Hình tượng con gà trong văn hóa truyền thống (P.2): Kim kê báo sáng đã tới

24/02/17, 16:31 Cổ Học Tinh Hoa

Thơ và họa tôn nhau lên, đã vẽ nên phong thái uy dũng của gà trống và viết lên khí phách của nó, thể hiện được hình tượng thanh cao, thoát tục, không bị mê bởi thế tục, tại đây gà đã trở thành vật trung gian mà họa sỹ dùng để thức tỉnh tấm lòng lương thiện của con người thế gian.

ga2
Gà đã trở thành vật trung gian mà họa sỹ dùng để thức tỉnh tấm lòng lương thiện của con người thế gian. (Tranh minh họa)

3. Ngụ ý trong văn hóa nghệ thuật truyền thống vế chú gà

Gà dưới ngòi bút của thi nhân lại càng bút ngọc sinh hoa, đủ màu sắc và tư thái. Sớm nhất có thể đọc được trong “Kinh Thi” rằng:

“Gà đã gáy sáng,

Triều đã đông người, 

Mưa gió u ám,

Gà gáy không ngớt“.

Sau này “Mưa gió u ám, gà gáy không ngớt” được trích dẫn để hình dung những bậc quân tử có chính nghĩa kiên định tiết tháo của mình trong những năm tháng mưa gió quay cuồng, loạn lạc đen tối.

Theo đó tiếng gà gáy không ngừng vang vọng bên tai, câu thơ “Viết về đức thì gà có 5 đức tính, Gáy tiếng đầu ắt là canh ba” của Đỗ Phủ đã hình dung nhân cách của gà, câu thơ “Chú gà trống đỏ phủ lên mình lớp lông vũ sặc sỡ, Hai cái cựa như đao kiếm sắc nhọn” đã hình dung về dũng khí kiên cường của gà trống, có người coi gà như một người thủ tín mũ cao vuốt sắc:

Thủ tín giục mặt trời mọc lên từ phương Đông,

Cất tiếng gáy tiễn buổi sớm mai chạng vạng.

Mào cao cao như được gọt giũa từ ngọc bích,

Móng sắc nhọn như vàng kim gọt thành.

(Bài “Kê” – Từ Di)

Có người ví gà như kẻ kiên trinh có trực giác:

Không vì mưa gió đổi mà không báo thức,

Đức tính của gà kiên trinh biết bao.

Thường tỉnh giấc khi trời còn mờ tối,

Sắp sáng đã tự cất tiếng gáy.

(Trích bài: Thi phủ nghe tiếng gà gáy trong mưa gió – Lý Tần)

Những câu thơ trong bài “Quy điền viên cư” (Về sống nơi điền viên) của Đào Uyên Minh:

Ấm áp thôn xa vắng,

Nuối tiếc sương khói nơi hoang tàn.

Chó sủa nơi hẻm sâu,

Gà gáy trên cây dâu nghiêng nghiêng.

và những vần thơ trong bài Ghi chép về nguồn gốc của hoa Đào viết:

Cỏ thơm mườn mượt,

Hoa rơi lất phất…

Lối nhỏ nơi ruộng đồng đan xen,

Tiếng gà gáy chó sủa hòa với nhau.

đã tạo nên một khung cảnh lý tưởng “phong cách cổ tự nhiên” mộc mạc, nơi đây gà đã trở thành biểu tượng cho hòa bình và sự yên bình. Mọi người luôn mong ngóng rời xa nơi Đào Nguyên huyên náo. Vương Duy thời nhà Đường đã thể hiện bài tản văn “Đào hoa viên ký” này dưới hình thức thơ ca, viết thành “Đào Nguyên hành”, trong đó có câu:

Trăng soi khung cửa dưới bóng cây tùng lặng lẽ,

Mặt trời mọc giữa vầng mây chó gà xôn xao.

liên tiếp triển hiện từng bức tranh của Đào Nguyên: Ánh trăng, bóng cây tùng, lầu gác trầm mặc, cả một vùng trời đêm Đào Nguyên tịch mịch; mặt trời, ráng mây, gà gáy chó sủa, buổi sớm tại Đào Nguyên huyên náo cả một vùng. Hai bức tranh mang hai ý vị khác nhau; cảnh đêm đều là tĩnh vật, cảnh hừng đông lại lấy trạng thái động, cảnh nào cũng như thơ như họa đã truyền được tiếng gọi hân hoan của sinh mệnh khi thuận theo Đạo, “quay trở về với tự nhiên”.

Tiên thơ Lý Bạch viết rằng:

Chân mang guốc gộc,

Người leo thang mây xanh.

Phương Đông mặt trời mọc trên biển,

Giữa không trung một tiếng gà…

(Bài: Mơ dạo chơi trên núi Thiên Mụ ngâm bài thơ lưu biệt)

Tạ Công trong thơ chỉ Tạ Linh Vận triều Nam Bắc, ông thường vân du khắp nơi, tìm tiên tầm đạo, “guốc mộc” của ông lên núi, xuống núi như đi tại đất bằng. Trong mơ Lý Bạch đi loại “guốc mộc” này, leo lên bậc đá lên tận mây xanh trên núi Thiên Mụ, đứng trên đỉnh núi cao, nhìn mặt trời đỏ trên biển đông đang nhoi lên lưng chừng núi, nghe thấy tiếng gà trời đang gáy, những điều này mở màn cho sự xuất hiện của Thần tiên, đã vẽ nên bối cảnh thần kỳ. Tiếp đó nhà thơ miêu tả cổng trời mở ra, cảnh tượng tráng lệ phi phàm, Thần tiên trong mây lần lượt kéo tới, đọc những vần thơ ấy khiến con người tràn đầy khát khao hướng về thế giới Thần tiên.

ga
(Tranh minh họa từ Internet)

Gà cũng thường xuất hiện trong thơ của những ẩn sỹ, miêu tả cuộc sống ẩn dật yên tĩnh đạm bạc của ẩn sỹ. Như Lư Chiếu Lân thời Đường ca ngợi những ngày tháng yên tĩnh khi ẩn cư trong núi như sau:

Nơi đình tịch mịch nghe tiếng hạc kêu,

Rạng sáng bên khung cửa sổ nghe tiếng gà gáy.

(Trích: Nghỉ ngơi tắm gội nơi sơn trang)

Khi Mai Nghiêu Thần du ngoạn Lỗ Sơn, thưởng thức những cảnh đẹp trong núi, nơi núi rừng tràn ngập khói sương, tĩnh lặng như vậy, đi trong sương khói, thong dong như vậy, đang không biết rằng nơi này có người hay không, thì nghe thấy từ nơi mây trắng sâu thẳm vẳng tới một tiếng gà gáy, nên cuối cùng đã viết trong bài thơ Dạo bước trên núi Lỗ Sơn rằng:

Nhà người ở nơi nao?

Ngoài mây một tiếng gà.

Nơi người ấy cư ngụ là nơi mây trắng cuồn cuộn vây quanh, chỉ nghe thấy tiếng gà, không nhìn thấy bóng dáng, khiến con người tha hồ bay bổng tưởng tượng.

Thời xưa khi các thi nhân miêu tả khung cảnh điền viên có rất nhiều người viết về gà. Ví như Đỗ Phủ viết:

Đuổi gà lên cây,

Mới nghe thấy tiếng gõ cửa gỗ.

Lưu Vũ Tích viết:

Sương đọng trên mái ngói phía Nam,

Gà gáy trên cành cây sau vườn,

đã gắn chặt hình ảnh chú gà với nhà nông một cách thú vị. Có lần nhân dịp năm mới vừa qua Ôn Đình Quân qua đêm tại một nhà nghỉ sơ sài tại thị trấn Bắc Bản Kiều thành Thương Châu, nghe thấy tiếng gà trống báo sáng của nhà khách ông vô cùng cảm khái, đã viết bài Khởi hành sớm tại Thương Sơn:

Sớm mai dậy khởi hành cất lên tiếng chuông ngựa,

Người lữ khách thương nhớ cố hương.

Tiếng gà dưới ánh trăng nơi quán trọ, 

Dấu người in trên những giọt sương tại Bản Kiều.

Có thể nghe thấy tiếng gà, có thể nhìn thấy tiếng gà gáy, vết sương trên Bản Kiều đã in vào lòng người, khiến mọi người cảm nhận được không khí lạnh giá buốt buổi sớm mai mùa đông, đã sáng tạo nên một bức tranh của người lữ khách vất vả khởi hành bước trên những giọt sương mai. Bức tranh người lữ khách khởi hành lúc sớm mai, tâm cảnh nhung nhớ quê hương của người xa xứ đã vượt khỏi triều đại nhà Đường trải qua nghìn năm vẫn chạm thẳng tới tâm hồn người lữ khách xa xứ, mỗi lần đọc lại đều khiến lòng người vô cùng cảm khái.

Tiếng gà gáy còn biểu thị sự trân quý của thời gian, sự trân quý của sinh mệnh, như một tiếng chuông cảnh báo đối với người chí sỹ khiến lòng người bừng tỉnh. Kẻ không có chí thì tiêu trầm, lãng phí thời gian; kẻ có chí thì sự ắt thành, biết quý tiếc thời gian như vàng ngọc. Xuyên suốt thơ ca cũng có biết bao nhiêu tác phẩm ngâm vịnh về những chú gà, phó thác ý chí báo quốc mãnh liệt không hề ngơi nghỉ, như những câu thơ:

Canh năm gân cổ chấn động mọi nhà,

Ưỡn ngực không cần tới xe trận lớn.

Sao sáng đã lên cao mà tiếng gáy vẫn chưa dứt,

Giữa đám mây vọt lên mặt trời hồng.

(Bài “Tân mãi đề kê” – Chú gà gáy mới mua)

Nhan Chân Khanh cũng viết trong Cần cù học tập rằng:

Canh ba lên đèn canh năm gà gáy,

Chính là lúc nam nhi đọc sách.

Khi tóc xanh không biết dậy sớm cần cù đọc sách,

Tới khi bạc đầu hối hận thì đọc sách cũng đã muộn.

Ý là nửa đêm đốt lửa học tới canh ba, canh năm gà gáy lại dậy học, lúc sáng sớm và lúc nửa đêm chính là thời gian tốt để đấng nam nhi đọc sách, khuyên con người chăm chỉ học tập, thời gian không đợi con người, đừng lãng phí thời gian, để tránh tương lai về sau chẳng làm nổi trò trống gì, sau này hối hận thì đã muộn.

(Tranh minh họa từ Internet)
(Tranh minh họa từ Internet)

Gà cũng là chủ đề được các họa sỹ vô cùng yêu thích. Ngay từ 5, 6 nghìn năm trước hình tượng của gà đã xuất hiện trên những bức tranh đá và đồ gốm sứ, sau đó gà cũng xuất hiện trên đồ đồng xanh, như gà sứ, hũ hình con gà và đồ đồng xanh “kim kê”. Sau thời Hán dần dần xuất hiện những bức tranh treo cửa, tranh tết, tranh cắt giấy có chủ đề về gà. Họa sỹ dùng hình tượng chú gà để lấy tiếng đồng âm và những tổ hợp hữu cơ về những sự vật và hiện tượng liên quan khác, mang theo rất nhiều ngụ ý. Từng chú gà dưới nét bút của người họa sỹ có muôn vàn sắc thái khác nhau, trong một tác phẩm chỉ cần có gà thì sẽ mang thêm rất nhiều sức sống và niềm vui.

Như bức tranh Tết “Kim kê báo sáng” có rất nhiều hình vẽ đều là một chú gà trống và mặt trời cùng xuất hiện, tượng trưng cho ánh sáng ban mai đã tới; cũng có bức vẽ một chú gà trống đứng trên tảng đá lớn ngẩng cao đầu, ưỡn ngực hiên ngang. Bức tranh “Cát tường như ý” đã dùng hình ảnh một cậu bé đồng tử như ý ở bên cạnh một chú gà trống. Bức “Tử khí đông lai” (Sắc tím từ phía đông đã tới) có hình chú gà và chùm hoa leo tím, ngụ ý chỉ điềm lành sắp tới. Bức “Ngũ tử đăng khoa” vẽ một chú gà gân cổ lên cất cao tiếng gáy, 5 chú gà con đứng cạnh lắng nghe, ngụ ý là chỉ việc dạy ngũ tử. Ngoài ra “Kê chi ngũ đức”, “Văn kê khởi vũ” đã trở thành những cảm hứng vẽ tranh, cấu tứ của tác phẩm tinh xảo, thể hiện được cảm thụ trong tâm hồn của người họa sỹ, thể hiện vô cùng biểu cảm khí thế của gà trống, sự nhân từ của gà mẹ và sự hoạt bát của những chú gà con.

Gà mà họa sỹ 5 đời Mai Hành Tư vẽ sống động như thực, con người thế gian tôn xưng nghệ thuật đó là “Gà nhà họ Mai”, ví như bức “Tử mẫu kê đồ” (Tranh mẹ con gà) mà ông vẽ; Hoàng Thuyên thời tống quan sát sự vật rất tinh tế tỉ mỉ, gà mà ông vẽ, sợi lông gà mà ông vẽ nhìn cũng chói lọi, vô cùng sống động, như bức “Cẩm Kê Đồ” (Tranh gà gấm) mà ông vẽ; bức “Đào trúc cẩm kê đồ” (Tranh đào trúc gà gấm) của Vương Uyên thời nhà Nguyên, bút pháp nghiêm túc cẩn thận lại tả thực, ông vẽ gà cũng đồng thời tạo ra cảnh nhẹ nhàng, tao nhã và tĩnh lặng. Trong bức “Thu liễu hùng kê đồ” (Tranh gà trống bên cây liễu mùa thu) của Lý Trí thời nhà Thanh, lấy phong cảnh điền viên làm nền, lấy chủ đề là cây liễu, hoa cúc dưới hàng rào và chú gà trống, đồng thời hé lộ ý nghĩa của chủ đề:

Lá lạnh xác xơ nơi rừng thẳm,

Hoa sương không sợ giá lạnh sớm mai ùa về.

Vẽ gà lại muốn vẽ gà gáy,

Thức tỉnh nhân gian giữ thiện tâm.

Thơ và họa tôn nhau lên, đã vẽ nên phong thái uy dũng của gà trống và viết lên khí phách của nó, thể hiện được hình tượng thanh cao, thoát tục, không bị mê bởi thế tục, tại đây gà đã trở thành vật trung gian mà họa sỹ dùng để thức tỉnh tấm lòng lương thiện của con người thế gian.

Tranh màu nước: “Pháp Luân Đại Pháp Hảo (Nguồn: Chanhkien.org)

Thân (Khỉ) đi Dậu (Gà) tới, cùng với tiếng gáy ngân vang, chú gà vàng kim kê báo sáng đã tới. Trong thời đại con người đều đang khát vọng may mắn bình an hôm nay, Pháp Luân Đại Pháp đã hồng truyền khắp thế gian, mang tới may mắn và tốt lành tới cho con người, càng ngày càng có nhiều người tu luyện Đại Pháp, chứng thực Đại Pháp, nhân dịp năm mới họ tặng những câu đối, chữ Phúc và lịch chân tướng tới cho mọi người.

Như trong câu đối viết rằng:

Nghe gà gáy dậy luyện võ nghe đại đạo đắc Đại Pháp,

Pháp Luân thường chuyển Pháp vô biên Đại Pháp vô biên.

Hy vọng mọi người minh bạch chân tướng,

Ghi nhớ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “Chân-Thiện-Nhẫn hảo”,

từ đó có được tương lai tốt đẹp quanh vinh, đây chính là thiện duyên và phúc âm trân quý, mọi người nhất định phải trân quý!

Theo Minhhue.net

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc