Dự án Ecobrick: Biến rác thải nhựa thành “gạch” xây nhà

13/08/18, 11:28 Cuộc sống
Dự án Ecobrick: Biến rác thải nhựa thành “gạch” xây nhà H5

Ecobrick là gạch sinh thái được làm hoàn toàn từ nhựa, là một dự án tuyệt vời để tái chế nhựa thải, biến nó thành một công cụ hữu ích có thể được dùng trong xây dựng. Rất nhiều cộng đồng trên thế giới đã chung tay phát triển dự án này.

Dự án Ecobrick: Biến rác thải nhựa thành “gạch” xây nhà H1
Dự án Ecobrick: Biến rác thải nhựa thành “gạch” xây nhà. (Ảnh: Internet)

Khởi nguồn dự án Ecobrick

Dự án Ecobrick khởi nguồn từ Philippines đang cố gắng phát triển và mở rộng phương pháp này rộng rãi để có thể tận dụng lượng chai nhựa khổng lồ thải ra môi trường và góp phần giảm ô nhiễm nhựa đang ngày càng trầm trọng trên thế giới.

Họ lấy rác thải nhựa mềm như vỏ bánh kẹo, túi nilon rách, ống hút, giấy bóng kính bọc đồ, hộp xốp,… và thêm một số chất phụ gia khác nhồi chặt vào các chai nhựa dùng rồi để biến thành một loại gạch bền, nhiều kích cỡ và rất rẻ tiền.

Những ‘viên gạch’ này đủ chắc chắn để có thể đem xây nhà, xây tường hay để làm các vật dụng nội thất. “Rất dễ làm, không cần kỹ năng cao siêu gì”, họ khẳng định.

Dự án Ecobrick: Biến rác thải nhựa thành “gạch” xây nhà H2
Những ‘viên gạch’ này đủ chắc chắn để có thể đem xây nhà, xây tường hay để làm các vật dụng nội thất. (Ảnh: Internet)

Năm 2010, tại miền Bắc Phillipines, Russell Maier và Irene Bakisan viết nên một bản hướng dẫn đơn giản về cách làm Ecobrick cho người dân địa phương. Bộ Giáo dục nhận thấy tầm quan trọng của ecobrick nên đã đưa bản hướng dẫn này tới tổng cộng 1.700 trường học (tính tới năm 2014).

Việc phát triển ecobrick mạnh mẽ tại Phillipines đã biến nơi đây thành quốc gia tiên phong trong phong trào này, và từ đó Khối liên minh Ecobrick Toàn cầu hình thành. Hiện tại, Khối đã có mặt thêm tại Nam Phi, Zambia, Mỹ và gần đây nhất là Indonesia.

Chế tạo ecobrick rất đơn giản: chỉ cần một chai nhựa hay bất kì hộp đựng nào cũng có thể dễ dàng trở thành một viên gạch, nhồi chặt nhựa vào đó. Bất kì kích cỡ hộp nhựa nào cũng có thể làm ecobrick, nhưng hiệu quả nhất sẽ là các chai nhựa 500 ml, bởi vì loại chai này nhỏ gọn và việc cầm que lèn chặt nhựa vào chai cũng không quá mất sức.

Một số điều lưu ý về gạch ecobrick

Rác thải dính đồ ăn cần phải được làm sạch và phơi khô trước khi đưa vào trong chai làm ecobrick, tránh việc cho thực phẩm phân hủy bên trong.

Không cho thủy tinh, kim loại, giấy hay bất cứ vật liệu có thể phân hủy vào vào trong chai.

Bạn cũng không cần phải tốn thời gian gom rác, chỉ cần mang sẵn một chai nhựa, một cái que theo mình bất cứ đâu là đã có thể tạo ra ecobrick ở mọi nơi mọi lúc! Vừa tránh việc vứt rác thải nhựa đi, ô nhiễm môi trường, lại vừa góp phần tạo nên một viên gạch sinh thái, dùng được vào việc khác.

Những cộng đồng áp dụng mô hình ecobrick thành công

  1. Ngôi làng Besao tại miền bắc Phillipines

Nhân viên bệnh viện Jane Liwan tạo ra một viên ecobrick mỗi ngày để sửa sang lại ngôi nhà vẫn bị hàng xóm chê cười.
Nhân viên bệnh viện Jane Liwan tạo ra một viên ecobrick mỗi ngày để sửa sang lại ngôi nhà vẫn bị hàng xóm chê cười. (Ảnh từ ecobricks)

Nhân viên bệnh viện Jane Liwan tạo ra một viên ecobrick mỗi ngày để sửa sang lại ngôi nhà vẫn bị hàng xóm chê cười. Hai năm sau, ngôi nhà của cô biến thành điểm thu hút khách du lịch và truyền thông địa phương cũng như báo đài thế giới đã tìm tới đây làm phóng sự.

 2. Hòn đảo núi lửa Ometepe tại Hồ Nicaragua, thuộc đất nước Nicaragua xinh đẹp

Dự án Ecobrick: Biến rác thải nhựa thành “gạch” xây nhà H3
Alvaro Molina bất bình với việc rác thải nhựa tràn lan nhưng không có chỗ nào để tái chế, nên đã tiến hành tu sửa khách sạn của mình bằng ecobrick. (Ảnh từ ecobricks)

Alvaro Molina bất bình với việc rác thải nhựa tràn lan nhưng không có chỗ nào để tái chế, nên đã tiến hành tu sửa khách sạn của mình bằng ecobrick. Hiện tại, khu vực Molina sinh sống là địa điểm sạch sẽ nhất đất nước này. Khách sạn của Molina còn có ý tưởng hoạt động vô cùng độc đáo. Nhân viên phải gửi cho khách sạn 2 Ecobrick để được nhận lương. Và khách hàng cần trao đổi ecobrick cho khách sạn để có được mật khẩu Wi-fi.

Từ đó, một cộng đồng kinh tế nhỏ được hình thành qua việc trao đổi và buôn bán những viên gạch tái chế này, để rồi tạo ra một kết quả tuyệt vời, đó là xây dựng thành công một ngôi trường song ngữ cho trẻ em trong vùng mang tên Ometepe Bilingual.

3. Xây trường học hoàn toàn từ Ecobrick tại Quốc gia Guatemala (Trung Mỹ)

Dự án Ecobrick: Biến rác thải nhựa thành “gạch” xây nhà H4
Tại Guatemala, qua dự án xây trường học hoàn toàn từ Ecobrick của một tổ chức xã hội. (Ảnh: Pinterest)

Tại Guatemala, qua dự án xây trường học hoàn toàn từ Ecobrick của một tổ chức xã hội, cùng với sự giúp đỡ của người dân địa phương, 116 ngôi trường được xây hoàn toàn từ Ecobrick đã được tạo ra kể từ năm 2009 đến nay.

  4. Làng Chai Nhựa tại Panama

Dự án Ecobrick: Biến rác thải nhựa thành “gạch” xây nhà H6
Làng Chai Nhựa tại Panama. (Ảnh từ pinimg)

Ngôi làng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện sẽ nằm ở đảo Isla Colon, gồm 120 ngôi nhà, một cửa hàng nhỏ và một nhà văn hóa được làm từ ecobrick. Dự án này đến từ Robert Bezeau, một nhà hảo tâm người Canada.

5. Gia đình Thelfredo Santa Cruz tại Puerto Iguazu, Agentina

Dự án Ecobrick: Biến rác thải nhựa thành “gạch” xây nhà H7
Gần như toàn bộ ngôi nhà của họ được làm từ chai nhựa: từ tường, bàn ăn, ghế ngồi, giường ngủ, thậm chí là bậc ra vào ngôi nhà. (Ảnh: Internet)

Gần như toàn bộ ngôi nhà của họ được làm từ chai nhựa: từ tường, bàn ăn, ghế ngồi, giường ngủ, thậm chí là bậc ra vào ngôi nhà.

Ngoài ra còn rất nhiều những công trình lớn nhỏ từ trường học, nhà ở đến kệ sách, bồn hoa, sân vui chơi… được xây dựng từ Ecobricks ở khắp nhiều nước thuộc Châu Phi như Nam Phi, Cộng hòa Zambia,… hay các nước Đông Nam Á như Indonesia và Philippines.

Dự án cũng đã lan tới tới Việt Nam đầu năm nay. Các bạn có thể vào trang Facebook Việt Nam  của họ để tìm hiểu thêm thông tin.

Hồng Liên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng