nhận ra lỗi lầm của mình, tâm tính ngày một xấu đến mức cô đã dẫm chân lên bánh mỳ chỉ để khỏi bẩn giày.

Bánh mỳ tượng trưng cho thực phẩm mà Thần (ở câu chuyện này là Chúa) ban tặng cho con người. Inger đã trở nên xấu đến mức coi thường cả quà tặng của Chúa, của các vị Thần, dẫm chân lên thực phẩm giúp con người sinh tồn chỉ để giữ sạch đôi giày đẹp và chiếc váy. Tội lỗi đẩy Inger xuống địa ngục.

Muốn con hiểu ý nghĩa của từ bi, hãy kể chuyện “Cô gái xéo chân lên bánh mì”.4
Ai đã góp phần đẩy Inger vào địa ngục?. (Ảnh từ pinimg)

Ai đã góp phần đẩy Inger vào địa ngục? Có phải tình yêu đặt không đúng chỗ của 2 người mẹ không? Đáng lẽ, họ không nên oán trách hay đau khổ, họ không nên chiều chuộng hay thoả hiệp với thói xấu của Inger. Nếu họ có thể phân tích cho Inger nghe, có thể nghiêm khắc phạt các hành vi quá quắt của Inger, có thể giúp con bé học, đọc sách nhiều hơn, nuôi dưỡng một tâm hồn thuần thiện hơn, hẳn con bé đã không xấu đến mức nhận một kết cục thống khổ như thế trong địa ngục.

Ngay cả khi đã ở dưới địa ngục, cái tình của 2 người mẹ chỉ làm Inger thống khổ thêm. Họ xót thương Inger, khóc vì inger, nhưng không đủ từ bi để tha thứ cho Inger, không đủ trí huệ để nhận ra lỗi lầm của mình trong việc nuôi dạy Inger. Họ thậm chí xót xa mà cho rằng con bé thống khổ như vậy là xứng đáng với những gì nó đã gây ra (!).

Dưới ngòi bút điêu luyện của Andersen, cái tình của người mẹ (không phải từ bi chân chính, rộng lớn) đã làm Inger thống khổ hơn.

Rồi một giọt nước mắt nóng bỏng rơi xuống đầu cô, ri rỉ lăn xuống mặt cô, lăn xuống ngực cô, rồi rơi ngay xuống ổ bánh. Lại một giọt nước mắt nữa rơi và thêm nhiều giọt nữa. Ai đang khóc trên đầu Inger? Ồ, chả phải cô có một người mẹ trên đời này sao? Những giọt nước mắt đau khổ của một người mẹ khóc vì con thì thế nào cũng tới được với con. Những giọt nước mắt ấy không đem tự do, giải phóng cho con được – Chúng bốc cháy, chúng chỉ khiến cho cực hình càng lớn hơn.” …

“Người mẹ của cô, chắc chắn là đã khóc than vì quá đau khổ, nhưng bà vẫn nói thêm:

– Kiêu ngạo báo trước thất bại – Đó là không may của mày, Inger ạ. Sao mày làm mẹ đau lòng đến vậy ?”

Mẹ cô và tất cả những người khác trên đó đã biết tội ác của cô, cô đã xéo lên ổ bánh mì, đã bị chìm xuống và mất tăm. Một người chăn bò đã kể với họ, vì anh ta đã tận mắt nhìn thấy tất cả từ trên dốc cao.

-Con đã làm mẹ đau lòng biết bao, Inger – Người mẹ nói.

Inger nghe thấy ông bà chủ đang nói chuyện – Hai con người tốt bụng – Giống như cha mẹ của cô vậy.

-Con bé thật xấu xa, nó không kính trọng thức ăn của chúa, mà lại dẫm chân lên, cánh cửa nhân từ khó lòng mở cho nó.

-Nhẽ ra họ phải giúp mình sửa chữa lỗi lầm thường xuyên hơn – Inger nghĩ bụng – cứu mình khỏi những con đường tội lỗi”. Trích truyện cổ Andersen: Cô gái xéo chân lên bánh mì.

Cũng là nước mắt, nhưng nước mắt đau thương của mẹ cô đã làm cô thêm thống khổ. Những giọt nước mắt ấy – dù đến được với Inger – nhưng vì mang theo niềm oán trách nên chỉ làm Inger thêm cực hình, da thịt cô thêm đau đớn. Nhưng ngược lại, nước mắt yêu thương, từ bi vô bờ của người phụ nữ xa lạ (chính là người đã cảm thông, yêu thương Inger vô điều kiện từ khi bà còn bé) đã “…ngân lên như một tiếng vọng vang vào tận chiếc vỏ ốc rỗng đang giam hãm một linh hồn khốn khổ và nó bị chinh phục bằng tình thương yêu không thể tưởng tượng được ở bên trên”. Hiển nhiên, giọt nước mắt vì “tình” khác hẳn với quyền năng của giọt nước mắt “từ bi”. Chỉ có yêu thương vô điều kiện, yêu thương không phán xét, không oán giận mới tạo nên một quyền năng như thế. Suy cho cùng, mọi phán xét, oán giận – những cảm xúc đó phải chăng đến từ việc chúng ta suy nghĩ cho mình quá nhiều, cảm thấy tổn thương quá nhiều hoặc đang đặt bản thân mình trên người khác; đó chẳng phải là vị kỷ, vị tư (vì bản thân mình) hay sao?

Những oán trách, những phán xét không cứu rỗi được linh hồn tội lỗi, thống khổ của Inger. Mà đúng như Inger nghĩ, đáng lẽ sự nghiêm khắc, thấu đáo, cảm thông và chia sẻ, dạy con Đạo lý làm người mới là từ bi vĩ đại nhất của người mẹ, mới cứu rỗi được cuộc đời, sinh mệnh của đứa bé.

Còn chúng ta thì sao? Chúng ta có từng phạm sai lầm giống hai bà mẹ của Inger tội nghiệp không? Chúng ta đang dạy dỗ, yêu thương con mình bằng tình yêu ích kỷ hay bằng từ bi vĩ đại hơn? Một ngày nào đó, đứa trẻ của chúng ta có phải nghĩ như Inger rằng: “Nhẽ ra họ phải giúp mình sửa chữa lỗi lầm thường xuyên hơn, cứu mình khỏi những con đường tội lỗi”?

Cô tiên Jolie

Cô tiên Jolie

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

Ad will display in 09 seconds

Nhớ Tết quê 20 năm trước

Ad will display in 09 seconds

TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Hạt giống

  • Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

    Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

  • Nhớ Tết quê 20 năm trước

    Nhớ Tết quê 20 năm trước

  • TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

    TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

    Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

    Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Hạt giống

    Hạt giống