“Dự ngôn” Đại Kỷ Nguyên thành sự thật, thời báo Hoàn Cầu kêu thét tuyệt vọng
Những biến động về chính trị tại Trung Quốc những năm vừa qua cho đến việc các quan chức cấp cao của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc lần lượt ngã ngựa đều đã được trang báo Đại Kỷ Nguyên dự đoán một cách chuẩn xác.
Trước Hội nghị trung ương 6 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Tập Cận Bình đã triển khai ván cờ chính trị kịch liệt đấu với hai Thường ủy của phe cánh Giang Trạch Dân là ông Trương Đức Giang và ông Lưu Vân Sơn.
Trang tin “Thành Báo” của Hồng Kông liên tiếp đăng tải bài viết chỉ trích ông Trương Hiểu Minh, Chủ nhiệm Phòng Liên lạc Hồng Kông Trung Quốc; ông Lương Chấn Anh, trưởng đặc khu Hồng Kông; ông Trương Đức Giang, Thường ủy của phe cánh Giang Trạch Dân, và chỉ đích danh Giang Trạch Dân.
“Thời báo Hoàn Cầu” do Lưu Vân Sơn kiểm soát đã đăng tải bài xã luận gọi đằng sau sự thay đổi thái độ đột ngột của “Thành Báo” có nội tình đen tối, và trong bài viết công kích thời báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung (http://www.epochtimes.com), gọi thời báo Đại Kỷ Nguyên biên tạo “dao ngôn” (tin đồn thất thiệt).
“Thời báo Hoàn Cầu” công kích mạ lỵ thời báo Đại Kỷ Nguyên, trên thực tế cũng đã bất đắc dĩ thừa nhận “dao ngôn” của trang truyền thông Đại Kỷ Nguyên, vừa khéo lại là “dao dao lĩnh tiên đích dự ngôn” (lời dự ngôn dẫn trước từ xa).
Từ tháng 2/2012, sau khi sự kiện Trùng Khánh phát sinh, tình hình hỗn loạn trong cục chính trị ĐCSTQ đã trở thành tiêu điểm chú ý theo dõi của toàn thế giới. Thời báo Đại Kỷ Nguyên đã kịp thời nắm chắc hướng đi của tình thế Trung Quốc một cách chuẩn xác.
Bạc Hy Lai, Tưởng Khiết Mẫn, Lý Đông Sinh, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Chu Vĩnh Khang, từng người từng người một trong phe cánh Giang Trạch Dân lần lượt ngã ngựa, thời báo Đại Kỷ Nguyên đều đã dự đoán sớm hơn những trang tin truyền thông khác, hơn nữa ngay đến cả thứ tự ngã ngựa cũng chuẩn xác một cách thần kỳ.
Dự ngôn thứ nhất: Vương Lập Quân ngã ngựa, mục tiêu tiếp theo sẽ là Bạc Hy Lai
Ngày 6/2/2012: 10 giờ tối, Vương Lập Quân cải trang đi vào lãnh sự quán Hoa Kỳ có trụ sở ở Thành Đô, thời báo Đại Kỷ Nguyên đã đưa tin đầu tiên, và lập tức dự đoán Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Giang Trạch Dân là mục tiêu tiếp theo, sự kiện sẽ đẩy các giới chức cao cấp của ĐCSTQ tiến vào cuộc nội chiến toàn diện, cục chính trị Trung Quốc sẽ phát sinh những biến đổi to lớn.
Ngày 2/2/2012: Trước khi chính phủ Trùng Khánh công bố thông tin rằng Vương Lập Quân – Cục trưởng cục công an bị cách chức, tin tức và bình luận của Đại Kỷ Nguyên đã đưa tin Cục trưởng Cục công an Vương Lập Quân dính líu đến hành vi phạm tội mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công và nghi ngờ cùng với thái tử đảng Bạc Hy Lai hại chết Trường Văn – cựu Cục trưởng Cục công an Trùng Khánh lúc đó.
Ngày 2/2, Đại Kỷ Nguyên trong bài viết “Trùng Khánh ‘bôi đen’, Cục trưởng cục công an Vương Lập Quân bị cách chức” đã đề cập, Bạc Hy Lai là một tấm át chủ bài trong “Đại hội lần thứ 18” của phe cánh họ Giang. Nếu như Vương Lập Quan ngã ngựa, nói rõ Bạc Hy Lai cũng chấm hết rồi.
Ngày 3/2/2012: Đại Kỷ Nguyên tiên đoán Vương Lập Quân bị cách chức có liên quan đến đấu đá nội bộ giữa Bạc Hy Lai – Bí thư tỉnh Trùng Khánh với các giới chức cao cấp của ĐCSTQ, mục tiêu tiếp sau sẽ là Bạc Hy Lai.
Ngày 3/2, trong bài “Có tin Vương Lập Quân tố giác Bạc Hy Lai, càng nhiều tình tiết được tiết lộ” và “Đấu đá quyền lực thay đổi bất ngờ, Cục trưởng công an Trùng Khánh bị mất đi thực quyền”, tiết lộ tấm màn Vương Lập Quân bức hại học viên Pháp Luân Công, mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công, chỉ ra: “Bạc Hy Lai đi vào Thường ủy của Đại hội lần thứ 18 đã là trăng trong nước, hoa trong gương, thời khắc thanh toán tội ác tham nhũng và lạm quyền của ông ta đã sắp đến rồi”.
Dự ngôn thứ hai: Hiệu ứng quân bài tử của Vương Lập Quân đánh vào Chu Vĩnh Khang
Ngày 14/2/2012, Đại Kỷ Nguyên đăng tải bài viết “Hiệu ứng lá bài tử Vương Lập Quân đánh đến Chu Vĩnh Khang” chỉ ra sự kiện Vương Lập Quân sẽ lấy Bạc Hy Lai làm trung gian, ảnh hưởng đến an toàn của Chu Vĩnh Khang.
Ngày 8/3/2012: Bạc Hy Lai vắng mặt trong Hội nghị quan trọng của Đại hội Đại biểu Nhân dân hôm đó, thời báo Đại Kỷ Nguyên đã đưa tin đầu tiên, tin tức và bình luận của Đại Kỷ Nguyên tiên đoán Bạc Hy Lai sẽ rớt đài, sự kiện ảnh hưởng đến Chu Vĩnh Khang – Bí thư Ban Chính trị Pháp luật, và Giang Trạch Dân.
Cũng trong ngày 8/3 hôm đó, trong bài “Phân tích sơ lược sự kiện Vương Lập Quân và hướng đi của Cục Chính trị ĐCSTQ” viết rằng, Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Giang Trạch Dân đã trở thành một chỉnh thể không thể cắt rời, nếu như Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo xử lý Bạc Hy Lai, ắt sẽ lôi ra Chu Vĩnh Khang, tóm bắt giữ Chu Vĩnh Khang xong, ắt sẽ không bỏ qua Giang Trạch Dân, cũng chính là nói, cần phải xử lý Bạc Hy Lai, kết quả sau cùng tất nhiên sẽ là xử lý Giang Trạch Dân, đây là ổ gà không thể đi vòng được, là quan ải không thể nào tránh được.
Ngày 9/3/2012: Bạc Hy Lai tại Hội nghị Trùng Khánh lần đầu tiên đề cập đến sự kiện Vương Lập Quân, nói vụ việc của Vương Lập Quân đang được Ủy Ban Chính trị Pháp luật điều tra; thời báo Đại Kỷ Nguyên đưa tin đầu tiên, đồng thời phân tích ĐCSTQ đang công khai chia rẽ.
Ngày 14/3/2012: Ông Ôn Gia Bảo lúc đó là thủ tướng ĐCSTQ, trước cuộc họp báo rằng, điều tra sự kiện Vương Lập Quân đã có được bước tiến triển, và sẽ xử lý nghiêm khắc theo pháp luật. Ông Ôn Gia Bảo còn phê bình chính phủ thành phố và Thường ủy Trùng Khánh cần phải suy nghĩ lại, và rút ra bài học; Đại Kỷ Nguyên kịp thời đưa tin ĐCSTQ đã đi vào chia rẽ toàn diện, Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang sẽ bị điều tra.
