Thiên cổ ẩn sĩ Đào Uyên Minh (P.1): Tuổi trẻ tài cao, nổi danh thiên hạ

09/07/19, 18:10 Cổ Học Tinh Hoa
Đào Uyên Minh là “thi nhân điền viên” nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Đào Uyên Minh là “thi nhân điền viên” nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc. (Ảnh: Kknews)

Đào Uyên Minh sống vào thời Đông Tấn, từng giữ vài chức quan nhỏ, nhưng vì không muốn khom lưng thờ quyền quý, bèn từ quan về quê, ẩn cư núi Lư Sơn, tự khai khẩn, cày cuốc sinh sống, còn lưu lại nhiều áng văn thơ sống mãi với thời gian.

Đào Uyên Minh là “thi nhân điền viên” nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Đào Uyên Minh là “thi nhân điền viên” nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc. (Ảnh: Kknews)

Đào Uyên Minh (365 – 427), danh là Tiềm, tự là Nguyên Lượng, biệt hiệu là “Ngũ Liễu tiên sinh”, thụy hiệu là Tĩnh tiết, là người Tầm Dương, Sài Tang (nay thuộc phía Tây Nam thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây).

Đào Uyên Minh là “thi nhân điền viên” nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Khi còn nhỏ, dù gia cảnh bần hàn, nhưng ông luôn chăm chỉ nguyên cứu các tác phẩm kinh điển của Nho giáo, sau này ông từng ra làm quan, nhậm các chức quan nhỏ như Tế tửu Giang Châu, Trấn quân tham quân, Bành trạch lệnh… 

Năm 41 tuổi, ông treo ấn từ quan, ẩn cư tại chân núi Lư Sơn, cày cấy ruộng đồng, uống rượu làm thơ, sống vậy đến cuối đời. Sau này người đời đã tôn xưng ông là “Thiên cổ ẩn dật chi tông”.

Đào Uyên Minh không chỉ là người khởi xướng phái thơ “điền viên” của Trung Quốc, mà còn là nhà từ phú, nhà tản văn, ông để lại hơn 120 bài thơ ca, hơn 10 bài tản văn và từ phú. 

Thi nhân thời nhà Kim – Nguyên Hiếu Vấn, đã bình luận về thơ của Đào Uyên Minh như sau: “Người chỉ một lần nói về tự nhiên mà muôn đời còn thấy mới mẻ, bao nhiêu hào hoa đã rụng hết chỉ còn lại văn phong chân thực thuần phác của ông”. 

Thơ ca và tản văn của ông tự nhiên mộc mạc không chải chuốt, chẳng cần điểm phấn tô son, chỉ có sự chân thật ngay thẳng, mang ý vị chân chất sâu sắc, còn mãi với ngàn năm. 

Thơ ca của ông về cơ bản có thể chia làm hai loại là thơ vịnh hoài và thơ điền viên. Thơ vịnh hoài đả kích sự đen tối trong hiện thực chính trị xã hội; thơ điền viên lại ca ngợi phong cảnh tự nhiên và cuộc sống điền viên, đồng thời phản ánh cuộc sống khổ cực của người nông dân.

Những bài thơ kiệt xuất siêu phàm thoát tục của Đào Uyên Minh phải kể đến như “Ẩm tửu ngũ thủ”, “Tạp thi ngũ thủ”, “Vịnh bần sỹ ngũ thủ”, “Quy viên điền cư ngũ thủ”, “Di cư”… Câu thơ nổi tiếng “Thái cúc đông ly hạ; Du nhiên kiến Nam sơn” (Giậu đông hái đoá cúc nhà; Nam sơn thanh thản cho ta ngóng về) được mọi người ưa thích, truyền tụng ngàn năm, chính là lời khắc họa về cuộc đời của Đào Uyên Minh. 

Giống như hoa cúc là ẩn sĩ giữa muôn loài hoa, Đào Uyên Minh “không chịu khom lưng vì năm đấu gạo”, ông có một phẩm cách cao quý không dung hợp với thế tục, cũng giống như hoa cúc thanh nhã dịu dàng tỏa hương, mãi mãi được người đời sau ngưỡng mộ.

Khi còn nhỏ đã mất cha, gia đình sa sút

Cụ nội của Đào Uyên Minh – Đào Khản, là khai quốc công thần thời Đông Tấn, được truy tặng chức Đại tư mã và được phong chức Trường Sa quận công. Cụ nội Đào Khản từng giữ chức Thái thú, cụ ngoại Mạnh Gia cũng là danh sĩ của Đông Tấn.

Tuy nhiên, khi Đào Uyên Minh được sinh ra thì gia cảnh sa sút, 8 tuổi đã mất cha, ông cùng mẹ và em gái sống qua ngày, cô nhi quả mẫu, cuộc sống hết sức khó khăn. Mặc dù nghèo khó từ nhỏ nhưng ông lại không cảm thấy khổ vì cái nghèo.

Khi còn nhỏ, ông thường ở nhà của cụ ngoại Mạnh Gia, vốn là danh sĩ đương thời, cũng chính là một người thầy trong cuộc sống của Đào Uyên Minh. “Mạnh Gia hành xử không chỗ nào không phù hợp, lời nói không khoa trương, tự đắc. Chưa từng lộ tình cảm quá bồng bột hay trầm uất, oán hận”, trích trong truyện ‘Tấn cố chinh tây đại tướng quân trưởng sử mạnh phủ quân truyện’. 

Điều này tất nhiên ảnh hưởng rất nhiều đến Đào Uyên Minh, trong “Đãi Khâm lập ngữ” có nhắc đến: “Sự lương thiện trong đối nhân xử thế, hầu hết là bắt chước theo cụ ngoại”. Sau này, tính cách, sự tu dưỡng của Đào Uyên Minh đều có phong thái của cụ tổ ngoại.

Trong nhà của Mạnh Gia có rất nhiều sách, chính là điều kiện thuận lợi cho Đào Uyên Minh có thể đọc được nhiều sách cổ và tìm hiểu về lịch sử. 

Thời nhà Tấn các học giả đều tôn sùng Lão Tử và Trang Tử, ông không những giống như các sĩ đại phu thông thường học tập theo Lão Tử, Trang Tử mà còn học theo văn học, lịch sử, “Lục kinh” của Nho giáo, và các loại “Dị thư” như thần thoại… vì vậy tư tưởng của ông mang hơi hướng của cả Nho giáo và Đạo giáo.

Đào Uyên Minh rất hiếu học, hàng ngày ngoài việc cày cấy ruộng vườn, thì đều chuyên tâm đọc sách, viết thơ làm phú, tất cả các bài thơ bài phú mà ông viết đều nổi tiếng khắp vùng. 
Đào Uyên Minh rất hiếu học, hàng ngày ngoài việc cày cấy ruộng vườn, thì đều chuyên tâm đọc sách, viết thơ làm phú, tất cả các bài thơ bài phú mà ông viết đều nổi tiếng khắp vùng. (Ảnh: Sohu)

Tuổi trẻ tài cao, nổi danh tứ phương

Thời niên thiếu Đào Uyên Minh rất hiếu học, hàng ngày ngoài việc cày cấy ruộng vườn, thì đều chuyên tâm đọc sách, viết thơ làm phú, tất cả các bài thơ bài phú mà ông viết đều nổi tiếng khắp vùng. 

Khi đó Vương tri huyện nơi ông sống là một người yêu thích thơ ca, khi mới đến nhậm chức, muốn thử xem học vấn của Đào Uyên Minh có “danh xứng với thực” hay không.

Một hôm, Đào Uyên Minh đang tưới rau trong vườn, Vương tri huyện đột nhiên đi tới. Đào Uyên Minh vốn lễ phép, vội đứng lên chào hỏi, Vương tri huyện nhìn ông hỏi: “Ngươi là Đào Tiềm phải không?”. Đào Uyên Minh vội đáp: “Chính là tiểu nhân!”.

Sau khi Vương tri huyện ngồi xuống, tay mân mê chòm râu chữ bát, ngắm nhìn chữ mà Đào Uyên Minh viết trên bàn rồi đột nhiên nói: “Nghe nói ngươi có thể làm thơ đối đáp, nên ta đến mở mang kiến thức. Bây giờ ta ra một câu đối, ngươi đối lại được chứ?”. Đào Uyên Minh mỉm cười đáp: “Mời đại nhân ra vế trên!”.

Vương tri huyện nhìn ngó xung quanh, thấy trong vườn rau trồng một khóm hoa hướng dương, những đóa hoa hướng dương này vừa mới nở, thế là rất nhanh nhạy xuất khẩu ra vế trên câu đối: “Sồ quỳ phủ chi, tiểu kiểm bàn khả thức địa lý?”. 

Đào Uyên Minh suy nghĩ một lát, nhìn thấy đầm sen trước đình đang nhú lên nụ  sen đỏ tươi, vì thế liền nghĩ ra vế dưới câu đối tuyệt diệu: “Tân bao xuất thổ, đại châu bút thục điểm thiên văn!”.

Vương tri huyện thấy vậy, trong lòng vô cùng kinh ngạc trước tài trí nhanh nhạy của Đào Uyên Minh, ông lại ra vế trên câu đối: “Tiểu hài tử xuất ngôn thôn thiên khẩu”. Đào Uyên Minh lập tức đối lại vế sau: “Lão đại nhân khổ cứu chí sĩ tâm”. 

Lúc này tri huyện mới biết rằng Đào Uyên Minh quả nhiên rất có học vấn, lại lập chí khổ học, không nén nổi sự nể phục, bèn đứng dậy nắm chặt lấy tay khen ngợi: “Tiểu huynh đệ! Quả nhiên là thông minh hơn người, lại có chí khí, khâm phục! khâm phục!”. Đào Uyên Minh khiêm tốn chân thành nói: “Xin đại nhân sau này chỉ giáo thêm!”. Từ đó hai người trở thành những người bạn thâm giao.

Thiết diện vô tư, đắc tội với quan; trả ấn từ quan, vui thú điền viên

Mùa thu năm Nghĩa Hy (năm 405) Đào Uyên Minh sau mấy lần chìm nổi trên quan trường, được bổ nhiệm làm huyện lệnh Bành Trạch. Để giảm bớt gánh nặng của nông dân, ngay từ khi vừa nhậm chức ông đã quyết định kiểm tra hộ khẩu của toàn huyện. Nhưng khi vừa nói ý định của mình, Huyện thừa thì úp úp mở mở, còn Thư ban, Chủ bạ bắt đầu tỏ ý phản đối. 

Huyện Chủ bạ Tưởng Huệ đã thành thật nói với Đào Uyên Minh rằng: “Hồi bẩm đại nhân, theo tiểu nhân được biết, có hai loại người chủ yếu dám che giấu hộ khẩu, một là đại địa chủ giàu có khinh người, vì có tiền, nên bọn họ dùng một số tiền lớn để mua chuộc những nha dịch thanh tra, giúp bọn họ che giấu nhân khẩu; loại còn lại là cường hào địa phương, vì bọn họ cậy có người trong gia tộc làm quan trong các châu, quận, nên nha dịch thanh tra không dám kiểm tra.

Ví dụ như phú hào Hà Thái có đệ đệ là Hà Long, lâu này vốn đảm nhiệm chức Quận thừa ở Tầm Dương, là phó chức Thái thú, quản lý việc sát hạch và tuyển chọn bổ nhiệm quan viên một quận, vì thế các huyện lệnh từng nhậm chức ở Bành Trạch đều vô cùng ưu ái gia đình Hà Thái, chỉ đăng ký một cách tượng trưng cho xong việc. Nếu như đại nhân muốn việc thanh tra đạt được hiệu quả, thì nhất định phải nghĩ ra cách để đối phó với hai loại người này trước”.

Lúc này Huyện thừa Triệu Lãng đứng bên cạnh nói: “Đánh giặc trước tiên phải bắt vua giặc, chỉ cần điều tra rõ hộ khẩu của gia đình phú hào Hà Thái ở phía bắc thành, thì việc xử lý các hộ gia đình khác cũng sẽ dễ dàng hơn”.

Sau khi nghe Huyện thừa, Chủ bạ bẩm báo, sáng sớm ngày hôm sau, Đào Uyên Minh phái nha dịch trong huyện đưa cho Hà Thái một tấm thiệp lớn màu đỏ, mời ông ta đến huyện nha dự tiệc, nhân tiện thương lượng một vài việc.

Hà Thái không dám công khai đối kháng với huyện lệnh, nên viết một bức thư ngắn trả lời, nói rằng trời đang lạnh chẳng may bị cảm, cơ thể không được khỏe, nên không thể đến huyện nha như đã hẹn được. Hà Thái nghĩ thầm: “Ta không rời khỏi nhà, xem ngươi đến nhà ta điều tra thế nào”.

Hà Thái đang ngồi nhà để tính toán đối sách tiếp theo, thì từ phía đằng xa thấp thoáng văng vẳng nghe thấy tiếng đánh trống mở đường, dần dần âm thanh càng lúc càng rõ, tựa hồ như ở ngay cửa nhà. Khi Hà Thái vẫn đang bán tính bán nghi thì quản gia đi vào bẩm báo: “Lão gia, huyện thái gia đang ở ngoài cửa”.

(Còn tiếp)

Nhật Hạ biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!