Lý giải của Đông Y về virus corona và cách phòng ngừa
Chúng ta đều biết, sự “nhạy cảm” thường là vì yếu đuối mà sinh ra. Tế bào “nhạy cảm” với virus là vì nó yếu. Do đó, cần làm cho tế bào mạnh lên. Nhưng để có điều đó, thì cần một nội môi [1] sạch sẽ và chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
Hiểu thế nào về Virus
Về mặt sinh học, virus nào cũng chưa được công nhận là một “con”, tức là không có khả năng sinh tồn độc lập ở môi trường. Nói ngắn gọn, virus không phải là một “dạng sống”, mà chỉ như một loại “Mã di truyền” được nhét vào trong một lớp vỏ protein, hệt như một tờ giấy viết vài dòng hướng dẫn nhét vào trong một cái chai thủy tinh rồi nút kín lại. Nó có khả năng tồn tại ở trong môi trường nhất định. Khi lớp vỏ protein bị phá vỡ, thì nó bị hủy. Nếu lớp vỏ protein vẫn còn, thì nó vẫn tồn tại.
Tuy nhiên nó chỉ được gọi là tồn tại thôi, chứ không hề “sống”, tức là nó không có khả năng lớn lên, cũng không có khả năng sinh sản, cũng không có khả năng tiêu thụ bất kỳ năng lượng nào. Y hệt như cái chai chứa tờ giấy có chữ bên trong, được nút kín lại vứt ở ngoài môi trường.
Bao quanh Virus là một lớp vỏ protein, có các vòi gọi là Thụ thể, hay Chìa khóa. Bên trong nó chứa DNA hay RNA, là đoạn mã di truyền. Để dễ hình dung, thì đoạn mã di truyền ấy chỉ giống như mấy dòng chữ hướng dẫn.
Khi một virus tiến nhập vào cơ thể người hay động vật, thì nó sẽ lang thang khắp nơi theo dòng chảy của máu và các loại dịch… Thụ thể của nó giống như các ăng-ten, sẽ liên tục tìm kiếm một tế bào phù hợp để xâm nhập vào bên trong. Trên bề mặt tế bào, cũng có cơ chế thụ thể, nên khi hai thụ thể này “bắt sóng” được nhau, thì tế bào liền “mở cửa” cho virus vào bên trong nó, hoặc cho phép virus “bắn” vào trong tế bào đoạn mã di truyền DNA hay RNA.
Đến khi virus (hoặc đoạn mã di truyền DNA hay RNA) đã vào bên trong tế bào thì nó liền “chiếm quyền điều khiển” bộ máy sinh hóa của tế bào để sao chép thành nhiều virus. Nên nhớ: nó chỉ tạo ra thật nhiều bản sao thôi. Chính bộ máy sinh hóa của tế bào đã “làm theo chỉ dẫn” của mã di truyền virus mà tạo ra các bản sao của virus.
Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt virus
Thực tế có 2 loại virus: Loại nhân bản thật nhiều và loại chỉ “viết thêm” một chút vào bộ mã di truyền của vật chủ.
Trong đó, loại 1 sẽ phá vỡ tế bào vật chủ và giải phóng ra môi trường bên ngoài tế bào vô số các virus mới, và lại đi nhiễm vào các tế bào cùng loại khác. Phương thức tồn tại này gọi là Ly giải.
Còn loại chỉ “viết thêm” vào bộ mã di truyền thì không phá vỡ tế bào. Nó sẽ được tế bào lưu giữ, và mỗi lần phân chia, sẽ sao chép bộ mã ấy. Như vậy, sẽ có vô số tế bào bị nhiễm, mà không hề gây ra bệnh tật gì. Chỉ tới khi nào đủ điều kiện kích hoạt được “ghi” trong bộ mã, thì nó mới phát sinh sự tàn phá tế bào. Lúc đó, lập tức hàng loạt tế bào có thể phát sinh biến dị, gây ra những tổn thương diện rộng tức thời. Phương thức tồn tại này gọi là Phân giải.
Nhưng dù là phương thức nào, thì sau khi tế bào bị nhiễm rồi, sẽ phát động cơ chế miễn dịch để vô hiệu hóa sự lây nhiễm và chống lây nhiễm. Về cơ bản, các tế bào sẽ “báo động” và hệ miễn dịch sẽ tới để “nhận diện” virus, “nhận diện” tế bào bị nhiễm. Sau khi nhận diện xong, sẽ kích hoạt chế độ “không tiếp nhận”, và “thực bào”. Tế bào sau đó sẽ không tiếp nhận “tín hiệu thụ thể” nữa, và virus sẽ không lọt vào trong được. Khi không lọt vào trong được, thì gọi là bị “vô hiệu”. Còn các tế bào đã bị virus lọt vào trong rồi thì bị “nuốt” bởi Đại Thực Bào, và hệ miễn dịch đã hoàn thành xong quá trình “tự chữa”. Từ nay, virus sẽ bị nhận diện, và cơ thể miễn dịch hoàn toàn với chủng virus đó.
Không có bất kỳ thuốc nào thật sự hiệu quả để chữa bệnh khi virus đã xâm nhập tế bào. Thuốc kháng sinh cũng không thể diệt được virus, vì nếu diệt virus thì bằng như diệt tất cả tế bào. Một số thuốc giúp “tẩy rửa” phần vật chất virus sau khi chúng bị vô hiệu còn tồn tại bên trong thân thể, làm thân thể cảm thấy “thoải mái” hơn một chút. Các bệnh do virus gây ra thường đều do cơ thể tự chữa được (nếu có thể chăm sóc tốt để đủ sức khỏe trong thời gian hệ miễn dịch đang chiến đấu).
Ngoài ra, khi hệ miễn dịch chiến đấu chống virus, thường sinh ra nhiệt độ. Nhiệt độ tăng lên sẽ làm giảm sức tấn công của virus (chứ không thể diệt nó). Nhưng tăng quá cao thì ảnh hưởng tới hệ thần kinh và cơ, gây co giật và có thể tử vong.
Do vậy, rất cần các biện pháp hạ sốt trong thời gian này. Nên nhớ, nhiệt độ là cần thiết của hệ miễn dịch, nên không thể hết sốt được nếu hệ miễn dịch chưa xử lý xong. Còn nếu xong rồi, thì sốt cũng sẽ tự hết, không cần hạ sốt.
Khi virus ly giải tế bào, thì sẽ có tế bào bị chết, và giải phóng ra các hóa chất làm cho cơ thể mệt mỏi, đau yếu. Lúc này, nước sẽ đóng vai trò giảm đau tốt, nếu tiêu thụ đủ lượng. Cũng có thể dùng các thuốc giảm đau, hạ sốt để tránh khó chịu. Nhưng nước vẫn là thứ rất quan trọng để thanh tẩy các hóa chất độc hại ra ngoài cơ thể.
Thực tế, phòng bệnh là một việc khó với virus, vì chúng rất nhỏ, và có thể trôi nổi trong không khí ở các điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp. Nếu độ ẩm cao, thì virus sẽ bị rớt xuống đất. Nếu nhiệt độ cao, hay phơi ra ánh nắng mặt trời có tia cực tím (UV) thì chúng bị hủy. Cho nên, cứ mùa Đông lạnh giá, độ ẩm thấp (hanh khô), thì virus cúm corona cực dễ phát tán và lây nhiễm. Đó là vì sao, mùa Đông hanh heo là mùa của các loại cúm.
Tuy nhiên lại có bằng chứng cho thấy nhiều người dù ở trong ổ dịch nhưng vẫn không dính virus?
Điều chủ yếu là vì thân thể họ có tế bào khỏe mạnh, với màng bảo vệ tốt, không dễ bị “mở khóa” bởi virus.
Chúng ta đều biết, sự “nhạy cảm” thường là vì yếu đuối mà sinh ra. Tế bào “nhạy cảm” với virus là vì nó yếu. Do đó, cần làm cho tế bào mạnh lên. Nhưng để có điều đó, thì cần một nội môi sạch sẽ và chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
Trong đó Đông Y xem trọng yếu tố Vệ khí (khí bảo vệ) và Dinh khí. Khí bảo vệ là bên ngoài. Nếu nó yếu, thì bất kể thứ gì cũng có thể xâm phạm vào trong. Cho nên, cần có vệ khí sung mãn. Vệ khí này cũng gọi là Dương khí. Nếu là bên ngoài, cũng gọi là Phế vệ, vì phế biểu lý với da lông, lớp bảo vệ bên ngoài.
Dương khí sung mãn không gì bằng tập luyện khí công. Khí công có thể giúp toàn thân thông kinh hoạt lạc, khí huyết sung mãn, nội môi sạch sẽ không chỗ bế tắc. Một gợi ý là Pháp Luân Công với hàng trăm triệu người đạt được trạng thái thân thể gần như miễn nhiễm với virus.
Đông Y cũng nói tới Chính khí. Một khi Chính khí mạnh, thì tà khí không xâm phạm nổi. Mà Chính khí gồm có 2 phần. Phần thực thể, là việc ăn uống, rèn luyện. Phần tinh thần, thuộc về tu dưỡng tâm tính. Nếu có một tâm tính thuần khiết, ít phiền não, thì sẽ đạt được Chính khí sung mãn, là điều kiện dự phòng tốt nhất cho cơ thể chống lại tà khí bên ngoài, trong đó có virus.
Cũng nên biết, con đường nhiễm của Corona là đường hô hấp, cho nên bịt miệng mũi là biện pháp rất quan trọng khi đi ra ngoài.
Và không nên quên một điều: mỗi loại virus chỉ phù hợp với một loại tế bào. Vì thế, corona chỉ có tác động tới phổi. Do đó chỉ cần chăm chút cái phổi cho tốt, thì corona cũng không thành vấn đề.
Đăng dưới sự cho phép của tác giả
[1] Nội môi là dịch ngoại bào (môi trường trong) bao bọc và cung cấp các chất cần thiết cho sự tồn tại, phát triển và sinh sản của các tế bào trong cơ thể.