Độc đáo ngôi trường thiện nguyện như đóa ban rừng dành tặng trẻ em vùng cao Lũng Luông

09/09/17, 11:08 Cuộc sống

Sau 2 năm với bao tâm huyết của GS Ngô Bảo Châu, các kiến trúc sư cùng dự án “Cơm có thịt” của nhà báo Trần Đăng Tuấn, ngôi trường mái lá xập xệ ở Lũng Luông (Thái Nguyên) đã được thay thế bằng tổ hợp nhà đất xinh xắn, giống như đóa hoa ban rừng dành tặng cho trẻ em vùng cao.

Câu chuyện về cảnh sống nghèo đói ở vùng núi phía Bắc nước mình chẳng còn mới lạ bởi ai cũng biết, nơi đó, nhiều em nhỏ ăn không đủ no, mặc chẳng đủ ấm, cơ sở vật chất nghèo nàn khiến các em phải học tập trong những lớp học ẩm thấp, cũ kỹ.

Từ thực tế ấy, với mong muốn đưa con chữ, kiến thức đến gần hơn với trẻ em vùng cao, giúp các em nơi đây có cuộc sống, tương lai tươi sáng hơn, dự án “Cơm Có Thịt” dưới sự giúp đỡ của rất nhiều nhà hảo tâm đến từ mọi nơi đã góp phần xây dựng nên những ngôi trường vùng cao khang trang, sạch sẽ, giúp các em học sinh có được một môi trường học tập tốt hơn.

Công trình thiện nguyện trường học Lũng Luông do công ty 1+1>2 và kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào chịu trách nhiệm và hoàn thành sau 2 năm. Công trình được thiết kế với ngôn ngữ hiện đại, đường nét tươi mới với tre nứa, mái tôn và sản phẩm gạch đất.

Công trình không chỉ là một sản phẩm kiến trúc của một công ty mà còn là kết tinh của những nỗ lực trong nhiều năm của hoạt động vì trẻ em vùng cao của Quỹ Trò Nghèo Vùng Cao, 1+1>2, Phoenix Fundation.

Phối cảnh công trình tổ hợp trường học được thiết kế bởi kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào và các cộng sự. (Ảnh: Pinterest)

Trường học Lũng Luông là món quà dành cho trẻ em dân tộc vùng cao, nơi có địa hình hiểm trở và thời tiết khắc nghiệt. Mục tiêu của dự án là xây dựng cho các em một ngôi trường tiện nghi, bền bỉ, có thể chống lại sự thất thường của thiên nhiên, tạo niềm hứng khởi mỗi khi đến lớp.

Trường được thiết kế đảm bảo các tiêu chuẩn về giáo dục như chiếu sáng, thông gió, cách âm. Để tiết kiệm kinh phí, độc đáo, tăng khả năng cách nhiệt: mát về mùa hè, ấm về mùa đông, gạch xây dựng đã được làm từ đất tại chỗ, tận dụng lại từ công tác san lấp mặt bằng. Không gian được tổ chức linh hoạt thành các lớp trong – ngoài, rỗng – đặc, không gian tĩnh – không gian động, giữa các khối hòa hợp với nhau.

Mỗi viên gạch xây nên ngôi trường đều được làm từ đất tại chỗ. (Ảnh: ArchDaily)

Ngôi trường hiện lên như một đóa hoa ban rừng, với mầu sắc sinh động, có hiệu ứng thị giác mạnh, mỗi góc nhìn là một cảm nhận khác nhau, đối lập hoàn toàn với cảnh mái lá xập xệ ọp ẹp cách đây 3 năm khiến nhiều người cảm thấy ấm lòng.

Vào 9/8/2016, trên trang fanpage của dự án “Cơm Có Thịt” đã đăng tải dòng status với nội dung: “Niềm vui của thầy trò trường Lũng Luông. Trường Lũng Luông sẽ đẹp. Đang bước vào những công việc chót. Những mảnh ghép cuối cùng của Lũng Luông – Dự án đặc biệt của Cơm Có Thịt. Thầy trò ở bản Lũng Luông, xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên sẽ vui lắm đây” kèm theo những hình ảnh của ngôi trường này đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.

Ngôi trường đẹp như những cánh diều tuổi thơ đang được nâng cánh trên những vùng cao hẻo lánh. (Ảnh: Inhabitat)
Thế nhưng chỉ mới 3 năm trước, diện mao ngôi trường lại khác hoàn toàn, mái la xập xệ, đơn sơ, sân lầy đất sau mỗi cơn mưa… (Ảnh: ArchDaily)

Nhờ có sự cố gắng, giúp đỡ của những nhà hảo tâm và các tình nguyện viên trong dự án “Cơm Có Thịt” của nhà báo Trần Đăng Tuấn, giờ đây, các em học sinh vùng cao không còn phải ngồi trong lớp học tạm bợ nữa mà đã có cơ sở vật chất và bàn ghế đẹp đẽ, tạo niềm hứng khởi cho các em, sự yên tâm cho cha mẹ khi cho con đi học vào những ngày nắng gắt hay mùa đông giá rét.

Trên diện tích xây dựng 1.200 m2, trường có 8 lớp khối tiểu học, 2 lớp mầm non, phòng đa năng, khu văn phòng, ký túc xá cho học sinh, giáo viên, bếp, vệ sinh, sân vườn để phục vụ nhu cầu học tập cho các em vào năm học mới.

Những mái nhà bẳng tre giúp ngôi trường thoáng mát, không còn là những phòng học tạm bợ, trống trải. (Ảnh: Inhabitat)

Những hình ảnh về trường học mới sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội đã khiến nhiều người cảm thấy xúc động và gửi lời chúc mừng. “Một công trình thật đẹp và đầy ý nghĩa. Từ nay các em không phải vất vả sợ nắng gắt hay mưa lớn nữa. Con chữ đã đến gần với các con, cái đói cái nghèo không còn bủa vây những bản vùng cao nữa”, tài khoản R.A. bình luận.

“Các em nhỏ Lũng Luông đã cảm nhận được hạnh phúc! Mong có nhiều Lũng Luông nữa! Ngôi trường đẹp như những cánh diều tuổi thơ đang được nâng cánh trên những vùng cao hẻo lánh! Cảm ơn các bạn đã đem đến một điều thật ý nghĩa”, tài khoản D.T.H. bày tỏ.

“Những con người nhỏ bé nhưng từng ngày nỗ lực để đem đến những điều lớn lao cho các trẻ em vùng cao. Cảm ơn Giáo sư Ngô Bảo Châu cùng những con người tâm huyết mang cái chữ đến với vùng cao”, tài khoản H.N. chia sẻ.

Ngôi trường như đóa hoa ban rừng tặng cho trẻ em Lũng Luông. (Ảnh: ArchDaily)
Ngôi trường chủ yếu sử dụng những nguyên vật liệu gần gũi với thiên nhiên nhưng vẫn đem lại cảm giác tươi mới, hiện đại. (Ảnh: ArchDaily)
Những mái tôn nhiều màu sắc tạo cảm giác tươi mới. (Ảnh: Inhabitat)
GS. Ngô Bảo Châu & KTS. Hoàng Thúc Hào bên trong phòng học với đầy đủ bàn ghế, điện chiếu sáng – một điều kỳ diệu mà “Cơm Có Thịt” đã đem đến Lũng Luông. (Ảnh: ArchDaily)
Khuôn viên sân trường rộng rãi, khang trang tạo không gian vui chơi cho các em học sinh. (Ảnh: ArchDaily)
Trường được thiết kế đảm bảo các tiêu chuẩn về giáo dục như chiếu sáng, thông gió, cách âm… (Ảnh: Kênh 14)

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng