Hoạt động theo dõi đường đi của ông già Noel – Truyền thống màu nhiệm của Lầu Năm Góc

26/12/17, 10:05 Cuộc sống

Vì một mẩu quảng cáo in nhầm số đường dây nóng của Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ (NORAD), lãnh đạo cơ quan này đã  ra lệnh nhân viên đảm nhận luôn nhiệm vụ xác định vị trí của ông già Noel để không khiến các em nhỏ thất vọng.

Tướng Charles D. Luckey tham gia đội tình nguyện ở căn cứ không quân Peterson, Colorado ngày 24/12/2014 để trả lời điện thoại của trẻ em về vị trí của ông già Noel. (Ảnh: AP)

Tháng 12/1955, một mẩu quảng cáo về đường dây nóng của ông già Noel tại một cửa hàng ở thành phố Colorado Springs, bang Clorado, của Mỹ in nhầm số điện thoại sang số đường dây nóng của Bộ Tư lệnh Phòng không Lục địa (CONAD), tiền thân của Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ (NORAD).

Để không khiến các em nhỏ thất vọng, Giám đốc hoạt động của NORAD vào thời điểm đó là thượng tá Harry Shoup đã suy nghĩ và không chần chừ ra lệnh cho nhân viên dùng hệ thống radar kiểm tra vị trí ông già Noel đang phát quà để nhanh chóng cập nhật cho các em nhỏ.

Khoảng 1.500 tình nguyện viên đã tụ về trụ sở của Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ (NORAD) đóng vai ông già Noel trong năm nay và giúp trẻ em trên khắp thế giới “theo dõi hành trình” của nhân vật này. Từ đó bộ tư lệnh có thêm nhiệm vụ thú vị mới, như một hành trình giải cứu giáng sinh cho các trẻ em, gọi là chương trình “NORAD Tracks Santa” – theo dõi đường đi của ông già Noel ra đời từ đó. 

Trong hoạt động tuyên truyền công phu nhất của Lầu Năm Góc nhằm phục vụ các em nhỏ, trang web www.noradsanta.org có giao diện tương tác theo định dạng 3-D được lập ra để mô tả vị trí của ông già tuyết trên hành trình phát quà. Người dùng có thể tìm hiểu về các thành phố trên tuyến đường, số quà đã được phát ra hay nơi ông già Noel đang hướng đến.

“Radar của NORAD đã phát hiện chuyển động gần Bắc Cực. Có vẻ như các chú yêu tinh đã hoàn thành việc chất quà lên cỗ xe của ông già Noel và ông ấy đã cất cánh. Ngay cả khi được chất đầy quà và bánh kẹo, cỗ xe của ông già Noel có vẻ vẫn di chuyển rất nhanh”, một video trên trang web thông báo. 

Tổng thống Mỹ Trump vui vẻ trò chuyện với các em nhỏ khi tham gia chương trình theo dõi đường đi của ông già Noel. (Ảnh: Reuters)

Tình nguyện viên trả lời đường dây nóng của NORAD gồm các binh sĩ mặc quân phục cho đến những người có tên tuổi như cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama. Năm nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania cũng tham gia giải đáp thắc mắc của các em nhỏ về ông già tuyết.

Các tình nguyện viên tại NORAD cũng trả lời điện thoại và thư điện tử của thiếu nhi với các câu hỏi thường gặp như “ông già Noel có thật không?” hay “khi nào ông già Noel sẽ đến ạ?”.

Theo người phát ngôn NORAD Chase McFarland, trung bình mỗi giờ họ nhận được 80 cuộc gọi của trẻ em.

Tính đến 11h GMT tức 17h chiều 25/12, cỗ xe tuần lộc của ông già Noel đã trao hơn 7,2 tỉ phần quà cho các em nhỏ đang ngủ tại nhiều nước trên thế giới.

Tình nguyện viên trả lời cuộc gọi của trẻ em ở căn cứ không quân Peterson ngày 24/12/2010. (Ảnh: AP)

Khi không thực hiện nhiệm vụ lan tỏa không khí mùa Giáng sinh, radar của NORAD kiểm soát các không phận, hải phận để giám sát các hoạt động như Triều Tiên phóng tên lửa, máy bay Nga áp sát… Sổ tay hướng dẫn tình nguyện viên của NORAD vì vậy cũng ít nhiều mang màu sắc quân sự.

“Khi một quả pháo hay tên lửa được phóng lên, một lượng nhiệt lớn được tạo ra đủ để các vệ tinh nhìn thấy. Mũi của con tuần lộc Rudolph (của ông già Noel) tạo ra tia hồng ngoại có đặc tính tương tự một vụ phóng tên lửa. Các vệ tinh dễ dàng phát hiện mũi đỏ của Rudolph”, sổ tay viết.

Tướng Lori Robinson, chỉ huy của Bộ tư lệnh phương Bắc và NORAD, khẳng định theo dõi đường đi của ông già Noel đã trở thành một truyền thống màu nhiệm với nhiều thế hệ gia đình.

“Hoạt động này là một sự nhắc nhở rằng chúng ta đang canh giữ Bắc Mỹ, nhưng mục đích cuối cùng của chúng ta là truyền đi lòng tốt và niềm vui trong mùa lễ”, tướng Robinson nói.

Vào dịp lễ Giáng sinh 2016, chương trình NORAD Tracks Santa đã nhận được gần 154.200 cuộc điện thoại và khoảng 10,7 triệu lượt truy cập website. Bên cạnh đó, chương trình này còn có 1,8 triệu người theo dõi trên Facebook, 177.000 người theo dõi trên Twitter và 382.000 người xem trên YouTube.

Chúc Di (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng