Hồ Động Đình: Giai thoại Lý Bạch mai táng bạn và Thuỷ Thần hé lộ chuyện đời

03/04/20, 09:59 Cổ Học Tinh Hoa

Hồ Động Đình, có tên gọi bắt nguồn từ núi Động Đình. Theo ghi chép trong cuốn “Tương phi miếu ký lược”, núi Động Đình vốn là một trong những động phủ của Thần tiên, được lưu truyền trong các câu chuyện thần thoại.

Hồ Động Đình: Giai thoại Lý Bạch mai táng bạn và Thuỷ Thần hé lộ chuyện đời - ảnh 1
Theo ghi chép, núi Động Đình vốn là một trong những động phủ của Thần tiên. (Ảnh qua wallpape)

Đình trong động phủ, được gọi là động đình, người xưa liền lấy tên “Động Đình” đặt cho vùng nước bao quanh ngọn núi, gọi là hồ Động Đình.

Theo truyền thuyết, Hoàng Đế – ông tổ của nền văn hoá Trung Hoa, đã từng ra lệnh cho người diễn tấu nhạc khúc “Hàm trì” tại Động Đình hoang vu để tế đất, khi diễn tấu đến lần thứ tám, thì đã triệu hồi Địa thần hiện thân.

Danh sĩ các thời đại, như Khuất Nguyên, Lý Bạch, Đỗ Phủ… đều ca ngợi hồ Động Đình, và cũng để lại khá nhiều tác phẩm đặc sắc. Ngoài ra, trong lịch sử hồ Động Đình cũng lưu truyền vô số những giai thoại.

Theo ghi chép lịch sử Việt, hồ Động Đình chính là nơi khai sinh của Lạc Long Quân, khởi nguồn truyền thuyết con rồng cháu tiên.

Hồ Động Đình: Lý Bạch mai táng bạn

Tiên thơ Lý Bạch triều Đường trong “Thượng An châu Bùi trưởng sử thư” viết, ngày xưa, ông cùng bằng hữu Ngô Chỉ Nam đi du ngoạn đất Sở. Không ngờ, Ngô Chỉ Nam bệnh mà chết trên hồ Động Đình. Lý Bạch lúc cởi áo tang vẫn đau khổ khóc không ngừng, giống như bị mất đi người thân. Trong không khí nóng bức, ông ngồi phủ phục bên cạnh thân thể bạn, nước mắt đã cạn khô, sau cùng khóc ra máu.

Mọi người qua lại thấy cảnh đó, đều cảm thấy xót thương thay cho Lý Bạch. Có một con mãnh hổ tiến lại gần Lý Bạch, ông vẫn bất động không phản ứng. Lý Bạch chôn người bạn bên bờ hồ Động Đình, sau đó khởi hành đi Kim Lăng (Nam Kinh).

Vài năm sau, Lý Bạch trở lại tìm xương cốt của người bạn, sau đó cúng bái, khóc lóc đào xương cốt người bạn lên, sắp xếp bọc lại cẩn thận rồi đeo ở trên lưng, ngày đêm luôn giữ bên mình. Ông đi thẳng một mạch đến Ngạc thành, vay tiền mai táng chu đáo cho người bạn ở phía Đông Ngạc thành.

Lý Bạch không nhẫn tâm để người bạn chết nơi đất khách quê người, hồn phách không có chốn đi về, vì thế dựa theo tục lệ, ra sức giúp người bạn cải táng. Câu chuyện này đã chứng minh tình nghĩa của Lý Bạch dành cho người bạn, đến chuyện hậu sự của bạn cũng lo lắng sắp xếp một cách chu toàn.

Hồ Động Đình: Giai thoại Lý Bạch mai táng bạn và Thuỷ Thần hé lộ chuyện đời - ảnh 2
Người bạn của Lý Bạch mất khiến ông rất thương xót. (Ảnh qua kuo8.cc)

Hiếu nghĩa giải nguy nan

Thư sinh người Long Dương tên là Tăng Thọ Quý đi thuyền qua Động Đình, mặt hồ nổi sóng to gió lớn, mấy người đi chung thuyền nơm nớp lo sợ, chỉ có Thọ Quý là cuộn tròn trong chăn, đánh giấc say nồng. Trong giấc mơ, Tăng Thọ Quý đến một đại điện lớn, vị vua trên lễ đường triệu kiến Thọ Quý và ban cho anh ta ngồi.

Vị vua nói với anh ta: “Sóng to gió lớn như vậy, một thư sinh trẻ tuổi như ngươi sao lại mạo hiểm đi lên con thuyền đó? Ngươi biết Hoàng Quyến Thông không? Nếu không phải là vì người này, thì cả con thuyền sớm đã vùi xác làm mồi cho cá rồi. Ta là Thuỷ phủ Thần Quân, ngươi có thể đem những lời này nói lại cho người trên nhân gian”.

Sau khi thư sinh tỉnh lại, đã thấy sóng yên bể lặng. Vì thế liền hỏi người đi cùng trên thuyền, ai là “Hoàng Quyến Thông”, mới biết đó là tên của một cậu thiếu niên. Mọi người đều nói, Hoàng Quyến Thông phụng dưỡng cha rất hiếu thuận, siêng năng chăm chỉ, chuyên tâm học hành. Mọi người trên thuyền đều nhờ sự hiếu đức của Hoàng Quyến Thông mà bình an vượt qua được Động Đình. Về sau Hoàng Quyến Thông cũng thi đỗ đăng khoa làm quan.

Thuỷ Quân Động Đình hé lộ chuyện đời

Theo ghi chép trong “Giang Hạ huyện chí”, Giang Tây có một thư sinh tên là Phàn Thượng. Một hôm, Phàn Thượng mơ thấy mình gặp một tiên nhân, mặc áo bào màu đỏ, tướng mạo đặc biệt kỳ lạ. Người đó nói với Phàn Thượng: “Ta là Thuỷ Quân Động Đình, sau này ngài sẽ đỗ tiến sĩ, cai quản thổ địa của ta”.

Cuối năm Vạn Lịch thời Minh Thần Tông Chu Dực Quân (1573 – 1620), Phàn Thượng thi đỗ, triều đình liền phái Phàn Thượng đến nhậm chức ở Giang Hạ. Khi Phàm Thượng đi nhậm chức, vừa vặn gặp lúc hương dân tu sửa miếu Động Đình Thuỷ Quân, vậy là anh ta lấy ra nghìn lượng, đóng góp cùng hương dân tu sửa lại miếu này.

Phàn Thượng đi vào trong miếu kính cẩn lễ bái tượng thần, thấy tượng thần sinh động như còn sống, giống như vị Động Đình Thuỷ Quân đã gặp trong mơ. Phàn Thượng cảm thán trong lòng: “Thần anh minh có thể đoán được chuyện cuộc đời của ta”.

Qua đó có thể thấy, hồ Động Đình không chỉ có vẻ đẹp say đắm lòng người, mà còn có những truyền thuyết sâu xa ý vị, khiến cho tình yêu của các danh sĩ và sự che chở của các vị thần lưu mãi ngàn đời.

(Theo “Động Đình hồ chí”)

Tuệ Tâm (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc