Du học sinh Thái Lan đậu thủ khoa tại trường ĐH ĐH KHXH&NV Hà Nội

09/07/19, 16:50 Cuộc sống

Từ bỏ theo học tại một trường Đại Học danh giá nhất Thái Lan, cô gái Thái ấp ủ nguyện vọng du học sang Việt Nam đã trở thành thủ khoa nước ngoài đầu tiên tại trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

Du học sinh Thái Lan đậu thủ khoa tại trường ĐH ĐH KHXH&NV Hà Nội.1
Du học sinh Thái Lan đậu thủ khoa tại trường ĐH ĐH KHXH&NV Hà Nội. (Ảnh qua Zing)

Sinh ra trong gia đình có bố làm kỹ sư, mẹ làm y tá, Bắt đầu từ năm học cấp 2, Lalitpat Kerdkrung (tên gọi ở Việt Nam là Minh Trang) đã nuôi ước muốn được đứng trước đám đông, thể hiện quan điểm và thuyết phục mọi người bằng tài diễn thuyết của mình. 

Nói về nguyên do khởi nguồn những suy nghĩ đó, Lalitpat hào hứng kể lại: “Khi ấy, mình được xem bài phỏng vấn đại sứ Thái Lan ở Mỹ và cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ. Ông ấy không chỉ giỏi tiếng Anh mà bài thuyết trình rất thuyết phục. Đó cũng là lúc mình khao khát được trở thành một nhà ngoại giao”. 

Đến năm cấp ba, Lalitpat bắt đầu theo học chuyên ngành tiếng Anh – tiếng Pháp và vô tình lại được học về văn hóa Việt Nam. Lalitpat cho biết “Mình rất tò mò về đất nước này và luôn cảm thấy mọi thông tin được học là không đủ”

Video: Xem người Hồng Kông học nói tiếng Việt và tiếng Thái (nguồn: Sampson Lee)

videoPlayerId=906824a24

Ad will display in 09 seconds

Cô còn cho biết: “Hồi cấp ba, mình được học môn Địa lý, Lịch sử của các nước Đông Nam Á. Mình bất ngờ trước sự hồi phục và phát triển nhanh chóng chỉ vài chục năm sau chiến tranh của Việt Nam. Từ đó, mình đặt mục tiêu tìm hiểu sâu hơn về đất nước các bạn”.

Sau đó, khi biết thông tin chính phủ Thái Lan cấp học bổng du học tại một số nước, trong đó có Việt Nam, Lalitpat đã nắm bắt ngay cơ hội để thử sức và giành được học bổng toàn phần.

Cùng thời điểm đó, cô biết tin mình trúng tuyển vào một trong những trường đại học tốt nhất của Thái Lan. Bởi vậy, gia đình Lalitpat tỏ ra khó hiểu trước quyết định du học của con gái.

Lúc đầu, gia đình và những người thân của cô tỏ ra rất lo lắng vì họ biết quá ít thông tin về Việt Nam, hầu như chỉ biết đến Việt Nam qua các thông tin trong sách vở. Bố mẹ cô còn do dự hỏi: “Con có thực sự muốn đi hay không?”

Cô gái 24 tuổi quả quyết: “Mình muốn là một người Thái có hiểu biết thật rõ về Việt Nam để sau này có thể làm cầu nối giữa hai quốc gia”.

Sau đó, nhận thấy Lalitpat dành nhiều sự quan tâm cho Việt Nam, gia đình cũng chấp nhận và ủng hộ.

Du học sinh Thái Lan đậu thủ khoa tại trường ĐH ĐH KHXH&NV Hà Nội.2
Lalitpat đã nắm bắt ngay cơ hội để thử sức và giành được học bổng toàn phần du học sang Việt Nam. (Ảnh qua Kênh 14)

“Là những người không hiểu biết nhiều về Việt Nam, họ rất sợ để mình tự lập tại một đất nước xa lạ. Tuy nhiên, mình đã nỗ lực rất nhiều để đạt học bổng này. Do vậy, mình không muốn bỏ cuộc”, Lalitpat Kerdkrung giải thích.

Tiếng Việt không phải là một ngôn ngữ phổ biến ở Thái Lan. Nhưng Lalitpat Kerdkrung kỳ vọng chính điều không phổ biến này sẽ là cơ hội để cô được chia sẻ kiến thức mình đã học tới mọi người.

Sau 3 tháng học ngôn ngữ và tự ôn luyện, tháng 8/2014, Lalitpat nhập học ngành Việt Nam học tại ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội). Cô thừa nhận tiếng Việt rất khó nhằn, luôn phải học thêm và “kè kè” quyển từ điển bên mình nhưng các môn học tại Việt Nam không thể làm khó cô gái Thái.

Lalitpat phải học rất nhiều từ ngữ chuyên ngành, thầy cô giảng khá nhanh. Nữ sinh luôn tự nhủ cứ học nhiều, luyện nhiều sẽ thuần tục. Trong suốt 4 năm học, nữ sinh Thái Lan luôn đạt điểm A+ các môn, chỉ có hai môn phải nhận điểm B+. 

Bất đồng về ngôn ngữ và văn hóa

Từng lo sợ cuộc sống du học sinh sẽ muôn vàn khó khăn, rằng điều kiện kinh tế của Hà Nội không bằng Bangkok… cô gái Thái thậm chí từng có những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống của người Việt, từ văn hoá, đồ ăn, cách suy nghĩ và ngôn ngữ đều khác nhau.

Học Tiếng Việt tại Thái 3 tháng trước khi sang Việt Nam, nhưng những ngày đầu du học, Lalitpat Kerdkrung vẫn chưa thể nghe viết được.

“Mình chủ yếu giao tiếp… bằng tay. Ngôn ngữ Tiếng Việt đa nghĩa và nhiều từ tương đồng khiến mình bị “loạn” khi sử dụng. Vì thế mục tiêu của mình khi ấy chỉ là có thể theo học và tốt nghiệp ra trường. Danh hiệu thủ khoa là điều mình chưa từng nghĩ tới”.

“May mắn là tiếng Thái và tiếng Việt có sự tương đồng về ngữ pháp cũng như cách phát âm nên mình có thể bắt chước giọng nói gần giống người Việt. Tuy nhiên, mình thấy hơi khó để nhớ hoặc đoán nghĩa của từ”, cô gái trẻ nói.

Du học sinh Thái Lan đậu thủ khoa tại trường ĐH ĐH KHXH&NV Hà Nội.2
Nữ sinh trong bộ trang phục cử nhân, chụp tại Văn Miếu Quốc tử giám Hà Nội. (Ảnh qua Kênh 14)

Bên cạnh đó, điều “ám ảnh” nữ sinh Thái Lan không kém là “ma trận” xưng hô trong tiếng Việt. Dù đã cố nhớ, nhiều lần cô vẫn bị nhầm lẫn khi giao tiếp với mọi người.

“Những lần đi ăn ở nhà hàng hay quán cà phê, mình thấy các nhân viên phục vụ có vẻ nhiều tuổi hơn mình nhưng cứ gọi mình bằng ‘chị’ và xưng ’em’. Điều này khiến mình hơi khó xử và không biết phải đáp lại là ‘chị’, ’em’ hay ‘tôi’. Đôi lúc mình bị lẫn lộn, cảm thấy ngại và không dám xưng hô luôn”, Lalitpat bày tỏ.

Lalitpat Kerdkrun cũng cảm thấy bị sốc với một số chuyện như: Tại sao Việt Nam có nhiều xe máy thế? Tại sao người Việt Nam cứ thích bấm còi liên tục? Tại sao người Việt hay ồn ào?

Đặc biệt là giao thông ở Hà Nội làm cho Lalitpat cảm thấy mệt mỏi bất cứ lúc nào đi xe máy trên đường. Cô phải đi thật sự chậm để không bị xe khác đâm vào, hoặc luôn luôn phải nhìn cả hai bên để xem có xe nào đi ngược chiều vượt lên hay không, nói chung là lúc nào cũng sợ bị ngã xe.

Kể về những tháng đầu khi sống ở Hà Nội, một trong những điều làm Lalitpat cảm thấy khó chịu nhất là khi nói chuyện với người lạ lần đầu tiên như tài xế xe ôm hoặc taxi, lúc nào họ cũng hỏi rất nhiều và bày tỏ sự tò mò khá rõ ràng về chuyện cá nhân của cô.

Nhưng về sau cô cũng hiểu đó chính là một phần tính cách của con người Việt Nam, tính hiếu khách ấy, nhất là đối với người nước ngoài. 

Lalitpat chia sẻ: “Nhưng sau khi mình bắt đầu đi học tiếng Việt tại Khoa Việt Nam học, mình dần dần hiểu được và biết thêm về văn hóa Việt Nam. Từ đó, mình đã mở lòng để tiếp xúc nhiều hơn với người bản địa. Giờ đây, mình cảm thấy hầu hết người Việt Nam đối xử với mình thật là đáng yêu và thành thật”.

 
Lalitpat đưa một người bạn đi thăm phố cổ Hà Nội. (Ảnh qua VNE)

Thậm chí để nâng cao khả năng nghe nói tiếng Việt hơn, Lalitpat còn tận dụng cơ hội để nói chuyện với người Việt nhiều nhất có thể. Có lần đi taxi, cô trò chuyện với tài xế suốt quãng đường và nhờ giải đáp mỗi khi có thắc mắc.

Bên cạnh đó, Lalitpat thường nghe người Việt giao tiếp, nói chuyện với nhau để xem bản thân có hiểu được nội dung cuộc trò chuyện không. Đó cũng là cách cô học được nhiều từ lóng hoặc ngôn ngữ mạng của giới trẻ.

Nhắc về sở thích, Lalitpat cũng là “tín đồ” của nhiều món ăn Việt Nam như: bún đậu, bún chả, nem rán… Cô cũng lên kế hoạch thưởng thức hết các món ăn, trước khi về nước.

Lalitpat còn khẳng định một điều rằng: “Nếu bây giờ có một người Thái Lan bình luận không tốt về Việt Nam, mình sẽ nói: Bạn không bao giờ ở đây và bạn đừng cho quyền tự quy chụp mọi thứ. Việt Nam khác hoàn toàn so với bạn tưởng, nếu không hiểu, xin đừng dùng từ ngữ như vậy”.

Thủ khoa đầu ra của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn

Với phương châm học: đọc nhiều, không nghỉ học, thường xuyên ôn luyện trên internet… Lalitpat là người nước ngoài đầu tiên trở thành thủ khoa đầu ra của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Nói về điều khó khăn nhất cũng như kỷ niệm đáng nhớ nhất trong những năm Lalitpat theo học ở đây, cô nói rằng “Thực ra mình thấy việc mình được học tại Trường đại học ở Việt Nam và học bằng tiếng Việt đã là một niềm khó quên đối với đời sinh viên của mình rồi. Nhưng nếu nói về kỷ niệm khó quên nhất trong quá trình học tập thì mình nghĩ chính là việc mình là một sinh viên nước ngoài duy nhất của Khoa làm Khóa luận tốt nghiệp.

Bởi để hoàn thành một quyển khóa luận tốt nghiệp không phải là chuyện dễ dàng vì mình phải viết và tham khảo những tài liệu bằng tiếng Việt – một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ của mình. Tuy nhiên, khi xong buổi bảo vệ Khóa luận tốt nghiệp và được các thầy cô khen thì mình cũng cảm thấy rất là hạnh phúc và tự hào vì đây chính là một bằng chứng đáng tin cậy nhất chứng tỏ việc học tiếng Việt và học tại Việt Nam của mình đã đạt được thành công”.

Sau những nỗ lực, phấn đấu cho công việc học tập và giành được kết quả như ý, giữa tháng 7 Lalitpat sẽ trở về Thái Lan để chuẩn bị sang Anh du học vào tháng 9. Trước khi về nước, cô gái sẽ đi thăm bạn bè, thầy cô để cảm ơn vì đã giúp đỡ mình trong suốt 5 năm học tại Việt Nam.

Du học sinh Thái Lan đậu thủ khoa tại trường ĐH ĐH KHXH&NV Hà Nội.4
Lalitpat Kerdkrung cùng mẹ và bà trong buổi lễ tốt nghiệp tại trường đại học. (Ảnh qua VNE)

Cô cũng chia sẻ về nguyện vọng tương lai của mình rằng sau khi học xong sẽ về làm việc tại Bộ Ngoại giao Thái Lan và có khả năng cao được phụ trách các ban liên quan đến ASEAN cũng như Việt Nam. 

Với những gì bản thân được trải nghiệm và học tập tại Việt Nam, cô muốn chia sẻ lại hình ảnh, văn hóa của nơi này đến người dân, đặc biệt là giới trẻ Thái Lan. 

“Mình hy vọng những gì mình cố gắng làm từ bây giờ, dù rất nhỏ bé nhưng dần dần sẽ góp phần vào việc tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước”, Lalitpat nói.

Chúc Di (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng