Không chỉ phương Đông, người phương Tây cổ cũng có đức tin mạnh mẽ vào luân hồi

Thật ngạc nhiên khi những nhà hiền triết Hy Lạp cũng có những quan điểm tương tự với triết học và tôn giáo phương Đông về việc sinh mệnh có thể tái sinh và luân hồi.
Thật ngạc nhiên khi những nhà hiền triết Hy Lạp cũng có những quan điểm tương tự với triết học và tôn giáo phương Đông về việc sinh mệnh có thể tái sinh và luân hồi.

Người ta dễ có nhận định rằng phương Tây mới du nhập khái niệm luân hồi từ Phật giáo phương Đông trong thời gian gần đây. Thế nhưng nếu tra cứu lại lịch sử Hy Lạp, chúng ta sẽ thấy không hẳn như vậy. Các triết gia ở Hy Lạp cổ đại đã thường thảo luận về luân hồi và nắm bắt được một số điều thú vị về cách luân hồi diễn ra.

Thật ngạc nhiên khi những nhà hiền triết Hy Lạp cũng có những quan điểm tương tự với triết học và tôn giáo phương Đông về việc sinh mệnh có thể tái sinh và luân hồi.
Thật ngạc nhiên khi những nhà hiền triết Hy Lạp cũng có những quan điểm tương tự với triết học và tôn giáo phương Đông về việc sinh mệnh có thể tái sinh và luân hồi. (Ảnh qua Vision Times)

Luân hồi trong văn hóa Hy Lạp

Đức tin về luân hồi dường như đã xuất hiện ở Hy Lạp qua tôn giáo Orphic khoảng thế kỷ thứ 6 TCN. Tôn giáo này chia thành vài trường phái bí ẩn, có mặt ở khắp Hy Lạp và thu hút một lượng lớn tín đồ. Giáo lý của họ bắt nguồn từ người sáng lập huyền thoại Orpheus.

Theo Honest Information: “[Ông] được cho là đã dạy [các tín đồ] rằng linh hồn và thể xác được hợp nhất bởi một thỏa thuận ràng buộc không công bằng; linh hồn là thần thánh, bất tử và khao khát tự do, còn cơ thể lại giam giữ, gông cùm linh hồn như một tù nhân. Cái chết làm thỏa thuận này mất đi, nhưng để rồi sẽ lại giam cầm linh hồn đã được giải phóng sau một thời gian ngắn, và khiến bánh xe tái sinh xoay tròn một cách vô tận. Do đó, linh hồn sẽ tiếp tục cuộc hành trình của mình, xen kẽ giữa sự tồn tại riêng biệt và tái sinh tươi mới, xoay quanh vòng tròn thiết yếu, [linh hồn] là bạn đồng hành của nhiều thân thể người và động vật”.

Đức tin về luân hồi dường như đã xuất hiện ở Hy Lạp qua tôn giáo Orphic khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. (Ảnh: pixabay/CC0 1.0)

Người ta cho rằng Pherecydes xứ Syros (sống khoảng năm 540 TCN) là người đầu tiên thảo luận về chủ đề này. Ở Hy Lạp cổ đại, ông là người đề ra lý thuyết tái sinh nổi tiếng nhất. Sau đó, Plato đã đưa ý tưởng của Pherecydes đi xa hơn và thể hiện nó trong cuốn sách nổi tiếng “The Republic” (Cộng Hòa) của mình.

Plato còn cho rằng số lượng linh hồn là cố định và việc sinh ra con người không phải là sáng tạo ra linh hồn, mà chỉ là việc linh hồn chuyển từ thân thể này sang thân thể khác.

Người Hy Lạp có nhiều từ vựng để đề cập đến cùng một nghĩa “tái sinh”:

  • Metempsychosis: Nghĩa là luân hồi, tức là linh hồn chuyển từ thân thể này sang thân thể khác sau khi chết.
  • Empsykhoun: Có thể do Pythagoras sáng tạo ra và cũng có nghĩa là luân hồi.
  • Palingenesis: Có nghĩa là khôi phục lại sự sống sau khi chết và trở lại trạng thái nguyên sơ của nó. Thuật ngữ này được cho là bắt nguồn từ phái khắc kỷ ở Hy Lạp.
  • Gennao Anothen: Gồm có hai từ, Gennao có nghĩa là tái sinh, đổi mới, còn Anothen có nghĩa là từ thiên thượng hay thần linh. Vì thế, Gennao Anothen có nghĩa là sự luân hồi của linh hồn trên thiên thượng.

Sau khi nền văn minh Hy Lạp suy tàn, các nhà tư tưởng La Mã đã tiếp tục phát triển ý tưởng về tái sinh, luân hồi.

Quan điểm Kitô giáo

Trong phần lớn lịch sử, Kitô giáo tuyên bố không có tái sinh. Họ cho rằng mỗi con người chỉ sống một đời duy nhất để thờ phượng Chúa Kitô. Tuy nhiên cũng có những nhánh Kitô giáo tin vào đầu thai chuyển kiếp. Trên thực tế, Origen (185 – 254), một trong những nhân vật quan trọng trong Giáo hội Chính thống, tin rằng linh hồn đã tồn tại trước khi con người được sinh ra và tuyên bố rằng Chúa Jesus cũng dạy như vậy.

Một số Kitô hữu xem việc Chúa Jesus sống lại là một dạng tái sinh. (Ảnh: wikidia / Muff 1.0)
Một số Kitô hữu xem việc Chúa Jesus sống lại là một dạng tái sinh. (Ảnh: wikidia / Muff 1.0)

Theo Ancient Origins: “Các tác phẩm của Clement of Alexandria – một môn đệ của thánh tông đồ Peter – cho rằng thầy của ông đã được Chúa Jesus truyền dạy đôi điều bí mật. Một trong số đó có liên quan đến khái niệm tái sinh thể xác và linh hồn”.

Ngày nay, khái niệm luân hồi rất phổ biến ở phương Tây. Các cuộc điều tra khác nhau đã chỉ ra rằng gần một phần tư Kitô hữu ở Mỹ tin vào các hình thức tái sinh. Nhiều người đều quan niệm rằng việc Chúa Jesus sống lại là một dạng tái sinh để củng cố trạng thái thần thánh của Ngài.

Có vẻ như người Hy Lạp cổ đại đã phát dương thuyết luân hồi. Mặc dù những thế hệ người phương Tây tiếp theo đã lãng quên thuyết này trong khoảng 2 thiên niên kỷ nhưng đến nay nó đã quay trở lại.

Xuân Nhạn (Theo Vision Times)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?