“Mời Đài Loan gia nhập Liên hợp quốc”, đơn thỉnh nguyện lên nhà Trắng đã đạt 100.000 chữ ký
Một số cư dân mạng vào ngày 05/04 đã khởi xướng thỉnh nguyện ký tên “Mời Đài Loan gia nhập Liên hợp quốc” để gửi lên chính phủ Hoa Kỳ. Chỉ trong 16 ngày, thỉnh nguyện này đã thu thập được đủ chỉ tiêu để buộc Nhà Trắng phải hồi đáp.
Việc ký tên này được khởi xướng bởi một cư dân mạng có chữ ký là “R.C.”, nội dung thỉnh nguyện biểu đạt rằng, Đài Loan là một đối tác thương mại rất có giá trị đối với cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, Đài Loan đã khá thành công trong nỗ lực phòng chống dịch Vũ Hán, đồng thời đã đóng góp nhiều bài học kinh nghiệm quý giá mà thế giới không thể xem nhẹ.
Theo các quy tắc thỉnh nguyện của trang web, khi đơn thỉnh nguyện thu được 100.000 chữ ký trong vòng 30 ngày thì chính phủ Hoa Kỳ theo luật sẽ phải trả lời nội dung thỉnh nguyện trong vòng 60 ngày kể từ ngày thành lập bản ký tên.
Hiện tại, hoạt động thu thập chữ kí được triển khai từ ngày 05/04 đã thu thập được 100.000 chữ ký. Quan chức Hoa Kỳ sẽ trả lời vào trước ngày 05/06/2020.
Trên thực tế, dịch Vũ Hán đã hoành hành trên khắp thế giới và kinh nghiệm phòng chống dịch hiệu quả của Đài Loan đã trở thành mục tiêu để tất cả các quốc gia khác noi theo.
Gần đây, các cáo buộc của Tổng thư ký WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus khiến sự ủng hộ quốc tế để Đài Loan gia nhập WHO trở nên mạnh mẽ hơn.
Ngoài Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản và một số quốc gia chủ chốt lên tiếng ủng hộ, gần đây nhiều chính trị gia Canada cũng công khai đứng ra thể hiện sự bất bình thay cho Đài Loan.
Theo Trung Ương Xã, cựu Bộ trưởng Bộ ngoại giao Canada về các vấn đề châu Á -Thái Bình Dương, David Kilgour và nhà văn tự do Susan Korah đã viết bài đăng trên tờ Thời báo Hill vào ngày 19/04 tại Ottawa, chỉ ra rằng “những lời buộc tội đối với Đài Loan là không có căn cứ”.
Đồng thời, Thượng nghị sĩ Liên bang Canada Michael MacDonald, cựu Bộ trưởng thuế nhà nước Liên bang, Đại diện Liên bang Kerry-Lynne Findlay và Đại diện Liên bang Pierre Paul, trên trang cá nhân Twitter đã ca ngợi Đài Loan như là một mô hình quản lý cuộc khủng hoảng viêm phổi, và Canada nên học hỏi Đài Loan.
David Kilgour và Susan Korah bình luận trên tờ Hill Times rằng, mặc dù Trung Quốc chưa bao giờ có quyền quản lý Đài Loan. Tuy nhiên, Trung Quốc từ lâu đã ngăn Đài Loan gia nhập WHO và buộc LHQ, WHO cùng các tổ chức quốc tế khác phải có cùng quan điểm chính trị.
Bình luận trích từ tạp chí có thẩm quyền Foreign Policy báo cáo rằng, Trung Quốc không phải là nguồn tài trợ chính của WHO nhưng WHO đối với Trung Quốc lại “nói gì nghe nấy”.
Trước đây, WHO không những không lên án chính phủ Trung Quốc che giấu thông tin dịch Vũ Hán mà còn phớt lờ những cảnh báo do các bác sĩ Đài Loan đưa ra. Tổ chức này vẫn phủ nhận mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh vào cuối tháng 1, và không tuyên bố với thế giới đây là tình huống khẩn cấp ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng quốc tế.
Báo cáo Foreign Policy cho biết, Tổng thư ký WHO vẫn tiếp tục ca ngợi chính quyền Bắc Kinh vì “thành công” của họ trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh. Trái ngược hoàn toàn với điều này, mặc dù biểu hiện của Đài Loan khi đối mặt với cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay có thể nói là mẫu mực, song vẫn bị WHO loại trừ.
David Kilgour và Susan Korah cho biết, WHO không chỉ xem thường kiến thức chuyên môn y tế của Đài Loan, mà trong báo cáo dịch bệnh, họ còn liên tục đổi tên Đài Loan, từ “Đài Loan Trung Quốc” đổi thành “Đài Bắc”, và sau đó lại đổi thành “Đài Bắc và Khu vực xung quanh”.
Trong thời gian đó, WHO còn cho phép Bắc Kinh đưa số trường hợp chẩn đoán viêm phổi vào danh sách thông báo dịch bệnh của Đài Loan. Do đó, nhiều quốc gia đã hạn chế du lịch từ Trung Quốc sang Đài Loan, mặc dù tỷ lệ lây nhiễm ở Đài Loan rõ ràng là thấp.
David Kilgour và Susan Korah nhấn mạnh rằng, tuy WHO từ chối Đài Loan, nhưng những thành tựu phòng chống dịch bệnh của Đài Loan vẫn được quốc tế công nhận rộng rãi, do đó mở ra một cục diện ngoại giao mới.
Hiện tại, chính phủ Đài Loan đã đạt được thỏa thuận hợp tác cùng có lợi với Hoa Kỳ để hỗ trợ khẩu trang y tế, đồng thời cùng Hoa Kỳ nghiên cứu phát triển vắc-xin và thuốc.
Lương Phong (Theo secretchina)