Dự ngôn thứ ba: Bạc Hy Lai sẽ bị xét xử, Chu Vĩnh Khang kiếp nạn khó thoát
Sau khi Bạc Hy Lai bị bãi bỏ chức vụ Bí thư thành ủy Trùng Khánh, các giới quan sát bên ngoài bao gồm các chuyên gia về vấn đề Trung Quốc của các trang truyền thông quốc tế còn đang thảo luận Bạc Hy Lai sẽ hạ cánh nhẹ nhàng hay là ngã lăn xuống đất, Đại Kỷ Nguyên đã chính xác chỉ ra: không chỉ Bạc Hy Lai bị xét xử nặng, mà Chu Vĩnh Khang cũng khó tránh khỏi liên quan.
Ngày 15/3/2012, Đại Kỷ Nguyên đăng bài “Sự kiện Trùng Khánh sẽ diễn biến thành ngọn sóng lớn trong thể chế chính trị Trung Quốc”, đã chỉ ra hỏa lực đấu đá bên trong sẽ mau chóng lan sang Chu Vĩnh Khang, phe cánh Giang Trạch Dân nguy cơ bao trùm, Chu Vĩnh Khang “tiếp gậy” đi lên sàn diễn. Thuận theo cuộc chiến leo thang giữa liên minh Hồ – Ôn với Chu Vĩnh Khang – Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật, nội bộ phe cánh Giang Trạch Dân cho đến các phe cánh của ĐCSTQ còn sẽ xuất hiện từng màn từng màn đấu đá cao trào kịch tính hơn nữa.
Ngày 16/3/2012, Đại Kỷ Nguyên liệt kê ra “8 lý do Chu Vĩnh Khang khó thoát khỏi đại kiếp nạn”, cũng đã tiên đoán trước kết cục của Chu Vĩnh Khang.
Ngày 10/4: Tân Hoa Xã công bố rằng, Bạc Hy Lai liên quan đến vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, trung ương quyết định đình chỉ ông ta khỏi chức vụ Ủy viên Cục chính trị Trung ương, Ủy viên Trung ương, vụ án của ông ta sẽ do Ủy viên Kiểm tra Ban Kỷ luật trung ương ĐCSTQ lập hồ sơ điều tra.
Ngày 25/7/2013, Bạc Hy Lai bị viện kiểm soát Tế Nam, tỉnh Sơn Đông đề nghị tòa án cấp trung ương thành phố Tế Nam khởi tố. Ngày 22/8/2013, thẩm tra xử lý công khai vụ án Bạc Hy Lai. Ngày 22/9, Bạc bị tuyên án tù chung thân, Đại Kỷ Nguyên đưa tin Chu Vĩnh Khang sẽ là nhân vật chính thứ hai trong vụ án của Bạc.
Ngày 29/7/2014, Chu Vĩnh Khang ngã ngựa.
Dự ngôn thứ tư: Từ Tài Hậu ngã ngựa
Từ sớm ngày 15/6/2006, Đại Kỷ Nguyên đã đăng tải bài: “Cựu sĩ quan tiết lộ tấm màn đen của ‘bè lũ Liêu Ninh’ Từ Tài Hậu”, tiết lộ Bạc Hy Lai đã từng dùng món tiền khổng lồ để lôi kéo Từ Tài Hậu. Từ Tài Hậu liên tục thăng chức là Giang Trạch Dân cố công bồi dưỡng. Ngày 30/6/2014, Từ Tài Hậu bị ngã ngựa.
Dự ngôn thứ năm: Tưởng Khiết Mẫn ngã ngựa
Sau “Đại hội lần thứ 18”, Đại Kỷ Nguyên đã đưa tin đầu tiên đối với hàng loạt tấm màn đen của ông Tưởng Khiết Mẫn, tâm phúc của Chu Vĩnh Khang. Ngày 7/4/2013, Đại Kỷ Nguyên đăng tải bài viết “Độc nhất vô nhị! Dầu mỏ trung Quốc đã xảy ra chuyện lớn”, phân tích Tưởng Khiết Mẫn bởi dính líu đến tham nhũng và án mạng kinh người, không lâu nữa sẽ ngã ngựa, đồng thời sẽ tạo thành ảnh hưởng đối với Chu Vĩnh Khang. Kết quả sau này từng điều một đều đã ứng nghiệm. Ngày 30/6/2014, Tưởng Khiết Mẫn ngã ngựa.
Ba nhà bình luận lớn có thâm niên của Hồng Kông, bao gồm ông Luyện Ất Tranh – bình luận viên được mời riêng của Tạp chí kinh tế Hồng Kông, ông Đào Kiệt – bình luận viên thời sự nổi tiếng của Hồng Kông, và ông Kim Chung – Tổng biên tập của tạp chí “Khai Phóng” Hồng Kông đều lần lượt bày tỏ sự bội phục, và biểu thị sự chuẩn xác trong báo cáo của Đại Kỷ Nguyên, đọc báo thì hãy nên đọc Đại Kỷ Nguyên. Ông Luyện Ất Tranh còn nói Đại Kỷ Nguyên đưa tin “lần nào cũng trúng”.
Đại Kỷ Nguyên đã kịp thời cung cấp những thông tin vốn bị ĐCSTQ cùng các thế lực chính trị và tập đoàn lợi ích cố ý che đậy, giúp đỡ người dân Trung Quốc và xã hội quốc tế nhìn rõ thế tình hình Trung Quốc.
Vào tháng 11/2002, một loại bệnh kỳ quái đã tàn phá Trung Quốc, khiến cho hơn mấy chục người tử vong, người dân ở các nước châu Á đều tự cảm thấy bất an. Lúc đó chính ngay trước đêm diễn ra “lưỡng hội” của ĐCSTQ, giới chức lãnh đạo khi đó lại ra sức che đậy tình hình dịch bệnh, tháng 3/2003, Đại Kỷ Nguyên lấy “Hoang mang chứng viêm phổi thần bí” “Cảnh báo viêm phổi đoạt mệnh” làm chuyên đề đã đăng tải hàng mấy trăm bài viết tin tức liên quan, trở thành đường dẫn quan trọng để giới truyền thông quốc tế có được sự thật tình hình dịch bệnh.
Sau khi Đại Kỷ Nguyên đưa tin, những kênh truyền thông tiếng Hoa khác cũng lần lượt đưa tin. Dưới áp lực càng ngày càng lớn của dư luận, chính phủ ĐCSTQ đành phải thừa nhận bệnh SARS đã bùng phát ở Trung Quốc. Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) mãi cho đến tháng 3 mới chính thức đặt tên cho virus này là SARS.
“Dự ngôn” tiếp theo: Bắt giữ Giang Trạch Dân
Tiến vào năm 2016, thuận theo hành động thanh trừ phe cánh Giang Trạch Dân của ông Tập Cận Bình không ngừng tiến triển, chiến dịch “đả hổ” chống tham nhũng đã tiến sát Giang Trạch Dân, Đại Kỷ Nguyên lại một lần nữa đưa ra phân tích và dự đoán đối với điều này, cho rằng thuận theo diễn tiến của Cục chính trị, ông Tập Cận Bình sẽ công khai bắt giữ Giang Trạch Dân.
Trang tin “Thành Báo” của Hồng Kông lần này công kích ông Trương Đức Giang trước nay chưa từng có và chỉ đích danh Giang Trạch Dân, chính là xuất hiện dưới bối cảnh như vậy. “Thời báo Hoàn Cầu” đã đưa ra phản ứng đối với điều này, cũng chính là cho thấy sự bất lực và tiếng kêu thét trong sợ hãi của phe cánh họ Giang, từ mặt trái đã chứng thực rõ “lời dự ngôn dẫn trước từ xa” của thời báo Đại Kỷ Nguyên.
Theo Epochtimes.com