Ký ức tiền kiếp của trẻ em: Một trường hợp chứng minh sự luân hồi?

Luân hồi là một khái niệm xuất hiện rất nhiều trong các nền văn hóa của các nước. Vậy phải chăng luân hồi là có thật? Rằng linh hồn của người là bất diệt? Điều này khó có thể được chứng minh, nhưng chúng ta có thể xem xét các trải nghiệm về ký ức tiền kiếp được nghiên cứu dưới đây.

Nữ thần Mặt trời Nhật Bản, Amaterasu, hiện lên từ một hang động. Đây là vị thần của người Nhật Bản liên quan đến sự tái sinh. (Wikimedia Commons)

Có những lúc một người cảm thấy giống như họ đã từng ở nơi này trước đó hay đột nhiên “biết” cảnh vật xung quanh và những người chưa từng gặp trước đây. Thường thì chúng ta xem những trải nghiệm này là déjà-vu và chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Vậy hãy thử tưởng tượng về một trải nghiệm độc đáo hơn nhiều, đó là một cá nhân nói rằng họ nhớ chính xác chi tiết về người khác và những nơi họ chưa bao giờ trải qua, thậm chí có thể nói một ngôn ngữ chưa được học bao giờ. Một số người nói về các trải nghiệm này của họ và các nhà khoa học đã quan tâm đến những trường hợp này. Nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu xem những trải nghiệm này có thể giải thích được không, nhưng vẫn có một số trường hợp mà không thể giải thích bằng khoa học… liệu luân hồi có phải là một vở kịch?

Luân hồi: Một định nghĩa đơn giản cho một ý tưởng phức tạp

Việc quan trọng đầu tiên là cần cái nhìn tổng quan về luân hồi là gì. Nó không phải là một từ đồng nghĩa với từ ký ức tiền kiếp hay hồi tưởng tiền kiếp, chúng thường được sử dụng như là một “bằng chứng” về sự luân hồi. Luân hồi cũng không nhất thiết là một niềm tin tôn giáo. Mặc dù nó được đề cập trong nhiều tôn giáo cụ thể, nhưng không phải một người tin vào luân hồi là người có tôn giáo, hay người có tôn giáo sẽ tin luân hồi. Luân hồi là một niềm tin phổ biến trong văn hóa truyền thống của cả phương Đông và phương Tây, người ta cho rằng linh hồn là bất diệt và sau khi một người chết, linh hồn phải chịu sự phán xét về những việc làm tốt xấu trong kiếp sống đó và được tái sinh vào một kiếp sống mới.

Định nghĩa đơn giản của luân hồi là: sự tái sinh của một linh hồn vào một thân xác khác.

Những người tin vào luân hồi có thể thấy rằng thân thể xác thịt và linh hồn là hai thực thể riêng biệt được gắn kết với nhau. Do đó, quan niệm này tin rằng khi một thân thể chết đi không có nghĩa là linh hồn sẽ chết theo, thay vào đó linh hồn rời thể xác và tiếp tục cuộc hành trình của mình vào một kiếp sống khác. Đầu thai cũng có liên quan tới nghiệp lực trong hầu hết các tín ngưỡng, người ta tin rằng làm điều xấu có thể tích nghiệp và làm điều tốt có thể tích đức, do đó sự may mắn của cuộc đời một con người trong kiếp sống mới tùy thuộc vào lượng đức hay nghiệp trên linh hồn người đó tích lại trong những kiếp sống trước, điều này có thể giải thích sự may mắn không ngờ của một vài cá nhân hay một người trông ngờ khạo nhưng vẫn có thể rất giàu hay làm quan lớn, cũng có quan niệm cho rằng linh hồn đi vào một cuộc hành trình tâm linh nơi quá khứ và tương lai được liên kết với nhau bằng những sự lựa chọn trong cuộc sống.

Luân hồi. (Học viện Himalaya)

Phải lưu ý rằng có rất nhiều người không đồng ý với khái niệm về luân hồi và xem đây là cuộc sống duy nhất (thường nói “hãy làm những gì tốt nhất có thể để tạo nên một cuộc sống tốt!) Hay xem chết là hết, là tới nơi an nghĩ cuối cùng… nó có thể là “tốt”, “xấu” hay trung bình. Nội dung bài viết này sẽ không tập trung vào những ý tưởng về thế giới bên kia, thay vào đó, bài viết sẽ xem xét những trải nghiệm về ký ức tiền kiếp và hồi tưởng tiền kiếp, hai khái niệm thường được liên kết với luân hồi.

Ký ức tiền kiếp ở trẻ em: Dự án nghiên cứu suốt đời của Tiến sĩ Stevenson

Đã có nhiều trường hợp trẻ em tự nhiên “nhớ” được kiếp trước. Một trong các bác sĩ nổi tiếng nhất liên quan đến những tài liệu về Ký ức tiền kiếp ở trẻ em là Tiến sĩ Ian Stevenson. Tiến sĩ Stevenson qua đời năm 2007, đã nghiên cứu hơn 2.500 trường hợp trẻ em nói về các ký ức tiền kiếp của chúng. Trong số này, ông cho rằng có 1200 trường hợp có thể được xác nhận một cách khách quan.

sach luan hoi
Một cuốn sách viết về các trường hợp luân hồi ở châu Âu của Tiến sĩ Ian Stevenson.

Tiến sĩ Stevenson chủ yếu nghiên cứu các trường hợp của ký ức tiền kiếp ở trẻ em từ những vùng có niềm tin vào luân hồi (tức là châu Á, Ấn Độ …). Trong 40 năm nghiên cứu ông đã xác định 7 đặc điểm chung về ký ức tiền kiếp của trẻ em, mà chính ông cũng nói rằng chỉ có bằng chứng, không được chứng minh.

Những đứa trẻ bắt đầu mô tả những trải nghiệm tiền kiếp ngay khi ông bắt đầu giao tiếp.

Đứa trẻ nhớ lại chi tiết về cái chết của chúng từ tiền kiếp.

Sự mô tả về gia đình kiếp trước của những đứa trẻ thậm chí đủ để có thể xác định gia đình quá khứ của chúng.

Có sự kết nối liên tục trong các đặc điểm tính cách, sở thích và những thói quen trong những câu chuyện về luân hồi.

90% thời gian cũng vẫn như vậy.

Ngoại hình, những đặc điểm đặc biệt của họ có xu hướng giống nhau giữa kiếp trước và kiếp này.

Luân hồi làm mới các mối quan hệ gia đình/xã hội.

Câu chuyện của Hanan Morisour/Suzanne Ghanem về ký ức tiền kiếp thời thơ ấu

Có lẽ những câu chuyện nổi tiếng nhất trong thời thơ ấu về ký ức tiền kiếp là của Hanan Monsour/Suzanne Ghanem. Trong những năm 1930 Hanan được sinh ra ở Lebanon. Trong độ tuổi hai mươi, cô đã kết hôn với Farouk Monsour. Cặp vợ chồng này đã có hai cô gái, Leila và Galareh, nhưng sau khi con gái thứ hai, Hanan mắc bệnh tim, và các bác sĩ cho biết họ không thể sinh thêm con nữa. Cô bỏ qua lời cảnh báo và đã sinh ra một đứa con trai vào năm 1962. Năm 1963, sức khỏe Hanan trở nên tồi tệ và ở tuổi 36 cô đã đi đến Virginia để phẫu thuật tim. Cô đã cố gắng gọi điện thoại nhiều lần cho con gái Leila trước khi cô được phẫu thuật nhưng không thể liên lạc, cô muốn đồ trang sức của mình được chia đều cho hai cô con gái nếu cô qua đời.

Hanan chết vì biến chứng của cuộc phẫu thuật. Mười ngày sau đó, Suzanne Ghanem đã được sinh ra. Khi Suzanne được 16 tháng tuổi cô được biết là có thể kéo điện thoại ra khỏi móc và nhiều lần nói: “Xin chào, Leila?“. Điều này nghe có vẻ kỳ lạ đối với cha mẹ của cô khi họ không biết ai tên là Leila. Khi cô lớn hơn một chút, cô nói với gia đình cô rằng Leila là con gái cô và cô không phải là Suzanne, cô là Hanan. Thời gian trôi qua, khi Suzanne được hai tuổi, cô đã nói với gia đình hiện tại của cô tên 13 thành viên trong gia đình tiền kiếp của mình.

Hình ảnh của Hanan Monsour và Suzanne Ghanem. Những người tin tưởng vào những đặc điểm về ký ức tiền kiếp thời thơ ấu của Tiến sĩ Stevenson đã thấy sự tương đồng giữa các đặc điểm trên khuôn mặt của hai người phụ nữ. (IISIS)

Gia đình Ghanem đã rất ngạc nghiên vì sự xuất hiện của Suzanne và bắt đầu tìm kiếm gia đình Monsour. Khi hai gia đình gặp nhau, gia đình Monsour đã ngay lập tức nghi ngờ rằng Suzanne là Hanan. Họ trở nên tin tưởng hơn khi Suzanne đã gọi tên chính xác một số thành viên trong gia đình của Hanan trong những bức ảnh. Khi Suzanne được 5 tuổi, cô đã gọi Farouk ít nhất 3 lần một ngày và khi cô bé đến thăm ông, cô bé thích ngồi trên đùi ông và ngả đầu vào ngực anh. Farouk cuối cùng cũng đồng ý rằng Suzanne là hóa thân của người vợ quá cố của mình sau khi cô có thể kể về những câu chuyện mà chỉ Hanan biết đến.

Quá khứ chữa lành hiện tại: Liệu pháp thôi miên hồi quy

Để tham gia vào thôi miên hồi quy, một người phải trải qua thôi miên với mục tiêu là để nhớ lại hay là để chữa lành các vết thương từ quá khứ hay cuộc sống hiện tại, họ đang cố gắng để tìm mục đích của họ trong kiếp luân hồi. Những người tham gia được cho thấy, trải nghiệm và cảm thấy hóa thân trước đây của họ với một cuộc hành trình theo tín hiệu của một thầy thuốc chuyên khoa được đào tạo.

Với những đặc điểm này trong tâm trí, không có gì đáng ngạc nhiên là thôi miên hồi quy phổ biến ở người lớn hơn là ở trẻ em. Nhiều người hoài nghi (bao gồm các nhà nghiên cứu đã được Bác sĩ Stevenson đề cập đến) tin rằng những câu chuyện về tiền kiếp là khó để xác nhận ở người lớn hơn so với trẻ em, do đó thôi miên hồi quy ở tuổi trưởng thành có thể bị “nhiễm độc” bởi những ký ức (vô tình hay cố ý) được những người lớn tạo ra hay sai lệch trí nhớ được nhà trị liệu gieo trồng ý nghĩa tốt.

Buổi gọi hồn thôi miên (1887) Richard Bergh (Wikimedia Commons)

Tuy nhiên, nhiều người đã trải qua thôi miên hồi quy đế nhớ về tiền kiếp cho rằng nó giúp ích rất nhiều cho cuộc sống hiện tại của họ về mặt tâm lý hay đời sống cá nhân. Thôi miên hồi quy bao gồm ghi chép về những lời hứa, những thất bại và thành công, chấn thương, trí tuệ, v..v.. cùng với những mô hình cuộc sống tích cực và tiêu cực, nó không những có thể giúp đỡ những người tham gia không chỉ xác định kỷ niệm và hành vi của họ trong quá khứ, mà còn tìm những phương tiện hiện tại để phá vỡ những thói quen xấu và khai thác những điểm mạnh trong cuộc sống của họ. Loại điều trị này được cho là hữu ích đối với nỗi ám ảnh sợ hãi.

Vấn đề còn lại là loại điều trị này hữu hiệu thế nào khi được so sánh với các liệu pháp tâm lý khác. Nghiên cứu cũng phải tiếp tục xác định tính chính xác của các trải nghiệm thôi miên hồi quy.

Chấn thương trí nhớ cũng có thể để lại một dấu ấn được truyền qua nhiều thế hệ.

Trong một nghiên cứu khác liên quan đến trí nhớ và nhịp sống khác nhau, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu về khả năng trí nhớ được truyền xuống trực tiếp thông qua gen của chúng ta. Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Neuroscience vào năm 2013, các nhà nghiên cứu đã huấn luyện một con chuột sợ một mùi hương nhất định bằng cách gây sốc chúng khi mùi hương đã hiện diện. Họ thấy rằng các con chuột thế hệ sau cũng có ác cảm với mùi hương đó mà không cần có sự kích thích. Cũng có những thay đổi trong cấu trúc não của những con chuột trong thế hệ tiếp theo. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một sự tương quan giữa sự kiện đau thương mà họ tạo ra và DNA trong tinh trùng của những con chuột.

Các hiện tượng của nhớ lại tiền kiếp rất hấp dẫn và không thể giải thích được bằng khoa học hiện tại. Giống như những trải nghiệm vượt qua ranh giới tâm linh và khoa học khác, điều này không nhất thiết cần phải chứng minh hay bác bỏ tính hợp lệ của nó. Luân hồi và những ký ức trong các kiếp sống khác nhau là lĩnh vực nghiên cứu mà vẫn còn rất nhiều gợi mở để làm sáng tỏ.

Thanh Phong dịch từ Ancient Origins

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!