Luân hồi trong chốc lát – Chuyện thần bí trong các ghi chép của Kỷ Hiểu Lam

07/06/19, 15:22 Thế giới tâm linh
Luân hồi chuyển thế vẫn luôn tồn tại một cách khách quan dù người ta có tin hay không. (Ảnh: Pinterest)

Rất nhiều người từng nghe nói về luân hồi chuyển thế, thậm chí trong lịch sử cũng có ghi chép lại, nhưng chuyện linh hồn con người tiến vào luân hồi trong chốc lát, rồi lại trở về thân thể nguyên bản của mình thì rất ít người biết.

Luân hồi trong chốc lát - Chuyện thần bí trong các ghi chép của Kỷ Hiểu Lam. 1
Luân hồi chuyển thế vẫn luôn tồn tại một cách khách quan dù người ta có tin hay không. (Ảnh: Pinterest)

Trong cuốn “Duyệt vi thảo đường bút ký” của Kỷ Hiểu Lam – đại học sĩ ở thời Càn Long có kể lại câu chuyện kỳ lạ về luân hồi ngắn ngủi này.

Hành trình luân hồi trong ba ngày tắt thở

Trong “Duyệt vi thảo đường bút ký” ghi chép lại, có một người tên là Tôn Nga Sơn, trong một lần du lịch trên thuyền đột nhiên ngã bệnh nặng, nằm liệt trên giường không dậy nổi. Một ngày nọ, ông đột nhiên cảm thấy như mình đang ở trên bờ tản bộ, cảm giác nhẹ nhàng thư thái, cực kì dễ chịu.

Ông đi được chốc lát, có người đến muốn đưa ông đi. Trong lúc hốt hoảng, Tôn Nga Sơn không nhớ phải hỏi gì cả, cũng không biết tại sao người ta lại muốn đưa ông đi, chỉ biết đi theo người kia một mạch. Sau đó họ đi tới một gia đình, thấy cổng và sân lộng lẫy xa hoa, nhà cửa sạch sẽ ngăn nắp.

Tôn Nga Sơn dần đi vào bên trong, thấy một thiếu phụ đang sinh nở. Ông là nam tử, nghĩ mình nên tránh mặt rời đi, lại bị người phía sau đẩy một cái, sau đó liền hôn mê bất tỉnh nhân sự.

Một hồi lâu, đến khi ông tỉnh lại, phát hiện cơ thể mình đã thu nhỏ lại, nằm trong tã lót của trẻ sơ sinh. Tôn Nga Sơn chợt hiểu ra, ông đã đầu thai chuyển sang kiếp khác rồi.

Tôn Nga Sơn tìm đủ mọi cách muốn mở miệng nói, nhưng lại cảm thấy một luồng hơi lạnh từ trên đầu thấm vào trong người, khiến ông nói không ra lời. Ông nằm trong tã, lại đưa mắt nhìn chung quanh phòng, xem đồ vật nội thất, câu đối thi họa trong phòng, tất cả đều vô cùng rõ ràng chân thực.

Kết thúc luân hồi quay về thân thể

Vào ngày thứ ba, khi tỳ nữ ôm đứa bé tắm, đột nhiên sẩy tay, đứa bé ngã rớt xuống đất, Tôn Nga Sơn lần nữa mất đi tri giác. Chờ đến khi ông tỉnh lại thì phát hiện ra mình lại nằm trên thuyền. Người nhà nói, ông đã tắt thở ba ngày rồi, nhưng tứ chi vẫn mềm mại, cơ thể còn hơi ấm nên người nhà không dám nhập liệm.

Tôn Nga Sơn vội lấy giấy bút, viết lại trải nghiệm của mình, phái người đi dọc theo con đường mà ông đã đi, tìm thử ngôi nhà mà mình đã từng chuyển kiếp, chuyển lời cho chủ nhân đừng vì sơ suất đó mà đánh đập tỳ nữ.

Luân hồi trong chốc lát - Chuyện thần bí trong các ghi chép của Kỷ Hiểu Lam. 2
Trong hành trình luân hồi, rất nhiều người đều nhớ kỹ đường đi lối về. (Ảnh: Zhlzw)

Sau khi phân phó tất cả xong, ông mới chậm rãi kể lại cho người nhà nghe chuyện đã xảy ra. Cùng ngày hôm đó, bệnh của ông liền khỏi hẳn.

Tôn Nga Sơn sau đó lại tự mình đến ngôi nhà mà ông đã từng chuyển kiếp, nhìn thấy đám tì nữ, già trẻ tựa như quen biết đã lâu. Gia chủ nhà này đã lớn tuổi mà vẫn chưa có con, sau khi nghe toàn bộ chuyện đã trải qua, chỉ biết thở dài lấy làm kỳ lạ với Tôn Nga Sơn.

Trong hành trình luân hồi, nhớ kỹ đường đi lối về

Kỷ Hiểu Lam còn nhắc tới một người khác cũng trải qua sự kiện luân hồi ngắn ngủi, là Thông chính sử Mộng Giám Khê. Mộng Giám Khê nhớ kĩ con đường đã đi trước lúc đầu thai cùng gia đình mà mình được sinh ra. Sau đó ông đi dò hỏi, quả nhiên biết được gia đình này sinh hạ một bé trai, nhưng trong ngày hôm đó đã chết yểu.

Theo “Duyệt vi thảo đường bút ký” ghi chép, Kỷ Hiểu Lam nghe học sĩ nội các Đồ Thời Tuyền kể lại cặn kẽ tình huống luân hồi ngắn ngủi của Mộng Giám Khê, đại khái trường hợp cũng giống với Tôn Nga Sơn.

Điểm khác nhau duy nhất là Tôn Nga Sơn chỉ nhớ rõ lúc đi vào chuyển kiếp, nhưng không nhớ rõ tình cảnh quay về lại. Mộng Giám Khê thì nhớ rất rõ chi tiết lúc đi và về, trên đường ông còn gặp lại phu nhân mất sớm của mình, lúc về đến nhà nhìn thấy phu nhân ngồi bên cạnh con gái.

Luân hồi ngắn ngủi như bọt nước

Kỷ Hiểu Lam cho rằng, Nho gia thường né tránh nói đến việc luân hồi chuyển kiếp của Phật gia, nhưng việc chuyển kiếp đầu thai là vốn có. Nhân duyên có sâu có cạn, chỉ là tình huống của hai người Tôn Nga Sơn, Mộng Giám Khê vào luân hồi nhất thời, rồi lại trở về bản thể, thực sự khó có thể giải thích dựa theo những trường hợp luân hồi bình thường.

(Chuyện từ “Duyệt vi thảo đường bút ký – Loan dương tiêu hạ” quyển 4)

Nhật Hạ biên dịch

Xem thêm:

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

    Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

  • Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

    Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm