Khôi phục sự thật: Pháp Luân Công luôn hợp pháp ở Trung Quốc

Người ta thường nghe nói rằng: “chính phủ Trung Quốc không cho phép tập Pháp Luân Công”, nhưng điều này hoàn toàn không đúng, Pháp Luân Công là luôn hợp pháp ở Trung Quốc. Vì sao lại nói như vậy?

Cảnh người tập Pháp Luân Công tập luyện tại Trung Quốc trước tháng 7/1999. (Ảnh: Minghui.org)

Các nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc luôn bị chia rẽ về cuộc đàn áp Pháp Luân Công bởi phe cánh Giang Trạch Dân. Ngay từ năm 1998, Kiều Thạch – cựu Chủ tịch Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khi đó đã nghỉ hưu, đã tổ chức cho một số cán bộ kỳ cựu tiến hành một cuộc điều tra toàn diện và chuyên sâu về Pháp Luân Công, và cuối cùng đã đi đến kết luận: Pháp Luân Công đối với đất nước và nhân dân có trăm lợi mà không một hại. Sau đó nộp báo cáo điều tra cho Bộ Chính trị của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Năm 1999, Giang Trạch Dân muốn đàn áp Pháp Luân Công vì đố kỵ. Khi cuộc bức hại bắt đầu, trong số 7 ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, ngoại trừ Giang, thì 6 thành viên còn lại đều không đồng ý. Chính Giang Trạch Dân đã khăng khăng làm theo ý mình, không tuân theo hiến pháp, sử dụng quyền lực thay vì luật pháp để bắt đầu một cách cưỡng bức và thúc đẩy cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Vào thời điểm đó, Giang Trạch Dân hạ lệnh muốn “3 tháng tiêu diệt Pháp Luân Công”. Tuy nhiên, 3 tháng trôi qua, Pháp Luân Công vẫn sừng sững bất động. Vào tháng 10 cùng năm, để leo thang cuộc bức hại, trong một cuộc phỏng vấn với tờ ‘Le Figaro’ của Pháp, Giang Trạch Dân vu khống Pháp Luân Công là một “tà giáo”. Ngày hôm sau, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ tờ ‘Nhân dân Nhật báo’ đã đăng một bài bình luận nhắc lại những lời vu khống của Giang. Các ý kiến ​​cá nhân của Giang và những bài bình luận của tờ ‘Nhân dân Nhật báo’ không những không hợp pháp mà còn phải gánh chịu những hậu quả pháp lý như phỉ báng và làm tổn hại đến danh tiếng của Pháp Luân Công.

Vài ngày sau khi Giang Trạch Dân vu khống Pháp Luân Công, vào ngày 30/10/1999, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc đã thông qua “Quyết định cấm các tổ chức tà giáo, ngăn chặn và trừng phạt các hoạt động của tà giáo”, trong quyết định này hoàn toàn không đề cập đến Pháp Luân Công. Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc là cơ quan quyền lực cao nhất của Trung Quốc và là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp, chỉ có nghị quyết của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc mới có giá trị pháp lý.

Sau đó, Tòa án tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Bản giải thích về một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng pháp luật cụ thể trong xử lý các vụ án hình sự về tổ chức và lợi dụng tổ chức giáo phái X (gọi tắt là Bản giải thích tư pháp của Tòa án nhân dân tối cao), cũng không đề cập đến Pháp Luân Công.

Nguyên tắc cơ bản của luật hình sự là “pháp luật không định rõ ràng thì không có tội”. Quyết định của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và các giải thích tư pháp của hai Tòa án Tối cao đều không liên quan gì đến Pháp Luân Công. Nhưng dưới ảnh hưởng của những lời nói dối từ các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ, nhiều người lầm tưởng rằng nó có liên quan đến Pháp Luân Công.

Điều mà nhiều người không biết là vào năm 2000, Bộ Công an đã công khaiThông báo về một số vấn đề liên quan đến việc xác định và cấm các tổ chức tà giáo (Công thông tự [2000] số 39), trong đó nêu rõ 14 loại tà giáo, và Pháp Luân Công không nằm trong số đó.

Năm 2005, Bộ Công an, Tổng Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Tổng Văn phòng Quốc vụ viện cùng ban hành Thông báo về một số vấn đề liên quan đến việc xác định và cấm các tổ chức tà giáo (Công thông tự [2005] số 39), trong đó làm rõ 14 loại tổ chức Giáo phái, và Pháp Luân Công cũng không nằm trong số đó.

Văn phòng chung của Quốc vụ viện đương nhiên đại diện cho Hội đồng Nhà nước. Theo pháp luật hiện hành của Trung Quốc, Quốc vụ viện, Chính phủ nhân dân trung ương Trung Quốc (chính phủ Trung Quốc), là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất cũng là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Các thông báo nói trên rõ ràng nói rõ, Quốc vụ viện Trung Quốc công khai nhận định trong danh sách tà giáo không có Pháp Luân Công.

Điều này cho thấy Quốc vụ viện (chính phủ Trung Quốc) công khai bất đồng quan điểm đối với phe cánh Giang Trạch Dân. Cho đến nay, cả Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Quốc vụ viện (chính phủ Trung Quốc) đều không đưa ra bất kỳ thông báo công khai nào nói rằng không cho phép luyện Pháp Luân Công. Vậy nên việc nói rằng “Chính phủ không cho phép luyện Pháp Luân Công” là một lời nói dối của ĐCSTQ.

Vào ngày 1/3/2011, trong văn kiện Tổng cục Báo chí và Xuất bản của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa số 50” do Liễu Bân Kiệt – Giám đốc Tổng cục Báo chí và Xuất bản ký, đã bãi bỏ lệnh cấm năm 1999 đối với sách Pháp Luân Công, như thế nói rõ rằng ở Trung Quốc, việc in ấn sách và các tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công là hợp pháp.

Trong năm 2017, Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao đã ban hành một cách giải thích tư pháp khác, đó là “Giải thích tư pháp cấp cao năm 2017”, bản giải thích tư pháp này chưa được Bộ Công an ký liên tịch, chỉ có thể giải thích tư pháp trong phạm vi ủy quyền của pháp luật, không có quyền ủy quyền cho cơ quan hành chính khác (Bộ Công an). Cho nên việc “giải thích” và “nhận định ý kiến” liên quan đến các tổ chức tà giáo là tương đương với việc vượt quyền cùng hành động trái luật, ở phương diện pháp luật thì văn bản này không thể thành lập.

Trong hơn 20 năm, tập đoàn chính trị của ĐCSTQ – Giang Trạch Dân đã sử dụng các tài liệu, thông báo nội bộ mờ ám và sử dụng biện pháp cưỡng bức, ép buộc, hối lộ trục lợi để khiến các quan chức và cảnh sát các cấp đàn áp Pháp Luân Công, tạo ra một lượng lớn án oan sai, trong đó có thảm kịch mổ cướp nội tạng sống các học viên.

Chúng ta có thể thấy rõ rằng Pháp Luân Công luôn là hợp pháp ở Trung Quốc. Không có cơ sở pháp lý nào cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ, cuộc bức hại là hoàn toàn bất hợp pháp, và việc tập luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc vẫn luôn là hợp pháp.

Tử Vi (Theo Sound Of Hope)

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?