Thụy Sĩ cũng không thoát khỏi “lời nguyền đỏ” của dịch bệnh khi gần gũi với ĐCSTQ
Số ca nhiễm của Thụy Sĩ được công bố vào ngày 31/03 là 16.176 người chiếm 0.187% dân số (dân số hơn 8.6 triệu người vào tháng 12/2019) cao hơn cả tỷ lệ của Ý là 0.171% với 101.739 ca nhiễm (dân số hơn 59,1 triệu vào tháng 12/2019). Điều này cho thấy ‘lời nguyền đỏ’: “Bất cứ ai gần gũi với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thì người đó sẽ gặp xui xẻo” vẫn đang cho thấy sự đúng đắn.
Ba ngày trước khi số ca nhiễm vượt mốc 10.000 người, Thụy Sĩ đã tỏ ra hoảng loạn và chính phủ phải bắt đầu kêu gọi người dân nên ở nhà, cấm các nhóm tụ tập hơn 5 người, thực thi các biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn, v.v..
Kể từ Thế chiến thứ hai đến nay, quân đội Thụy Sĩ chưa bao giờ phải huy động, và chỉ đặt ở chế độ phòng thủ cơ bản. Nhưng với tình hình dịch bệnh ngày càng gia tăng hiện nay, các binh sĩ đã được điều động để giúp đỡ các nhân viên y tế tuyến đầu chiến đấu chống dịch.
Khi dịch bệnh đã phủ sóng khắp thế giới hơn nửa tháng nay, nhiều ngành công nghiệp đã phải cay đắng bật khóc trước một nền kinh tế đang bị đả kích nghiêm trọng. Chính phủ Thụy Sĩ và ngân hàng trung ương phải bơm hàng khối tiền để ngăn chặn nguy cơ sụp đổ của một nền kinh tế đang xuống dốc.
Trong các đợt thăm dò ý kiến của người dân, Thụy Sĩ trong nhiều năm liền đều được ca ngợi là quốc gia phù hợp để con người sinh sống nhất trên thế giới. Nơi non xanh nước biếc này còn tụ hội những thương nhân giàu có cùng những nhà quyền quý nổi tiếng trên thế giới. Thế nhưng, đất nước tươi đẹp này hiện giờ đang phải chịu sự tàn phá giày vò từ virus ĐCSTQ. Vậy thì tai họa này bắt nguồn từ đâu?
Vào tháng 3/2019, thành viên của nhóm G7 là Ý đã bất chấp phản đối của đồng minh để trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên ký kết dự án “Một vành đai – một con đường” của ĐCSTQ. Tiếp bước Ý, Thụy Sĩ là quốc gia thứ hai ở châu Âu ký kết dự án này.
Cảng Địa Trung Hải của Ý là một đầu mối then chốt dọc theo tuyến đường ‘Một vành đai – một con đường’, thuận tiện cho hàng hóa Trung Quốc xuất hiện nhanh chóng tại các khu trung tâm mua sắm nhộn nhịp ở Tây Âu. Thế nhưng làm thế nào một quốc gia lục địa không nằm dọc theo lộ tuyến của ‘Một vành đai – một con đường’ như Thụy Sĩ lại có thể hỗ trợ và tham gia vào dự án này của ĐCSTQ?
ĐCSTQ từ lâu đã luôn thèm muốn vị thế quốc tế đặc biệt của Thụy Sĩ. Thụy Sĩ có ngành công nghiệp dịch vụ tài chính uy tín nhất thế giới, Thụy Sĩ có thành phố quốc tế Geneva – là nơi tập trung của nhiều tổ chức quốc tế. Đây là những giá trị cực lớn đối với dự án “Một vành đai – một con đường”.
Năm 2013, trong dự án “Một vành đai – một con đường” của mình, ĐCSTQ đã đề xuất thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank), đến năm 2015, Thụy Sĩ và Anh là hai quốc gia phương Tây đầu tiên trở thành thành viên sáng lập.
Năm 2014, Hiệp định thương mại tự do giữa Thụy Sĩ và Trung Quốc có hiệu lực, Thụy Sĩ trở thành “Quốc gia đầu tiên ở châu Âu đồng thời là một trong 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới ký kết hiệp định thương mại tự do quan trọng với Trung Quốc”.
Năm 2017, Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ lúc đó là bà Doris Leuthard đã có buổi hội kiến với ông Tập Cận Bình cùng nhiều nguyên thủ quốc gia khác đến tham dự Diễn đàn Hợp tác Quốc tế “Một vành đai – một con đường” tại Trung Quốc.
Trong Hội nghị thượng đỉnh “Một vành đai – một con đường” tổ chức lần thứ hai tại Bắc Kinh vào tháng 4/2019, Tổng thống kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Thụy Sĩ ông Ueli Maurer và Trung Quốc đã ký một bản ghi nhớ hợp tác kinh tế trong dự án “Một vành đai, một con đường”. Theo thông tin do Bộ Tài chính Thụy Sĩ công bố, bản ghi nhớ này nhằm tăng cường thương mại, đầu tư và tài trợ các dự án giữa Trung Quốc và Thụy Sĩ như một quốc gia thứ ba dọc theo “Một vành đai – một con đường”.
Ý ôm lấy “Một vành đai, một con đường” đã tạo ra sức ảnh hưởng chính trị nhất định cho các nền kinh tế lớn của phương Tây tham gia vào dự án này. Nhưng sự hỗ trợ của Thụy Sĩ càng đóng một vai trò to lớn hơn nữa. Sự tham gia tích cực của Thụy Sĩ đang phát đi một thông điệp với ngoại giới rằng “các nước châu Âu thích nghi tốt với sáng kiến này”, giúp cho ĐCSTQ càng thuận tiện hơn trong việc lôi kéo những quốc gia đang cảm thấy ‘không có lí do gì để từ chối những lợi ích này’.
Virus ĐCSTQ đang hoành hành trên khắp thế giới, tuy nhiên virus này là nhắm vào Trung Quốc, xu hướng này đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Ý là quốc gia bị ảnh hưởng dịch bệnh nặng nề nhất ở châu Âu, và Thụy Sĩ đang tiếp bước theo sau. Tình hình ở hai quốc gia này đã góp phần chứng thực cho ‘lời nguyền đỏ’: “Bất cứ ai gần gũi với ĐCSTQ thì người đó sẽ gặp xui xẻo”.
Theo Aboluowang