Mặt trái của nghiên cứu ‘kéo dài tuổi thọ’ nhờ cơ chế sinh sôi tế bào ung thư
Giải Nobel về Y học năm 2015 có thể sẽ chứng kiến sự trở lại của bộ ba nhà khoa học Mỹ đã tìm ra loại Enzyme có tên telomerase điều khiển sự lão hóa của tế bào, hứa hẹn cho phép tế bào phân chia không hạn chế, nói nôm na là một cá nhân sẽ có khả năng chặn đứng sự lão hóa của mình và đạt được ‘bất tử’.
Các nghiên cứu cho biết, đây có thể là một con dao hai lưỡi khi can thiệp vào vòng tuần hoàn tự nhiên vốn có của tế bào. Một tế bào cơ thể người thường phân chia khoản 80 lần rồi bị đào thải, thông qua một số cơ chế kiểm soát. Nhiệm vụ của telomerase là ‘vượt mặt’ cơ chế này để cho phép tế bào tiếp tục phân chia và kéo dài sự sống.
Ba nhà khoa học đạt giải Nobel năm 2009 nhờ vào phát hiện này là Blackburn, Szostak và Greider, đã có bằng chứng khẳng định rằng, nếu chúng ta đưa được telomerase vào tế bào thì tuổi thọ của con người sẽ kéo dài vô thời hạn.
Tuy nhiên, vấn đề cần nhấn mạnh ở đây là những telomerase này cũng chính là một trong những tác nhân khiến tế bào ung thư sinh sôi một cách “vô tội vạ”, và nguồn trích của các enzyme này chính là các tế bào ung thư. Như vậy sẽ ra sao nếu telomerase được đưa vào tế bào lành mạnh để kéo dài tuổi thọ? Liệu các nhà khoa học có khả năng kiểm soát đến mức vi quan tất cả những rủi ro có thể xảy ra cho con người khi tiến hành nghiên cứu này? Và để kéo dài tuổi thọ chúng ta có sẵn sàng đánh đổi những thứ khác, can thiệp vào tiến trình tự nhiên một cách “thô bạo”?
Theo một bài viết có tên ‘Thức tỉnh từ vi quan‘ Tiến sĩ Tongwen Wang đã có lần giải thích phát triển “vô tội vạ” của các tế bào ung thư theo khoa học hiện đại như sau:
Một tế bào bình thường đều phát triển qua các chu kỳ sống có tên G1, S, G2 và M hay có thể gọi nôm nay là ‘sinh – trưởng – hoại – diệt’. Giữa mỗi giai đoạn có một cánh cửa kiểm tra. Mỗi tế bào phải đủ một số tiêu chuẩn trước khi có thể đi tiếp. Những cánh cửa này rất quan trọng, vì nếu một tế bào có gì đó bất ổn, những cánh cửa sẽ khởi tác dụng bảo vệ tế bào ấy bằng cách chặn nó lại ở giai đoạn đó cho đến khi vấn đề được khắc phục bằng cách nào đó.
Nếu vấn đề không thể được khắc phục, tế bào sẽ kích hoạt hệ thống báo động, dẫn đến một chế độ tự hủy được sắp đặt hoàn hảo đến mức đáng kinh ngạc. Như vậy, một tế bào bình thường hoạt động phù hợp với hệ thống mà nó thuộc về. Khi có lỗi xảy ra, các tế bào có một cơ chế “hy sinh” bản thân vì lợi ích của chỉnh thể.
Ngược lại, một tế bào ung thư bằng cách nào đó đã “lách” được luật tại mỗi cổng kiểm tra giữa các giai đoạn phát triển, qua đó tiếp tục tăng trưởng số lượng. Cơ chế tự hy sinh cũng bị nó loại bỏ để đạt được sự “bất tử”. Tất nhiên, sự bất tử tạm thời như vậy lại kéo theo cái chết của cả khu vực chỉnh thể (tạo thành khối ung thư), điều này phản ánh một “sinh mệnh” tế bào rất thiếu hiểu biết và vô cùng ích kỷ.
Trở lại với công trình Y học đăng ký giải Nobel chúng ta sẽ thấy, telomerase là một trong những yếu tố dung túng cho sự ích kỷ của các tế bào “bệnh hoạn”. Thế nên, việc đưa chúng vào tế bào cần phải được cân nhắc kỹ càng.
Tiến sĩ Tongwen Wang thông qua các nghiên cứu Tiến sĩ Lili Feng, một giáo sư tại Đại học Y dược Baylor, đã phát hiện rằng, “Nếu tất cả các tế bào trong một cơ thể đang trong trạng thái sản xuất hàng loạt, hệ proteasome sẽ có thể bị quá tải và không thể tiêu hủy các protein già và bị hỏng, từ đó lại gây ra những lỗi khác, phá vỡ sự cân bằng. Vì các protein là nhân vật chính trong tất cả các chức năng của tế bào, khi các protein xấu không thể bị loại bỏ, chúng sẽ tiếp tục gây tác hại đến toàn bộ hệ thống cho đến khi cả hệ thống bị mất kiểm soát. Dù các tế bào có cố gắng tăng số lượng sản xuất proteasome đến mấy, nếu sự chuyển hóa tiếp tục tăng, các tế bào cuối cùng sẽ không quản lý nổi nữa. Mức tăng proteasome được tìm thấy trong các tế bào ung thư phản ánh một trận chiến cuối cùng của các tế bào nhằm cố giành lại sự cân bằng“.
Như vậy, song song với việc tế bào không ngừng sinh sôi, thì hệ thống kiểm soát ngăn chặn tế bào lỗi cũng phải không ngừng củng cố lực lượng để sẵn sàng “chiến đấu”. Tuy nhiên, hệ quả tất yếu của việc hoạt động quá tải là hệ thống không thể tránh khỏi những sai sót, và sự sai sót này sẽ không ngừng lại một khi chúng ta vẫn tìm cách để “bóc lột” chúng.
Thế thì phải chăng chúng ta đang “nhét” phong cách sống “xô bồ” và “đầy căng thẳng” vào thế giới vi quan, với “những mưu cầu bất tận đang cuộn lấy tâm trí và trái tim” như lời của Tiến sĩ Tongwen Wang.
Thiết nghĩ, khoa học cần phải tìm cho mình một hướng đi đúng đắn hơn trong các nghiên cứu kéo dài tuổi thọ của con người.
Theo Chanhkien.org