Mổ cắp nội tạng học viên Pháp Luân Công: Bằng chứng bị che đậy

David_Matas_2

Bài viết ​​sau đây được biên soạn cho chuyến giới thiệu sách tại Nhật Bản, từ ngày 02-06 tháng 6 năm 2014.

Bài viết  dựa trên một bài thuyết trình đầy đủ hơn trong một buổi thuyết trình công cộng tại Đại học Toronto vào tháng 5, xem tại đây .

Tôi muốn đề cập đến hai chủ đề trong bài nói chuyện này: một là bằng chứng về việc giết hại các học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng; và hai là những diễn biến gần đây ở Trung Quốc về vấn đề này.

Bằng chứng

Pháp Luân Công bao gồm các bài tập dựa trên nền tảng tu tâm tính, bắt đầu được truyền bá vào năm 1992 với các bài giảng của ông Lý Hồng Chí. Ban đầu, môn tập này được Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khuyến khích nhưng sau đó bị đàn áp từ năm 1999 khi đã trở nên quá phổ biến. Vào tháng 3 năm 2006, một người phụ nữ với bút danh Annie công khai tuyên bố tại Washington DC rằng chồng cũ của cô đã từng thu hoạch giác mạc của các học viên Pháp Luân Công tại Bệnh viện Tô Gia Đồn thuộc thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh từ năm 2003-2005. Các bác sĩ khác thì thu hoạch những bộ phận khác. Các học viên Pháp Luân Công bị giết hại thông qua việc bị lấy các cơ quan trong cơ thể sau đó xác của họ bị thiêu hủy. Những nội tạng này đã được bán với giá rất cao cho các khách du lịch ghép tạng. Chính quyền Trung Quốc ngay lập tức phủ nhận những gì Annie công bố.

Ngay sau đó, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Washington là Liên minh Điều tra việc đàn áp Pháp Luân Công đã đề nghị tôi và David Kilgour điều tra những gì Annie nói. David Kilgour và tôi chấp nhận lời mời, sau đó chúng tôi đã tiến hành điều tra và đi đến kết luận rằng các học viên Pháp Luân Công đã và đang bị giết để lấy nội tạng. Kết quả của cuộc điều tra này được nêu trong hai cuốn sách được bán tại đây hôm nay: “Thu hoạch đẫm máu” (Bloody Harvest) và “Nội tạng quốc gia” (State Organs). Tôi xin cảm ơn những nhà xuất bản cho phiên bản tiếng Nhật của những tác phẩm này, Nhà Xuất bản Aspect và Jiyuusha.

Sau khi báo cáo của chúng tôi được đưa ra, Bác sỹ Torsten Trey đã thành lập một tổ chức phi chính phủ gọi là Hiệp hội Các bác sĩ Chống mổ cướp nội tạng – DAFOH. Cuốn sách “Nội tạng của nhà nước” là tập hợp các bài viết của các tác giả trên thế giới, chủ yếu là các chuyên gia cấy ghép tạng; cuốn sách này được biên tập bởi tôi và Torsten Trey. Tôi sẽ đi vào một vài luận điểm chính để cho thấy rằng chính quyền đã che đậy tội ác của họ trong việc mổ cắp nội tạng học viên Pháp Luân Công.

• Các nhà điều tra đã gọi điện đến các bệnh viện trên khắp Trung Quốc, tự xưng là người thân của bệnh nhân cần cấy ghép tạng, và trao đổi về nguồn tạng từ học viên Pháp Luân Công. Chúng tôi đã thu âm các cuộc điện thoại, ghi chép lại và dịch những lời thú nhận trên khắp Trung Quốc.

• Các học viên Pháp Luân Công và những người khác đã từng bị bắt giữ và được thả ra khỏi trại giam và ra khỏi Trung Quốc đã cho biết:

  1. Các học viên Pháp Luân Công được thử máu và khám nội tạng một cách có hệ thống trong khi bị giam giữ. Các tù nhân khác thì không được khám như vậy. Các xét nghiệm máu, kiểm tra nội tạng chắc chắn không phải vì  sức khỏe của các học viên Pháp Luân Công, vì để ép buộc ngừng tu luyện, họ đã bị tra tấn; nhưng việc khám này lại cần thiết cho việc cấy ghép nội tạng.
  2. Để tránh làm liên lụy đến những người ở địa phương mình, nhiều học viên Pháp Luân Công bị giam giữ đã không cung cấp thông tin về lai lịch bản thân mình. Các học viên Pháp Luân Công từ khắp nơi trên cả nước đến Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để thỉnh nguyện, đã bị bắt giữ một cách có hệ thống. Những người tiết lộ danh tính của mình với những kẻ bắt bớ sẽ bị chuyển về cho các địa phương của họ. Những người xung quanh họ cũng sẽ bị liên lụy và trừng phạt.

Kết quả là một lượng lớn các học viên Pháp Luân Công nhưng rõ danh tính và người thân cũng không biết họ đang ở đâu. Những học viên này rõ ràng là một nhóm người không được bảo vệ, nếu xét theo tiêu chuẩn ở Trung Quốc. Họ trở thành nguồn cung sẵn có cho việc mổ lấy nội tạng.

  1. Học viên Pháp Luân Công không được tôn trọng nhân quyền và phẩm giá. ĐCSTQ đã tiến hành một chiến dịch đàn áp lâu dài trên toàn quốc và quốc tế nhằm chống lại Pháp Luân Công. Chiến dịch này bao gồm việc nhục mạ, tuyền truyền những điều sai sự thật để phỉ báng và tạo nhận định sai lệch về các học viên Pháp Luân Công.

• Các bệnh nhân đã từng đến Trung Quốc cấy ghép tạng được chúng tôi phỏng vấn cho biết:

  1. Thời gian chờ đợi được cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc là từ vài ngày đến vài tuần. Trong khi tại tất cả các nơi khác trên thế giới, thời gian chờ đợi là hàng tháng, thậm chí hàng năm. Thời gian chờ đợi để được ghép tạng từ người hiến tạng đã chết rất ngắn, điều này đồng nghĩa sẽ có người bị giết để thực hiện ca cấy ghép đó.
  2. Hoạt động cấy ghép ở Trung Quốc được quân sự hóa nghiêm ngặt. Các bệnh viện có nguồn cung nội tạng sẵn có thường là các bệnh viện quân đội. Thậm chí tại các bệnh viện dân sự, các bác sĩ thực hiện cấy ghép cũng thường là các bác sỹ quân y. Quân đội giống với cai ngục, họ sẵn sàng lấy nội tạng từ các tù nhân. Ở Trung Quốc, đây là hình thức kinh doanh độc quyền của quân đội và bán nội tạng là một nguồn thu chính của họ.
  3. Danh tính bác sĩ tham  gia không được tiết lộ. Bệnh nhân không được phép mang theo các bác sĩ riêng của mình. Trước khi báo cáo năm 2006 của chúng tôi được công bố, các bác sĩ Trung Quốc đã từng chuyển thư tới các bệnh nhân để chỉ định việc điều trị và tư vấn. Sau khi báo cáo của chúng tôi được công bố, không còn những lá thư như vậy nữa.

• Ở Trung Quốc cũng như ở nước ngoài, hiện không có các tiêu chuẩn và cơ chế cần thiết để ngăn chặn việc lạm dụng mổ lấy nội tạng. Nạn lạm dụng cấy ghép toàn cầu cần được xem xét nghiêm túc như nạn du lịch tình dục với trẻ em trên toàn cầu – một hành vi bị lên án khắp mọi nơi với tầm ảnh hưởng xuyên biên giới. Tuy nhiên, cho đến nay nạn lạm dụng cấy ghép tạng toàn cầu vẫn chưa được xem xét đúng đắn.

Một mặt, những kẻ phạm tội này không phải chịu hậu quả pháp lý. Mặt khác, chúng lại kiếm được lợi khổng lồ từ hành vi lạm dụng này, cũng như đáp ứng được các bệnh nhân tuyệt vọng có nhu cầu được cấy ghép. Đây là công thức cho việc đối xử tàn bạo đối với các nạn nhân.

• Không có lời giải thích nào khác cho số lượng ca cấy ghép nội tạng, ngoài việc lấy từ các học viên Pháp Luân Công. Trung Quốc là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ về số lượng ca cấy ghép. Tuy nhiên, đến tận năm 2010, Trung Quốc vẫn không có một hệ thống hiến tạng của người chết và thậm chí ngay cả hiện nay,  hệ thống này cũng chỉ đóng góp số lượng nội tạng rất khiêm tốn. Trung Quốc cũng không có hệ thống phân phối nội tạng cho đến tận năm 2013. Hệ thống phân phối nội tạng hiện nay chỉ giới hạn trong một lượng tương đối nhỏ các nội tạng được hiến tặng, và không phân phối nội tạng từ các tù nhân. Theo luật, nguồn hiến tạng sống chỉ giới hạn cho người thân của người hiến tạng và không được khuyến khích vì những người hiến tạng sống có thể chịu biến chứng sức khỏe khi cho đi một phần nội tạng.

