Khu biểu tình của sinh viên Hồng Kông trước giờ giải tán

18/11/14, 22:49 Thế giới

Hôm Thứ Hai (17/11), Tòa án Tối cao của Hồng Kông đã cho phép cảnh sát hỗ trợ thực thi mệnh lệnh chống lại người biểu tình tại Admiralty, trong đó có việc giải tỏa khu vực quanh tòa nhà Citec.

Chiếc lều với biểu ngữ bên trong khu vực biểu tình chính ở Admiralty, ngày 17/11/2014. (Benjamin Chasteen/Epoch Times)

Cảnh sát được phép bắt giữ bất kì người nào cản trở thi hành công vụ, đồng thời thúc giục những người đang chiếm đóng các khu vực này nhanh chóng thực thi mệnh lệnh của tòa án, như tháo dỡ rào chắn, thu dọn đồ đạt, chấm dứt hoạt động bất tuân dân sự.

Theo tờ Minh Báo, nhân viên tòa nhà Citec lần đầu tiên đề nghị người biểu tình rời đi và tự mình thu dọn rào chắn vào sáng sớm Thứ Ba (18/11).

Những người biểu tình chủ yếu là sinh viên đã chiếm đóng khu vực này từ 28/9. Họ lập rào chắn và dựng lều trên các đại lộ lớn dẫn đến tòa nhà văn phòng chính phủ. Theo thống kê không chính thức trên facebook, số lều dựng tạm này lên đến 2.269 vào ngày 15/11.

Thủ lĩnh sinh viên Hoàng Chi Phong đang thao tác trên điện thoại bên ngoài tòa nhà Citec, trước thời điểm khu vực này bị giải tỏa. (Benjamin Chasteen/Epoch Times)

Khi được hỏi về tuyên bố của cảnh sát, người biểu tình có tên là Kawai Yu cho biết, “Tôi cho rằng điều này phụ thuộc vào cách họ tiến hành. Tại Mong Kok, họ đã đánh người dân bằng dùi cui. Nếu cảnh sát thực thi nhiệm vụ một cách ôn hòa, thì có lẽ sẽ tốt hơn cho phong trào. Nhưng tôi lại nghĩ, rất có khả năng cảnh sát sẽ dùng đến vũ lực, vì họ chẳng nói gì đến việc họ làm”.

Yu Kaiwai, chuyên viên IT, nhận định khi cảnh sát ra tay vào trưa mai thì mọi chuyện lại trở nên tồi tệ. (Benjamin Chasteen/Epoch Times)

Mặc dù, cảnh sát có thể tiến hành giải tỏa khu biểu tình vào giữa đêm nhưng không có chuyện gì xảy ra tại đại lộ Thiêm Mỹ, trong khi đó người biểu tình cũng không có vẻ lo lắng thái qua trước động thái sắp tới của cảnh sát.

Hoàn toàn không có dấu hiệu này cho thấy người biểu tình sẽ phản công. Đường phố vắng hoe, không người, không lều. (Benjamin Chasteen/Epoch Times)

Không ai muốn đối mặt với nguy cơ bị bắt vì chiếm đường phố công cộng.

Khi được hỏi liệu anh có ở lại nếu ngày mai không phải đi làm, Thomas cho biết, “Tôi không nghĩ mình sẽ ở lại ngay chỗ này, nhưng tôi vẫn hiện diện tại khu vực chính của Admiralty. Tôi không muốn làm chuyện phạm pháp. Bất cứ ai ở lại chỗ này cũng nên hành động một cách khôn ngoan”.

Hai người biểu tình là Thomas và Ethan ngồi bên trong căn lều của họ trước tòa nhà Citec ở Admiralty hôm Thứ Hai (17/11). Họ đang cân nhắc xem có nên di chuyển lều của mình sang khu vực khác sau khi nghe tin cảnh sát sẽ giải tỏa khu vực này vào sáng Thứ Ba (18/11). (Benjamin Chasteen/Epoch Times)

Có một lệnh cấm khác từ tòa án nhằm chống lại người biểu tình do đơn khiếu nại từ hai hiệp hội taxi và công ty xe buýt công cộng, nhưng hiện chưa được thông qua.

Một luật gia và thẩm phán cho biết, theo hiểu biết của họ thì mệnh lệnh từ tòa án Mong Kok là có vấn đề.

Đây sẽ là chiếc lều đầu tiên bị cảnh sát dẹp bỏ vào sáng mai. Chẳng ai quan tâm đến nó. (Benjamin Chasteen/Epoch Times)

Tuy nhiên, có vẻ như mệnh lệnh này đã được thông qua, khi Tòa Phúc thẩm từ chối đơn của người biểu tình yêu cầu bãi bỏ lệnh cấm của tòa án Mong Kok hôm Thứ Bảy (15/11). Hãng TVB cho biết, lệnh cấm này sẽ được phê chuẩn vào Thứ Ba (18/11) và chính thức được công bố trên các báo chậm nhất là vào Thứ Tư (19/11).

Tuy nhiên, công chúng Hồng Kông không quan tâm đến việc  người biểu tình có bị giải tán hay không.

Một cuộc thăm dò do trường Đại học Hồng Kông thực hiện từ 5/11 đến 11/11 cho thấy, khoảng 67,4% dân chúng nhận thấy người biểu tình nên kết thúc việc chiếm đóng ngay lập tức, trong khi đó tỉ lệ người phản đối phong trào này tăng lên 43,5% so với con số vào tháng 10 là 35,5%.

Hàn Mai – Theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này