Khoa học đang dần chấp nhận quan điểm: Tư duy có thể thay đổi cuộc sống

18/09/18, 15:13 Khoa học

Đến tận thế kỷ trước, khoa học vẫn giữ khăng khăng quan điểm duy vật rằng vật chất là yếu tố quyết định sự tồn tại của mọi vật trên thế giới. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nhà khoa học chấp nhận quan điểm rằng suy nghĩ có thể tạo nên sự thay đổi ở con người, cả về mặt thể chất lẫn tâm lý.

Ngày càng nhiều nhà khoa học tin rằng ‘tư duy và suy nghĩ của con người có thể ảnh hưởng đến cuộc sống’. (Ảnh: quiropracticoschade.com)

Hiệu ứng tế bào

Từ khía cạnh thể chất, suy nghĩ đã được xác định là đủ mạnh để mang lại những thay đổi ở cấp tế bào. Một khám phá thú vị đã cho thấy mối quan hệ của những suy nghĩ tiêu cực và peptide trong cơ thể. (Peptide là các polyme ngắn của các axit amin liên kết bởi các liên kết peptide). Khi một người ở trạng thái cảm xúc cao, bất kể là hạnh phúc, buồn bã hay tức giận, cơ thể sẽ giải phóng các peptide cụ thể hủy hoại các tế bào và làm cho các tế bào này nhận nhiều peptide tương tự.

Một người đang buồn sẽ chủ yếu tiết ra các peptide “buồn”, một người hạnh phúc sẽ có peptide “hạnh phúc”,… Các tế bào sẽ thay đổi bản chất của chúng để phù hợp với các peptide buồn hay hạnh phúc mà chúng bị phơi nhiễm. Vì vậy, nếu bạn vẫn còn buồn trong một thời gian dài, các tế bào của cơ thể sẽ thực sự bị thay đổi để dễ tiếp thu các peptide “buồn” hơn. Và điều này có thể giam cầm bạn trong trạng thái trầm cảm tột độ. Chỉ khi ở trạng thái tích cực, vui vẻ, bạn mới có thể khiến các tế bào tiếp nhận phần lớn các peptide tạo cảm giác vui vẻ và hạnh phúc.

Hiệu ứng giả dược

Một ví dụ phổ biến về tác động mạnh mẽ của suy nghĩ đến tâm lý và thể chất chính là hiệu ứng giả dược. Nói một cách đơn giản, hiệu ứng giả dược đề cập đến những thay đổi mà mọi người trải qua khi họ tin vào điều gì đó.

 

Khi mọi người tin rằng các chất không hiệu quả có thể tạo ra cách chữa trị, chúng thường được chữa khỏi.  "Hiệu ứng giả dược" này rất nổi tiếng trong y học.  (Hình ảnh qua pixabay / CC0 1.0)
Khi người ta tin một phương pháp có thể chữa khỏi bệnh, chúng thường thực sự có hiệu quả. ‘Hiệu ứng giả dược’ này khá nổi tiếng trong y học. (Ảnh qua pixabay / CC0 1.0 )

Ví dụ, cha mẹ có thể cho trẻ uống dược phẩm giả và nói rằng bé sẽ khỏe hơn nếu uống thường xuyên. Đứa trẻ nghĩ rằng đó là thuốc thật, và dần dần khỏi bệnh. Đó là do đứa trẻ nghĩ mình đang uống thuốc có thể chữa khỏi bệnh, nhưng thật ra chúng chỉ đang dùng thuốc giả mà thôi.

Hiệu ứng giả dược không dừng lại ở việc uống thuốc. Nhiều người còn sử dụng kỹ thuật giả dược trong quá trình luyện tập để giúp bản thân khỏe hơn. Tương tự, kỹ thuật phát triển trí tuệ thường sử dụng hiệu ứng giả dược để mang lại những thay đổi tâm lý sâu sắc ở người, như gia tăng sự tự tin, hình thành tính cách lôi cuốn,… Đã có những trường hợp người nhút nhát chỉ giả vờ tự tin trong một vài tháng khi tương tác với bạn bè, nhưng cuối cùng họ đã trở nên thực sự tự tin vào chính mình.

Nguy cơ tư duy bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài

Người ta cho rằng tư duy có thể tạo ra những thay đổi nghiêm túc về thể chất và tâm lý, do đó chúng ta cần bảo vệ suy nghĩ của mình tránh bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài. Một thí nghiệm được tiến hành tại Đại học bang San Francisco đã phát hiện ra rằng mọi người có thể bị buộc phải suy nghĩ về những điều trái với ý muốn của họ.

Science Daily trích dẫn lời của đồng tác giả Ezequiel Morsella trong nghiên cứu: “Chúng tôi đã khởi động thí nghiệm với không chỉ một mà là hai suy nghĩ vô định khác nhau, và mỗi suy nghĩ như vậy phải trải qua một quá trình dài đáng kể. Chúng tôi nghĩ rằng hiệu ứng này phản ánh hệ thống của não bộ, giúp sản sinh các suy nghĩ có ý thức. Khi bạn kích hoạt máy móc – và nó có thể được kích hoạt ngay cả khi được yêu cầu không làm điều gì đó – khi đó máy móc không thể không sản sinh ra những suy nghĩ có ý thức”.

Và điều này tiếp tục cho chúng ta biết một điều đơn giản – tương lai của chúng ta phần lớn phụ thuộc vào cách nghĩ của mỗi người. Nếu chúng ta cho phép người khác và những ý nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến mình thì cuộc sống có thể sẽ trở nên căng thẳng. Nhưng nếu chúng ta kiểm soát tốt tâm trí của mình và đảm bảo nó chỉ bị chi phối bởi tình thương yêu, lòng can đảm và những suy nghĩ tích cực khác, thì cuộc sống sẽ hạnh phúc biết bao.

Bảo San, theo Vision Times

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?