Chính quyền Trung Quốc ban đầu tuyên bố rằng tất cả các nội tạng đến từ người hiến tạng, mặc dù vào thời điểm đó họ không hề có hệ thống hiến tạng nào. Sau đó họ thừa nhận rằng phần lớn các nội tạng dùng để cấy ghép ở Trung Quốc đến từ các tù nhân nhưng khẳng định rằng các tù nhân bị lấy tạng đều là những người bị kết án tử hình. Các học viên Pháp Luân Công đã lãnh các án tù ngắn hạn vì tội gây rối trật tự xã hội hoặc không vì lý do gì.

Tuy nhiên, số lượng tù nhân bị kết án tử hình và bị hành quyết thấp hơn nhiều so với số ca cấy ghép ở Trung Quốc theo thống kê và ước tính đã phóng đại nhất. Hơn nữa, trong những năm gần đây, số lượng án tử hình đã giảm, nhưng số ca cấy ghép lại không đổi, ngoại trừ năm 2007 có giảm xuống một chút.

Tôi không phải gánh vác trách nhiệm chứng minh việc các học viên Pháp Luân Công đang bị giết để lấy nội tạng. Tôi không cần phải giải thích việc Trung Quốc lấy các nội tạng ở đâu để cấy ghép. Đó là trách nhiệm của phía Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc phải giải thích nguồn cung ứng nội tạng của họ. Tuy nhiên, họ từ chối làm như vậy. Chính quyền Trung Quốc từ chối cung cấp số liệu thống kê về nguồn cung nội tạng chủ yếu theo như họ tuyên bố, lấy lý do vì các số liệu này là bí mật quốc gia.

Diễn biến gần đây

Thứ trưởng Bộ Y tế Hoàng Khiết Phu, trong một tuyên bố với báo China Daily vào tháng 8 năm 2009, đã khẳng định rằng các tù nhân “chắc chắn không phải là nguồn cung thích hợp cho việc cấy ghép nội tạng”. [1] Vào tháng 8 năm 2013, Hoàng Khiết Phu, công khai nói rằng đến tháng 11 Trung Quốc sẽ bắt đầu giảm dần việc sử dụng nguồn cung nội tạng từ tù nhân. Ông ta thấy rằng việc lấy nội tạng từ các tù nhân đã “làm xấu hình ảnh của Trung Quốc”. Hoàng cũng nói thêm rằng: “Tôi tin tưởng chẳng bao lâu nữa tất cả các bệnh viện sẽ không còn sử dụng nội tạng của các tù nhân nữa”.

ĐCSTQ/ Nhà nước Trung Quốc đã mời Hội Cấy ghép Quốc tế, một tổ chức phi chính phủ của các chuyên gia cấy ghép từ khắp nơi trên thế giới tham dự một cuộc họp ở Hàng Châu, Trung Quốc vào cuối tháng 10 năm 2013, để chính thức hóa việc chuyển nguồn cung nội tạng từ các tù nhân sang nguồn những người hiến tạng. Bộ trưởng Y tế Trung Quốc Bin Li đã bắt đầu cuộc họp với một tuyên bố thể hiện quyết tâm của Chính phủ: “rằng phải chấm dứt sự phụ thuộc của các trung tâm cấy ghép đối với nội tạng từ các tử tù”.

Báo cáo của cuộc họp nêu rõ: “… các nhà lãnh đạo của 36 trung tâm cấy ghép đã có một cam kết bằng văn bản về việc chấm dứt việc lấy nội tạng từ các tử tù.Nhiều bệnh viện khác cũng sẽ hưởng ứng trong những ngày sắp tới”.

Sau cuộc họp tại Hàng Châu, việc xúc tiến du lịch ghép tạng tại Trung Quốc vẫn tiếp diễn. Khi David Kilgour và tôi bắt đầu cuộc điều tra, có thể thấy một cách phổ biến trên website của các bệnh viện ở Trung Quốc, đều chào mời dịch vụ ghép tạng, quảng cáo rằng thời gian chờ đợi ngắn, niêm yết giá và thậm chí còn công bố doanh thu kiếm được từ lĩnh vực kinh doanh này. Những thông tin như vậy giờ đã bị xóa.

Chính quyền Trung Quốc đã phản ứng với nghiên cứu của chúng tôi bằng nhiều cách khác nhau. Một trong những cách dai dẳng nhất và hiệu quả nhất là che đậy. Khi chúng tôi trích dẫn một trang web, trang này biến mất. Khi chúng tôi trích dẫn lời của một quan chức Trung Quốc, quan chức này lên tiếng phủ nhận. Chúng tôi đã lưu trữ tất cả các thông tin thu thập được từ Chính quyền Trung Quốc. Do vậy, các nhà nghiên cứu nếu muốn có thể xem các thông tin đã được chúng tôi lưu trữ. Tuy nhiên, chính sách gỡ bỏ có hệ thống đã khiến các nhà nghiên cứu từ bên trong Trung Quốc không thể xem được thông tin này.

Trong tình huống bị che đậy có hệ thống như vậy, điều đáng ngạc nhiên là một trang web vẫn tiếp tục đăng tin kể cả sau Nghị quyết Hàng Châu – với cái tên Dịch vụ Chăm sóc Sức khỏe Omar. Trang web này có từ năm 2007 và thay đổi trong những năm qua. Ban đầu là trang web có tiếng Ả Rập và tiếng Anh, điều này giải thích cho việc sử dụng tên Omar. Sau đó trang web tiếp tục mở rộng ra các ngôn ngữ khác nhau.

Địa chỉ trang web là < www.cntransplant.com >. Trang web này quảng bá việc cấy ghép nội tạng ở Thiên Tân, Trung Quốc và rất dễ sử dụng. Trên đó có mẫu đăng ký để điền các thông tin và một hệ thống thanh toán. Trên trang chủ có lời giới thiệu như sau:

“Chúng tôi có mặt ở đây để hỗ trợ bạn ghép thận, gan hay tim tại Trung Quốc.Xin vui lòng xem website để tìm hiểu thêm thông tin về các dịch vụ của chúng tôi và liên hệ với chúng tôi để biết thông tin về bước tiếp theo. Chúng tôi hiện đang làm việc trực tiếp với hai bệnh viện chất lượng nhất tại Trung Quốc”.

Trang web này là một sàn quảng cáo không ngại ngùng cho ngành du lịch ghép tạng.

Hội Cấy ghép Quốc tế không mất nhiều thời gian để nhận ra rằng họ đã bị lừa. Việc quảng bá du lịch cấy ghép tại Trung Quốc cũng như các thông tin khác của trang web Chăm sóc Sức khỏe Omar là nguyên nhân của một bức thư công khai gửi từ địa chỉ Hội Cấy Ghép Tạng tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối tháng 2 năm nay.

Lá thư nêu rõ:

“Trang web tại Thiên Tân http://www.cntransplant.com đang tiếp tục tìm kiếm những bệnh nhân quốc tế mong muốn cấy ghép nội tạng… thực tế việc các bệnh nhân nước ngoài vẫn đang tiến hành cấy ghép tạng ở Trung Quốc cho thấy một số bệnh viện đã vi phạm quy định của chính phủ Trung Quốc một cách táo tợn và vô trách nhiệm, từ đó khiến luật pháp chỉ như một “con hổ giấy”.Các trung tâm này vừa hủy hoại  niềm tin của công chúng trong nước, vừa làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế”.

Bức thư của Hiệp hội đã nêu rằng: “có rất nhiều báo cáo thuật lại của các bệnh nhân trở về từ Trung Quốc, rằng xảy ra nhiều biến chứng từ các ca ghép tạng bí mật” và bức thư đã đưa ra một ví dụ. Bức thư viết: “phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng ngay cả khi đang trong giai đoạn thử nghiệm, chương trình [hiến tạng] mới đã bị “thâm nhiễm” bởi những “vi khuẩn” quen thói tham nhũng, những người có quyền phân phối nội tạng”. Bức thư yêu cầu Trung Quốc phải khắc phục ngay những vấn đề này. [2]

Lá thư từ Hiệp hội đem đến một vài phản ứng. Một là trang web Chăm sóc Sức khỏe Omar đã biến mất. Tôi không rõ chính xác ngày trang web đã bị gỡ xuống vì tôi không kiểm tra ngay, nhưng nó vẫn còn đến tận ngày 7 tháng 5. Tôi đã lưu trữ tất cả các trang của website trong ổ cứng của tôi và ít nhất bạn cũng có thể thấy trang chủ của nó bằng cách sử dụng công cụ tìm kiếm lưu trữ trên internet.[3]

Một diễn biến khác là chính quyền Trung Quốc đã công khai từ bỏ cam kết chấm dứt việc lấy nội tạng từ các tù nhân. Hoàng Khiết Phu,- người phụ trách hoạt động cấy ghép ở Trung Quốc, khẳng định rằng, thay vì chuyển nguồn nội tạng từ các tù nhân sang nguồn nội tạng hiến tặng, Trung Quốc sẽ kết hợp nguồn nội tạng từ các tù nhân vào hệ thống hiến tạng. Ông ta nói: “chúng tôi sẽ điều chỉnh vấn đề [sử dụng không thỏa đáng nguồn cung từ tử tù] bằng cách bao hàm việc hiến tạng tự nguyện của các tử tù vào trong hệ thống hiến tạng công cộng của quốc gia”. [4]

Ông ta nói thêm: “các cơ quan tư pháp và các ngành y tế địa phương nên thiết lập mối quan hệ, và cho phép các tử tù tự nguyện hiến nội tạng, đồng thời bổ sung vào hệ thống phân bổ nội tạng bằng máy tính”. [5]

Vì sợ có nghi ngờ về những gì mình nói, ông ta đã giải thích chi tiết trong một cuộc phỏng vấn bằng tiếng Trung Quốc khi được hỏi về cam kết của các nhà lãnh đạo thuộc 36 trung tâm cấy ghép, về việc chấm dứt sử dụng nguồn nội tạng từ các tử tù [6].

Hoàng Khiết Phu, đã tuyên bố rằng cam kết của 36 trung tâm cấy ghép “không phải là về việc không sử dụng nội tạng từ các tử tù, mà là về không cho phép các bệnh viện hoặc nhân viên y tế tham gia vào các giao dịch tư nhân đối với nội tạng người”.

Hoàng Khiết Phu, đã đưa ra tuyên bố này trước khi tên của 36 trung tâm được công bố vào tháng 4 năm 2014, [7] do đó ngăn ngừa công chúng hiểu lầm rằng 36 trung tâm này sẽ thực sự chấm dứt sử dụng nguồn nội tạng từ các tù nhân.

Đối với ĐCSTQ, từ “hiến tạng” cũng như nhiều từ khác như “tự do” và “dân chủ”, đã phát triển ý nghĩa riêng của nó. Đối với Đảng, “hiến tạng” bao hàm cả nghĩa lấy nguồn cung ứng từ các tù nhân. Từ “hiến tạng” được sử dụng để phân biệt các nội tạng từ nguồn của nhà nước và các nội tạng từ thị trường chợ đen, một cách dùng từ mà không tìm thấy ở nơi nào khác.

Nếu việc sử dụng nguồn cung ứng nội tạng từ các tù nhân chấm dứt, thì việc giết hại các tù nhân lương tâm để lấy nội tạng cũng sẽ kết thúc. Thực tế là việc sử dụng nguồn nội tạng từ các tù nhân hiện nay là chính sách chính thức, thậm chí thuộc các yếu tố cải cách của hệ thống cấy ghép Trung Quốc. Điều này có nghĩa là khả năng chấm dứt việc giết hại các tù nhân lương tâm để lấy nội tạng không còn nữa.

Ngành cấy ghép toàn cầu đã trở lại điểm xuất phát. Tất cả những nỗ lực để thay đổi Trung Quốc dần chuyển đổi nguồn tạng từ các tù nhân sang nguồn hiến tạng tự nguyện đã không đi đến đâu.

Trong số lượng khổng lồ các nội tạng từ nguồn nhà nước, có một số nội tạng không phải đến từ các tù nhân mà thực sự từ tự nguyện hiến tặng. Nhưng, khi không có sự minh bạch, thì làm thế nào để biết được số lượng hiến tạng tự nguyện thực tế là bao nhiêu?

Phải chỉ ra những hậu quả không thể tránh khỏi của vấn đề này. Cộng đồng cấy ghép đã xây dựng một danh sách đầy đủ và chi tiết các chính sách để tránh sự đồng lõa trong việc lạm dụng cấy ghép tạng ở nước ngoài. Một số giải pháp về luật đã được đề xuất, và ở một số nước đã được ban hành. Phải áp dụng các chính sách và luật pháp đủ phân lượng để tránh bất kỳ sự đồng lõa nào của nước ngoài đối với việc lạm dụng cấy ghép ở Trung Quốc.

Bạn có thể chấm dứt tội ác ghê rợn này bằng cách ký tên thỉnh nguyện tại đây

Theo Đại Kỷ Nguyên 

 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

    Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?